Chọn phôi bonsai đúng cách: Bài học từ những nghệ nhân hàng đầu
![]() |
Ảnh Quốc Huy |
Trong dịp giao lưu hướng dẫn nghệ thuật penjing do ông Robert Steven, Tổng Thư ký Hiệp hội Bonsai Châu Á thực hiện tại Trường Trung học và dạy nghề Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1, ông đã đi thăm một số vườn cây cảnh Hà Nội. Ông nhận xét: "Cây của các bạn đa dạng và quí, nhưng nhìn chung đang ở dạng cây phôi". Tôi thực sự giật mình và suy nghĩ rất nhiều bởi cây ở nhiều vườn cảnh Hà Nội đa phần là những cây tương đối hoàn chỉnh và có giá, tại sao ông lại coi là cây phôi?
Theo suy nghĩ của chúng ta lâu nay thì cây phôi là những cây gieo trồng, khai thác chưa qua xử lý cắt sửa. Những cây này hoặc đang trồng ở ruộng, vườn, hoặc bà con bứng lên đem đến các chợ cây để bán, chúng tôi tạm gọi là cây phôi cấp 1. Từ những cây phôi cấp 1, các vùng có ruộng vườn rộng, họ mua từng xe tải đem về trồng tiếp dăm năm cho cây lớn lên đến tầm trung hay tầm đại, nhưng cũng chưa có sự cắt sửa nào đáng kể, chúng tôi tạm gọi là cây phôi cấp II. Từ cây phôi cấp II, các lò (vựa) mua cây phôi về trồng tiếp xuống vườn để cắt sửa những phần chủ yếu như cắt ngắn cành, sơ bộ lấy cành ngọn, chúng tôi tạm gọi là cây phôi cấp III. Các nghệ nhân cây cảnh thường tập trung đến mua ở các lò này đem về trồng trên chậu, uốn nắn cắt sửa kỹ theo ý đồ nghệ thuật của mình, dần dà trở thành cây cảnh hoàn chỉnh. Những cây này mà coi là cây phôi thì có khắt khe quá không? Tôi nhớ lại dịp đoàn Bonsai Việt tại Mỹ về thăm quê hương, có tổ chức trình diễn nghệ thuật tạo hình cây cảnh. Sau khi xem các cây cảnh Hà Nội, họ có nhận xét: “đều là những cây đắt tiền nhưng chưa có nghệ thuật". Như vậy cũng đồng nghĩa với cây phôi, vì chưa phải là cây cảnh nghệ thuật. Tôi có lơ mơ nhận ra điều gì đó qua sự nhận xét của bạn.
![]() |
Chúng ta cùng đánh giá từ cách chọn phôi bonsai đến cách tạo hinh cây Tùng cối (hắc tùng) ở trang bìa Tạp chí VNHS số tháng 10/2004 (Ảnh Quốc Huy) |
Bây giờ chúng ta cùng nhau đánh giá cây tùng cối (hắc tùng) ở trang bìa Tạp chí VNHS số tháng 10/2004 (Ảnh 2).
Đây là loài cây rất được ưa chuộng ở vùng Bắc Á. Ngày nay tùng cối đã chiếm tỷ lệ khá cao trong các vườn cảnh ở Hà Nội. Thân cây có đường nét kỳ dị mà chắn chắc không phải sẵn có trong thiên nhiên. Rõ ràng là có sự tác động nghệ thuật của con người đặc biệt công phu, không kể kỹ thuật bóc vỏ. Toàn thân cây nhô ra phía tay phải rồi quặt sang phía tay trái. Một cành cây duy nhất xuất phát gần gốc được uốn nhô ra phía tay phải theo nhịp của thân cây rồi cùng quặt về phía tay trái kéo dài xuống dưới miệng chậu. Một nhánh con ở phía bên phải chỉ có tính chất điểm xuyết cho không gian bên phải chứ không thể coi là cành. Như vậy cây có một ngọn và một cành lệch hẳn về bên trái tạo nên sự mất cân đối hoàn toàn để rồi từ cái mất cân đối đó mà tạo nên cái tổng thể hài hòa giữa cành, ngọn và cây. Đây là một trình độ tư duy nghệ thuật, một đầu óc thẩm mỹ rất cao, một sự tưởng tượng phong phú giàu chất hoạ, chất thơ, chất trữ tình mới dám làm và làm ra như vậy. Hẳn chúng ta đều thừa nhận đây là một tác phẩm nghệ thuật cây cảnh đẹp và độc đáo. Đáng chú ý là họ chẳng ghi chủ đề gì cả mà vẫn đủ lôi cuốn.
![]() |
Ảnh Quốc Huy |
Còn chúng ta mặc dầu cây cảnh đời mới đã có những bước cải tiến nhất định, thoát ra khỏi sự tạo bông tán tròn trịa như đĩa xôi theo lối cổ và áp dụng phương pháp cắt chuyển nhịp thân cành, tạo cành thưa, thoáng, cố gắng tạo các cành phóng, buông, sà, quặt... Nhưng đa phần là ta mới tận dụng đường nét sẵn có trong thiên nhiên. Mặt khác chúng ta đang bị chi phối nặng nề bởi lối tạo hình cổ theo luật đăng đối trên nguyên lý của âm dương ngũ hành. Cây phải có 4 cành hướng ra 4 phương đông, tây, nam, bắc, ngọn ở giữa chiếm vị trí trung tâm. Cây chưa đủ 4 cành 1 ngọn thì người làm cũng chưa yên tâm, người thưởng ngoạn cũng không dễ chấp nhận. Ít người dám tạo hình mất cân đối vì sợ cây không có giá. Dù là cây dáng gì cũng phải đảm bảo không khuyết trống, không hở lạnh, nghĩa là cành phải vây bọc kín thân cây. Ngoài sự tận dụng các đường nét trời cho, hầu hết chúng ta chưa có sự kỳ công để tạo ra những nét đột phá, độc đáo, táo bạo của thân, cành mà cây ngoài thiên nhiên không thể có. Cho nên bàn tay của con người trong cây cảnh còn khá mù mờ. Chúng ta đề cao tự nhiên để rồi vô tình rơi vào tự nhiên chủ nghĩa. Mất bao nhiêu công sức uốn sửa để rồi lại có một cây như cây thiên nhiên. Ông Trần Duy Đới trong bài "Tự nhiên hoang dã và tự nhiên nghệ thuật" trên VNHS số 133 đã có lý khi phân tích rõ tự nhiên hoang dã và tự nhiên nghệ thuật. Làm cho cây cảnh được tự nhiên chứ không phải giống như cây thiên nhiên. Cây cảnh của ta nói chung còn lành quá, chân phương quá, vì vậy từ chỗ tránh đơn điệu của lối cổ lại dẫn đến đơn điệu trong lối mới. Qua một số cuộc trưng bày cây cảnh gần đây chỉ có một số cây mới đem ra chứ đa phần chưa có gì mới về nghệ thuật, tức là chưa có đột phá sáng tạo gì mới trong tạo hình nghệ thuật. Đó là điều mà giới thưởng ngoạn trông chờ. Không cẩn thận thì nghệ thuật cây cảnh lại có cơ dậm chân tại chỗ. Sự nhận xét của bạn bè về cây cảnh của ta đa phần còn ở dạng cây phôi đáng để chúng ta suy nghĩ nghiêm túc.
Đương nhiên không phải đi từ cực nọ sang cực kia. Không thể bắt chước y hệt của ai, kể cả sao chép của thiên nhiên. Nhưng đã là cây cảnh nghệ thuật phải có sự sáng tạo đặc biệt của con người để hoàn thiện cái mà thiên nhiên chưa hoàn chỉnh, chưa hề có.
* Ghi chú:
Tiêu đề bài viết và sapo đã được ban biên tập chỉnh sửa và bổ sung nên không còn giữ nguyên theo bài viết gốc
Tin mới
Tin bài khác

Hoa mẫu đơn: Biểu tượng của quyền lực, sự sang trọng và trường thọ

Chất liệu cây cảnh: Yếu tố cơ bản người xưa rất coi trọng

Phòng bệnh cho hoa lan: Hướng dẫn đầy đủ từ giàn trồng đến xử lý bệnh

Cách làm bồn, chậu cảnh bằng xỉ lò, vôi và xi măng đơn giản tại nhà

Chọn phôi bonsai đúng cách: Bài học từ những nghệ nhân hàng đầu

Hoa mẫu đơn: Biểu tượng của quyền lực, sự sang trọng và trường thọ

Chất liệu cây cảnh: Yếu tố cơ bản người xưa rất coi trọng

Phòng bệnh cho hoa lan: Hướng dẫn đầy đủ từ giàn trồng đến xử lý bệnh

Những lưu ý khi trồng, chăm sóc hoa thược dược trong chậu

Kỹ thuật nhân giống lan kiếm bằng tách nhánh

Công nghệ thực tế ảo VR360 trên Tạp chí in - Ngắm bonsai theo cách hoàn toàn mới

Sáng tạo mô hình tiểu cảnh bằng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa độc đáo

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Xây dựng không gian xanh góp phần nâng cao sức khỏe, tinh thần cho bênh nhân và đội ngũ nhân viên y tế

Doanh nghiệp công nghệ chung tay phủ xanh rừng Tây Bắc

Vân Đài: Từ chân ruộng trũng đến cánh đồng sen công nghệ

Khu đô thị Legacy Hill - Không gian sống xanh giữa đại ngàn

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

Không chỉ đẹp mà còn may mắn: Loài hoa “đại cát” khiến cả sân vườn bừng sáng

Cúc Phương mùa tháng 5: Rợp trời bướm trắng, lung linh đom đóm và hành trình trở về với thiên nhiên

Lan kiều vàng: Tuyệt phẩm của núi rừng, mềm mại như một câu thơ lặng lẽ

4 loại cây cảnh người xưa khuyên trồng: Không giàu sang cũng gặp điều lành

Mandala Sen và hành trình nở hoa từ những dấu chấm

Lạc bước giữa khu vườn tầng trệt xanh mát như công viên

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

6 loại cây phong thủy vàng giúp gia chủ rước tài lộc, thịnh vượng vẹn toàn

Gỗ lũa ngàn năm - Hành trình tái sinh văn hoá qua bàn tay nghệ nhân Việt

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Sam hương bonsai: Kỳ mộc được giới chơi cây cảnh đẳng cấp săn lùng

Loại quả hiếm 20 năm mới có một lần, nhiều người trả giá cao cũng không mua được

Hội thi gà tre cảnh Tân Châu 2025: Sân chơi mới cho người yêu gà cảnh ba miền

Thư mời tham gia CLB Truyền thông Việt Nam hương sắc

“Báo động đỏ” với sầu riêng Việt: Cảnh báo nguy cơ từ thị trường xuất khẩu

Cơn sốt dẻ đỏ Ngàn Nưa: Từ loài hoa bình dị của núi rừng trở thành "hiện tượng" trong giới chơi cây cảnh

TP.HCM: Rực rỡ sắc màu tại Lễ khai mạc Festival hoa lan lần thứ 3 năm 2025

5 ngân hàng dẫn đầu trong hỗ trợ tín dụng xanh tại Việt Nam

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Chàng trai Nam Định mang ký ức làng quê Bắc Bộ đi muôn nơi qua mô hình nhà cổ

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

4 tác phẩm sanh cổ ấn tượng của nghệ nhân Phạm Văn Huế ở Nam Định

Chiêm ngưỡng tác phẩm Long Phụng - 16 năm tạo tác cây sanh nghệ thuật

Bác sĩ Cao Tiến Hỷ: Nghệ nhân nuôi chim chào mào giữa lòng phố thị

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc
