Hà Tĩnh: Nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa tại ngôi đền cổ hơn 600 năm tuổi
(VNHS) – Để tỏ lòng thành kính vị nữ trung hào kiệt, người dân Hà Tĩnh và du khách tưởng nhớ, tri ân công đức của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đối với dân tộc.
Đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu được xây dựng vào thế kỷ 13, tọa lạc trên một cồn cát cao có diện tích khuôn viên rộng 5000 m2. Tọa lạc tại thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Năm 1991, đền thờ được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận là Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Nhân kỷ niệm 648 năm ngày mất Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (1377 - 2025), sáng ngày 10/3(11/2 âm lịch). Lãnh đạo UBND TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức lễ dâng hương và tiến hành các hoạt động văn hóa ý nghĩa tại đây.
Lễ hội sẽ diễn ra trong 4 ngày: Từ ngày 7/3 - 10/3 (ngày 8/2 đến 11/2 âm lịch), bao gồm: Phần lễ và phần hội. Trong đó, các nghi thức truyền thống phần lễ gồm: Hầu văn, yết gà, tế lợn, thụ lộc và lễ thả hoa đăng tưởng niệm ngày mất của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.
Phần hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn gồm: Chương trình văn nghệ quần chúng; tổ chức ra mắt công trình số hóa thông tin, quảng bá, giới thiệu di tích đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (công nghệ số thực tế ảo tăng cường VR360), điểm check in tại cầu và bến thả hoa đăng; giải đấu cờ thẻ; bắn pháo hoa…
Ông Phan Công Đính - Trưởng BQL di tích cho biết: Ngôi đền cổ thờ vị “nữ trung hào kiệt” Nguyễn Thị Bích châu hàng năm thu hút 6 đến 8 triệu lượt khách đến không chỉ tham quan, dân hương cầu an mà còn tưởng nhớ, tôn vinh công đức to lớn của bà đối với dân tộc. Qua đó, nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh và khơi dậy tinh thần yêu nước của bao đời nay của người dân Việt Nam gắn liền với phát triển tiềm năng du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã kỳ Anh nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
“Để chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 648 năm ngày mất của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Ban quản lý đền tiến hành chỉnh trang lại khuôn viên trong và ngoài khu di tích, đồng thời lên phương án bố trí hợp lý khu vực kinh doanh, dịch vụ, công tác đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau lễ giỗ… Trong những ngày diễn ra lễ hội BQL tạm ngừng các hoạt động: dâng tấu sớ, xăm thơ... để phục vụ Nhân dân và du khách thập phương về thắp hương và dự lễ giỗ, BQL đã sắp xếp 20 cán bộ Ban Quản lý khu di tích và 60 người thuộc bộ phận thầy giúp lễ ”, ông Bính chia sẽ thêm.
Theo trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin (TX Kỳ Anh)- Bà Hồ Minh Hằng: Trong lễ giỗ lần thứ 648 của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được tổ chức đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, ý nghĩa.
Theo sách sử ghi lại: Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con gái của đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương. Năm Long Khánh thứ nhất (1373), Nguyễn Thị Bích Châu được vua Trần Duệ Tông tuyển làm Tả cung Quý phi, lấy hiệu là Phù Dung. Lúc bấy giờ, chế độ phong kiến nhà Trần suy vong, nhân tài không được trọng dụng, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu thảo bản “Kê minh thập sách” đưa ra được những điểm trọng yếu nhất, thiết thực nhất về đường lối chính trị, văn hóa, quân sự để có thể giúp vua trị vì đất nước.
Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu khuyên ngăn vua không được, bà đã xin đi theo để hộ giá. Trong trận giao chiến với giặc, quý phi đã bị trúng tên độc và từ trần vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng 2 năm 1377.
Ba ngày sau, vì bệnh nặng lại thương tiếc quý phi, nhà vua phiền não nên cũng băng hà. Lúc này, triều đình lập vua mới, Trần Phế Đế lên ngôi. Nhà vua lệnh cho quần thần rước linh cữu vua Trần Duệ Tông về bằng đường bộ, còn linh cữu của Quý phi Bích Châu đi đường biển. Chờ lâu ngày biển vẫn không lặng, triều đình đành xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu và lập miếu thờ quý phi tại núi Ô Tôn, vùng Eo Bạch, huyện Kỳ Hoa, thuộc Châu Hoan, nay là thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh...
Xuân Bắc – Quang Toản
Tin mới


Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

Thị trường thú cưng Việt Nam: Phát triển đa dạng nhưng cần kiểm soát
Tin bài khác

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

5 loại cây cảnh phong thủy để bàn là "trợ thủ đắc lực" cho dân văn phòng thư giãn tinh thần, dễ chăm, hút lộc
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
