Livestream mở đường cho nông sản, sinh vật cảnh Việt Nam trên bản đồ thương mại điện tử
Kinh nghiệm dày dạn và tầm nhìn đón đầu xu hướng
Ông Đỗ Kỳ Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Global Livestream Company (GLC), một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và marketing, đã có những chia sẻ sâu sắc về thực trạng, khó khăn và giải pháp để đưa ngành này hội nhập sâu rộng hơn vào kỷ nguyên số.
Trước khi đồng sáng lập GLC, ông Đỗ Kỳ Sơn đã ghi dấu ấn trong việc xây dựng và phát triển nhiều kênh truyền thông số thành công. Ông là người đứng sau hỗ trợ, định hướng xây dựng kênh YouTube "Hương Sắc Đỗ Sinh" - một kênh Youtube uy tín về sinh vật cảnh - đạt mốc hơn 200.000 lượt theo dõi. Không chỉ dừng lại ở đó, kinh nghiệm của ông còn được minh chứng qua việc xây dựng các kênh truyền thông cho MobileCity, với kênh YouTube đạt hơn 400.000 lượt đăng ký và hệ thống nhiều kênh TikTok khác với hàng trăm nghìn lượt theo dõi.
Với nền tảng vững chắc về công nghệ, marketing online và sự nhạy bén với các xu hướng thị trường, ông Sơn nhận thấy tiềm năng to lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức của ngành nông sản và sinh vật cảnh trên không gian mạng.
![]() |
Ông Đỗ Kỳ Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Global Livestream Company (GLC). |
TMĐT bùng nổ và thách thức cho ngành kinh doanh truyền thống
Ông Sơn nhận định, sự ra đời và phát triển vũ bão của TMĐT đã tạo ra một cuộc dịch chuyển lớn từ thị trường truyền thống, bán hàng offline sang thị trường hiện đại, bán hàng online. Người tiêu dùng ngày càng quen với việc tìm hiểu thông tin và mua sắm trực tuyến. Các nền tảng mạng xã hội và sàn TMĐT, thông qua livestream và video ngắn, đã trở thành kênh bán hàng hiệu quả cho nhiều ngành hàng.
Tuy nhiên, ngành nông sản và sinh vật cảnh lại đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Theo ông Sơn, khó khăn lớn nhất nằm ở việc cập nhật công nghệ cho những người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này. Việc cập nhật công nghệ cho những người hoạt động trong lĩnh vực này gặp phải nhiều trở ngại đáng kể.
![]() |
Trung tâm GLC Livestream. |
Ông Sơn chỉ ra rằng, một phần không nhỏ nông dân và nhà vườn thuộc thế hệ lớn tuổi, vốn không có thế mạnh trong việc tiếp cận công nghệ như giới trẻ hay các ngành nghề khác. Đi kèm với đó là nền tảng kiến thức về công nghệ thông tin, mạng xã hội hay các sàn TMĐT của họ thường còn hạn chế. Thêm vào đó, họ đã gắn bó lâu dài với phương thức sản xuất và kinh doanh truyền thống, chủ yếu là giao dịch trực tiếp, khiến việc chuyển đổi sang mô hình online trở nên chậm chạp hơn.
Một khó khăn khác được nhấn mạnh là sự thiếu vắng các chương trình, chính sách hỗ trợ bài bản và đủ mạnh để giúp họ cập nhật kiến thức, kỹ năng công nghệ cần thiết một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, một đặc thù của ngành hàng sinh vật cảnh là người mua thường có tâm lý muốn xem trực tiếp, "mắt thấy tay sờ" sản phẩm, đặc biệt là đối với những cây cảnh có giá trị.
Ông Sơn nhấn mạnh sự cấp thiết của việc chuyển đổi: "Nếu ngành nông sản và sinh vật cảnh mà không cập nhật, không nâng cấp lên thì có thể sẽ bị tụt lùi và chậm hơn rất nhiều so với các ngành khác, thậm chí càng ngày sẽ càng trì trệ".
Gỡ khó cho nông dân
Xuất phát từ trăn trở đó và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành, ông Đỗ Kỳ Sơn cùng các cộng sự đã thành lập Công ty Global Livestream Company (GLC). Sứ mệnh cốt lõi của GLC là "cập nhật công nghệ và xu hướng mới đến cho những cái người chưa có nhiều kiến thức". Công ty tập trung vào việc "nghĩ ra những giải pháp hoặc là tổ chức những khóa học để mình truyền đạt những cái kiến thức đấy, giảng dạy cho họ, giúp họ bước qua cái rào cản lớn nhất đấy là rào cản về công nghệ".
Một bước đi chiến lược quan trọng của GLC Livestream là hợp tác với Trường Đại học Thành Đô. Sự liên kết này tạo ra một trung tâm vừa đào tạo, vừa thực hành về marketing online và TMĐT ngay tại khuôn viên với diện tích 1000m2 và 30 phòng live chuyên nghiệp. Mô hình này mang lại lợi ích kép: sinh viên được trang bị kiến thức thực chiến, cập nhật xu hướng, thậm chí có thể tạo thu nhập ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, GLC có nguồn lực và không gian để triển khai các hoạt động đào tạo và hỗ trợ cộng đồng, bao gồm cả nông dân và nhà vườn.
![]() |
Một bước đi chiến lược quan trọng của GLC Livestream là hợp tác với Trường Đại học Thành Đô. |
Định hướng và giải pháp cho thị trường nông sản, sinh vật cảnh
Trước thực trạng hiện nay, ông Đỗ Kỳ Sơn khẳng định định hướng cấp thiết cho ngành nông sản và sinh vật cảnh là phải quyết liệt chuyển dịch sang nền tảng trực tuyến. Để hiện thực hóa mục tiêu này và tháo gỡ các nút thắt, ông Sơn đã vạch ra một lộ trình với các giải pháp đồng bộ.
Trọng tâm hàng đầu là tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực số cho nông dân và nhà vườn. Điều này bao gồm việc tổ chức rộng rãi các khóa học về kỹ năng thiết yếu như quay dựng video, sản xuất nội dung số, thực hiện livestream bán hàng, xây dựng và phát triển kênh trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, cũng như kỹ năng tạo và vận hành gian hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT phổ biến. Phía GLC thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ tối đa cho bà con, sẵn sàng cung cấp các khóa đào tạo miễn phí, đồng hành trong quá trình xây dựng kênh và duy trì hỗ trợ dài hạn để giúp họ tự tin làm chủ công nghệ.
Song song với đào tạo, việc xây dựng những cầu nối công nghệ vững chắc cũng được xem là yếu tố then chốt. Ông Sơn đề xuất ý tưởng thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ nông dân, nhà vườn ứng dụng công nghệ số hoặc các trung tâm chuyển giao công nghệ tại địa phương. Đồng thời, cần kêu gọi sự tham gia của những người có chuyên môn, kinh nghiệm về công nghệ, đặc biệt là những cán bộ công nghệ thông tin, giảng viên đã nghỉ hưu, để họ chia sẻ kiến thức và trở thành cầu nối hiệu quả giữa công nghệ cao và người nông dân.
![]() |
Trước thực trạng hiện nay, ông Đỗ Kỳ Sơn khẳng định định hướng cấp thiết cho ngành nông sản và sinh vật cảnh là phải quyết liệt chuyển dịch sang nền tảng trực tuyến. |
Riêng đối với thị trường sinh vật cảnh trực tuyến, một lĩnh vực có những đặc thù riêng, ông Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin và uy tín. Điều này đòi hỏi phải phát triển các kênh đánh giá (review) chất lượng, có những người livestream uy tín, am hiểu về sản phẩm để khách hàng tin tưởng vào đánh giá trực quan khi không thể xem trực tiếp.
Việc đầu tư vào hình ảnh, quay video chi tiết đa góc độ sản phẩm cũng là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, cần đảm bảo hệ thống logistics hiệu quả và an toàn cho việc vận chuyển cây cảnh, kết hợp với chính sách hậu mãi, đổi trả linh hoạt để người mua hoàn toàn yên tâm. Về chiến lược sản phẩm, ông Sơn gợi ý một hướng đi tiềm năng là tập trung phát triển phân khúc cây cảnh giá trị thấp, kích thước nhỏ (bonsai mini) có khả năng sản xuất hàng loạt. Những sản phẩm này rất phù hợp để bán đại trà trên các sàn TMĐT, tiếp cận đông đảo khách hàng, tạo công ăn việc làm và doanh thu bền vững. Các cây giá trị cao hơn có thể tập trung quảng bá qua các kênh như YouTube với nội dung review chuyên sâu.
Cuối cùng, ông Sơn cũng chỉ ra cơ hội từ việc tận dụng sự hỗ trợ từ các nền tảng số và chính sách của nhà nước. Hiện nay, đang có xu hướng các mạng xã hội và sàn TMĐT ưu tiên hiển thị và hỗ trợ các nội dung, sản phẩm liên quan đến nông nghiệp, nông dân. Đây là thời điểm vàng để bà con chủ động xây dựng thương hiệu cá nhân, kênh bán hàng và tiếp cận thị trường online một cách hiệu quả hơn.
Tin mới


AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường

Luật Thuế GTGT 2025: Toàn cảnh những thay đổi, hội viên Hội Sinh vật cảnh Việt Nam không thể bỏ qua
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
