Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc
Doanh thu online vượt 2.500 tỷ NDT mỗi năm
Thương mại điện tử nông thôn Trung Quốc đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Năm 2023, tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến tại khu vực nông thôn vượt 2.500 tỷ nhân dân tệ, tăng gần 13 lần so với 10 năm trước. Một phần đáng kể các đơn hàng đến từ các phiên livestream.
Livestream đã trở thành “nông cụ” mới; điện thoại thông minh trở thành công cụ sản xuất hiện đại, còn lưu lượng mạng được quy đổi thành đơn hàng. Tất cả đã góp phần thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp.
Không chỉ mang lại tăng trưởng sản lượng và doanh thu, cơn sốt livestream còn thay đổi diện mạo người nông dân. Từ người sản xuất đơn thuần, họ trở thành những nhân vật hoạt động trong nền kinh tế số - một phần quan trọng trong chiến lược phục hưng nông thôn toàn diện.
![]() |
Chốt đơn hàng nghìn, cứu doanh nghiệp khỏi thua lỗ
Chiều ngày 12/6, tài khoản Douyin của Bưu điện thành phố Tân Hương (Hà Nam) với hơn 2 triệu người theo dõi phát livestream quảng bá món “ức gà tê cay”. Chỉ vài phút sau khi lên sóng, toàn bộ sản phẩm đã được bán sạch, kèm theo hàng trăm bình luận yêu cầu bổ sung hàng.
Người dẫn chương trình là Trương Ngọc Khánh - nhân viên bưu điện, đồng thời là thành viên đội thương mại điện tử "Youlegou". Cách đây 4 năm, khi livestream bắt đầu phát triển mạnh, anh đã quyết định thử sức với vai trò MC nông sản.
"Trước kia, nông dân phải mang hàng ra chợ, mỗi ngày tiếp xúc vài chục khách. Giờ thì khác, livestream giúp tôi tiếp cận hàng vạn người cùng lúc", Khánh chia sẻ.
Sản phẩm “ức gà” từng khiến công ty chế biến thực phẩm suýt phá sản, nhưng từ khi được quảng bá qua livestream, doanh thu tăng vọt. Chỉ trong một buổi phát sóng, anh đã bán hơn 20.000 phần, giúp doanh nghiệp từ lỗ thành lãi.
“Bí thư làng” lên sóng bán nông sản
Ở khu vực Kim Kiều, Nội Mông, ông Lý Hải Duệ, bí thư thôn Sáng Quang nổi tiếng với “Phòng livestream của Bí thư thôn”. Trong phòng, ông livestream giới thiệu gạo kê, bí đỏ, khoai tây, ngô… với chất giọng nhiệt thành, dễ gần.
Cách đây 5 năm, khi công tác tại thôn khác, ông từng đau đầu vì khoai tây ế. Sau khi thử livestream bán hàng, toàn bộ khoai được bán hết chỉ trong vài ngày. Từ đó, ông tích cực quảng bá đặc sản quê nhà và truyền cảm hứng cho nhiều cán bộ xã khác.
Cầm mic thay cuốc - nông dân thành KOL
Tại huyện Lương Bình (Trùng Khánh), Tang Tuấn - một thanh niên tốt nghiệp đại học đã trở về quê mở kênh livestream từ năm 2015. Sau gần 10 năm, anh trở thành một “hot KOL nông sản”.
“Tôi từng bán đào, đậu, hành, cam xuân… Một buổi phát sóng có thể thu hút đến 300.000 lượt xem. Có đợt cam xuân doanh thu đạt 800.000 NDT trong vài giờ”, Tuấn chia sẻ.
Anh cho rằng: livestream không chỉ đòi hỏi tài ăn nói, mà còn là khả năng kết nối cung - cầu, xử lý logistics và chọn sản phẩm phù hợp. “Không phải sản phẩm nào cũng nên livestream. Có loại phải bán theo lô lớn mới có lời, cần gom nguồn hàng trước khi lên sóng”, anh nói.
![]() |
Hiện huyện Lương Bình đã xây 8 trung tâm thương mại điện tử cấp xã, có hơn 30 doanh nghiệp tham gia, với chuỗi khép kín: sản xuất - đóng gói - đào tạo - bán hàng.
Tại Tân Hương (Hà Nam), chính quyền và Bưu điện hợp tác xây dựng “ngân hàng sản phẩm địa phương” - nơi hơn 300 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký hơn 2.000 mặt hàng đặc sản.
Nhóm livestream “Youlegou” đóng vai trò quản lý chuỗi livestream từ chọn hàng, huấn luyện, đến lên kịch bản quảng bá. Năm 2023, nhóm này giúp 25 sản phẩm đạt trên 10.000 đơn mỗi tháng, trong đó có đậu phụ khô, trứng gà ta, thịt bò khô, bánh gạo…
Tạo hệ sinh thái livestream nông thôn
Theo Giáo sư Vũ Lạp Bình (Đại học Nông nghiệp Trung Quốc), livestream đang trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình hiện đại hóa nông thôn. “Livestream không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập, mà đưa họ vào guồng quay xã hội hiện đại. Họ không còn chỉ là người sản xuất, mà là người bán, người xây dựng thương hiệu", ông nói.
Mô hình này phát huy cùng lúc 5 vai trò lớn: giúp nông dân nhỏ lẻ tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, kết nối các sản phẩm đặc sản địa phương với nhu cầu tiêu dùng thực tế, đưa công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, hỗ trợ người nông dân hội nhập sâu vào nền kinh tế số và góp phần thúc đẩy chương trình phục hưng nông thôn toàn diện.
Để hiện thực hóa các mục tiêu này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Trung Quốc đặt kế hoạch xây dựng khoảng 1.000 trung tâm livestream cấp huyện, đào tạo 10.000 KOL nông thôn và đẩy mạnh kết nối các thương hiệu đặc sản địa phương với hệ sinh thái thương mại điện tử toàn quốc.
Ông Lý Hải Duệ - người từng livestream bán sạch khoai tây, hiện vẫn là một trong những streamer nổi bật của Nội Mông. Ngoài livestream, ông còn quay nhiều video giới thiệu đặc sản quê hương, giúp doanh nghiệp tại làng đạt doanh số hơn 160.000 NDT/tháng.
Cán bộ cấp xã cũng được khuyến khích trở thành “streamer đỏ” – những người vừa hiểu chính sách, vừa có khả năng quảng bá đặc sản địa phương.
Livestream nông nghiệp ở Trung Quốc giờ đây không chỉ đơn thuần là một hình thức bán hàng, mà đang trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái phát triển nông thôn số. Công cụ này giúp nông dân từ sản xuất chuyển sang bán hàng, truyền thông và thậm chí làm thương hiệu cá nhân.
Tin bài khác


Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc
Đọc nhiều

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
