Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Drone bay trên vườn đào, chatbot hỗ trợ gieo trồng, cán bộ thôn viết báo cáo bằng AI - công nghệ đang len lỏi vào từng góc làng quê Trung Quốc. Trong khi nông dân trẻ tìm đến trí tuệ nhân tạo để bù đắp thiếu hụt kinh nghiệm, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh chuyển đổi số từ gốc rễ.
aa

Trong bối cảnh nông thôn Trung Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ, ngày càng nhiều nông dân trẻ và cán bộ địa phương lựa chọn trí tuệ nhân tạo (AI) để giải quyết loạt bài toán nan giải - từ nuôi trồng đến kiểm soát sâu bệnh.

Tại thị trấn Dương Sơn, tỉnh Giang Tô, nông dân 33 tuổi Vương Hoàn quan sát chiếc drone bay lặng lẽ trên vườn đào, ghi lại hình ảnh độ phân giải cao của toàn bộ khu vườn.

Mỗi ngày, những chuyến bay như vậy thu thập dữ liệu hình ảnh, kết hợp với thông tin từ các cảm biến nhiệt độ và độ ẩm đất. Tất cả được đưa vào một thuật toán AI dựa trên nền tảng điện toán đám mây của Alibaba để phát hiện sâu bệnh. Nếu phát hiện bất thường, một drone khác sẽ được điều đến phun thuốc trừ sâu lên vùng bị ảnh hưởng.

“Drone chỉ mất khoảng nửa tiếng để phun thuốc cho toàn bộ 10 mẫu đất của tôi, trong khi nếu làm thủ công sẽ mất đến 5 tiếng,” anh Vương chia sẻ.

Theo The World of Chinese, chỉ vài thập kỷ trước, nông dân Trung Quốc còn phải tra cứu sách vở để ứng phó với thay đổi của ngành nông nghiệp hiện đại. Nay, AI đang giúp thế hệ nông dân trẻ như Vương vượt qua những khó khăn khi làm nghề nông - một nghề nghiệp vốn phụ thuộc vào kinh nghiệm truyền đời. Trong bối cảnh nông thôn đối mặt với dân số già và áp lực tăng năng suất, AI được cả nông dân lẫn chính quyền địa phương coi là công cụ để hiện đại hóa sản xuất và quản lý hiệu quả hơn.

Khi AI bước vào đồng ruộng

Năm 2021, sau nhiều năm làm việc căng thẳng trong ngành thương mại điện tử, Vương trở về quê làm nông. Nhưng anh sớm nhận ra mình không thể bì kịp sức bền và hiểu biết trực giác của các lão nông. “Thế hệ trước dựa vào kinh nghiệm tích lũy hàng chục năm. Với người mới như tôi, không thể chờ cả thập kỷ để học hỏi trước khi bắt đầu trồng trọt,” anh nói.

Với chiếc drone cảm biến đa phổ, Vương thu thập dữ liệu ánh sáng đỏ, vàng và xanh để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây đào - thứ công nghệ mà chỉ vài năm trước còn là điều xa lạ với nông dân Trung Quốc.

AI đang viết lại diện mạo nông thôn Trung Quốc như thế nào?
Drone đa quang phổ của Vương chủ yếu sử dụng dữ liệu từ các bước sóng đỏ, vàng và xanh lam để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây đào. Ảnh: Wang Huan/The World of Chinese.

Tháng 10 năm ngoái, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc công bố Kế hoạch Canh tác Thông minh Toàn quốc, kêu gọi sử dụng AI trong mọi khâu từ trồng trọt, chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh. Đến tháng 2, Quốc vụ viện tiếp tục thúc đẩy bằng cách kêu gọi áp dụng dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT) và các công nghệ tiên tiến khác vào phát triển nông nghiệp thông minh và quản lý nông thôn.

Tại Quảng Đông, thành phố Triệu Khánh đã ra mắt chatbot “Mr. Lan”, hỗ trợ toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc lan. Tại tân khu Hùng An, tỉnh Hà Bắc, chatbot “Hùng Tiểu Nông” cũng được giới thiệu với khả năng tư vấn kỹ thuật trồng trọt và phòng sâu bệnh, dựa trên kho dữ liệu từ các chuyên gia và nông dân kỳ cựu.

Với những nông dân trẻ như Vương, AI không chỉ là công cụ sản xuất mà còn là “trợ lý tinh thần.” “Chúng tôi có thể biết cách bón phân, nhưng khó biết chính xác liều lượng. AI giúp tôi điều chỉnh kali dựa trên hình ảnh drone để quả đào chín đều, ngọt đúng độ,” Vương chia sẻ. “So với cách làm truyền thống, phương pháp dựa trên dữ liệu này khách quan hơn, dễ quản lý diện tích lớn, giá trị kinh tế cũng cao hơn về lâu dài.”

Một số nông dân khác còn áp dụng công nghệ quang phổ cận hồng ngoại để kiểm tra độ chín của sầu riêng. Theo ShineGlobal, nhờ AI, quá trình từng mất 3 ngày giờ chỉ cần 2 tiếng, độ chính xác trong phân loại trái chín tăng từ 50% lên 91%.

Tuy nhiên, chi phí để hiện đại hóa nông nghiệp không hề rẻ. Vương đã đầu tư hơn 200.000 nhân dân tệ (gần 700 triệu đồng) cho một bộ drone và phần mềm, chưa kể phí duy trì hàng năm gần 2.000 tệ. Đây là khoản chi lớn với nông dân làm nhỏ lẻ. “Nếu thuê nhân công, chỉ vài trăm tệ một ngày, nhưng dùng máy móc thì lâu hồi vốn hơn,” anh nói. Hiện Vương đang cho thuê dịch vụ phun thuốc bằng drone để bù đắp chi phí.

AI đang viết lại diện mạo nông thôn Trung Quốc như thế nào?
Một robot hái trà ứng dụng AI tại cánh đồng trà Long Tỉnh ở Hàng Châu vào tháng 4. Hệ thống sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh được đào tạo trên dữ liệu tổng hợp trong 6 năm. Ảnh: VCG.

AI hỗ trợ công việc hành chính ở nông thôn

Bên cạnh tài chính, độ tuổi trung bình của nông dân cũng là rào cản lớn. Tại làng của Vương, khoảng 70% người làm nông đã trên 50 tuổi. Một báo cáo của Guangming Net hồi tháng 2 cho biết, chưa tới 5% nông dân Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng nông nghiệp một cách độc lập.

Trước thực tế này, các chương trình đào tạo do nhà nước hỗ trợ đã được triển khai tại nhiều vùng nông thôn.

Tháng 4 vừa rồi, Tencent phối hợp chính quyền tỉnh Quảng Đông tổ chức khóa đào tạo AI cho hơn 200 cán bộ cấp cơ sở tại huyện Tử Kim. Học viên được hướng dẫn cách điều chỉnh liều lượng thuốc trừ sâu, viết báo cáo nhờ trợ lý AI.

Tại thôn Song Thạch, tỉnh Tứ Xuyên, Phó bí thư chi bộ Triệu Lâm (37 tuổi) cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ xã về các công cụ AI phổ biến như DeepSeek. “Chúng tôi muốn giúp họ làm quen với công nghệ và ứng dụng vào công việc hằng ngày,” anh nói.

AI đang viết lại diện mạo nông thôn Trung Quốc như thế nào?
Tencent tổ chức các khóa "phổ cập" AI cho nông dân ở vùng nông thôn Chiết Giang. Ảnh: Xiaohongshu.

Thôn Song Thạch có gần 3.000 dân nhưng chỉ 5 cán bộ phụ trách báo cáo về trợ cấp, sản lượng mùa vụ, đăng ký nông hộ tới 13 cơ quan cấp trên. “Dữ liệu người dân cung cấp rất thực tế nhưng lộn xộn,” Triệu chia sẻ. Vì phần lớn là người cao tuổi, nhiều hộ vẫn ghi chép tay, khó đọc và xử lý. Giờ đây, nhóm cán bộ dùng AI để chụp, chuyển đổi nội dung ghi tay thành văn bản số. “Trước kia dùng phần mềm nhận diện ký tự (OCR) nhưng hiệu quả thấp, còn giờ thì AI phân tích, tổng hợp và viết lại rất nhanh.”

AI cũng hỗ trợ viết báo cáo cho cán bộ. “Chỉ cần nhập đề tài, DeepSeek sẽ tạo bản nháp. Cán bộ chỉ chỉnh sửa chút là xong,” Triệu nói. Tuy nhiên, công nghệ không phải lúc nào cũng hoàn hảo. “Tôi từng yêu cầu AI viết đề án đầu tư nông nghiệp triệu tệ. Kết quả chỉ là bản sao chép lan man, nghe có vẻ thuyết phục nhưng nội dung rỗng tuếch,” anh kể.

Theo Triệu, các mô hình AI nông nghiệp vẫn thiếu dữ liệu chất lượng cao để cải thiện hiệu quả. “Càng nhiều dữ liệu, AI càng thông minh.”

“Bộ não thông minh” cho làng quê

Economic Daily hồi tháng 4 cũng chỉ ra, AI không thể tự mình cách mạng hóa nông nghiệp. Nó cần kết hợp với IoT, dữ liệu lớn và cơ giới hóa hiện đại.

AI đang viết lại diện mạo nông thôn Trung Quốc như thế nào?
Tại một lễ hội trà ở Chiết Giang, khách tham quan có thể tương tác với chatbot AI để khám phá lịch sử, văn hóa và kỹ thuậ trồng trà. Ảnh: VCG.

Tại Song Thạch, hệ thống nông nghiệp thông minh đã được xây dựng từ vài năm trước. Cảm biến trong ruộng rau liên tục ghi nhận hàng trăm chỉ số môi trường, sau đó chuyển cho các nhà nghiên cứu Đại học Khoa học - Công nghệ Tây Nam phân tích. Họ sẽ tư vấn loại nước, phân và thuốc phù hợp theo mùa. Sau thu hoạch, AI giúp tính toán giá thị trường tối ưu.

Tại một lễ hội trà ở Chiết Giang, khách tham quan có thể trò chuyện với chatbot AI để tìm hiểu lịch sử, văn hóa và kỹ thuật trồng trà.

Triệu hình dung AI như “bộ não thông minh” điều khiển ngôi làng kỹ thuật số, kết nối dữ liệu qua IoT, 5G và điện toán đám mây.

Tại đây, các cảm biến thu thập dữ liệu về đất, nước và thời tiết suốt ngày đêm, rồi truyền về cho các mô hình AI để đưa ra những gợi ý cụ thể. “Không có dữ liệu thì ngay cả AI thông minh nhất cũng vô dụng”, ông nói. “Chỉ khi bốn hệ thống đó hoạt động cùng nhau thì mới tạo ra giá trị thực sự cho sản xuất”.

Anh Vương - nông dân trẻ - đồng tình với quan điểm đó. Anh cho rằng AI giống như một trợ lý hơn là người thay thế hoàn toàn con người. Đầu tháng này, anh phát hiện dù AI có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh rõ rệt bằng công nghệ nhận diện màu sắc, nhưng lại bỏ sót những thay đổi tinh tế mà một nông dân dày dạn kinh nghiệm có thể nhận ra chỉ qua cái nhìn lướt qua. Ngoài ra, trong khi AI làm tốt các công việc đều đặn như bón phân, phun thuốc, làm cỏ thì các việc không định kỳ như hái trái hay đóng gói vẫn cần đến bàn tay con người.

Kể từ đó, Vương đã bắt đầu nhập dữ liệu về lượng thuốc trừ sâu, thời tiết và độ ẩm đất vào hệ thống nông nghiệp thông minh của mình để cải thiện độ chính xác dự đoán, đồng thời luôn kiểm tra lại các con số một cách thủ công.

“Không phải AI giúp bạn khỏi cần ra đồng. Bạn phải học cách sử dụng AI sao cho hiệu quả trước đã, rồi tích lũy thêm kinh nghiệm trồng trọt và kỹ năng liên quan”, anh nói. “AI có thể định hướng tổng thể, nhưng con người vẫn giữ vai trò quyết định ở những chi tiết cụ thể”.

Việt Anh

Tin bài khác

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Mô hình “vườn ký gửi - làm nông online" bùng nổ ở Trung Quốc nhờ đánh trúng nhu cầu ăn sạch, sống chậm và cá nhân hóa trải nghiệm nông nghiệp giữa lòng đô thị.
Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Căn nhà cổ hơn 400 năm tuổi ở Trung Quốc được xây hoàn toàn từ gỗ kim tơ nam mộc - loại gỗ quý hiếm từng chỉ dùng trong cung điện xưa. Dù được định giá gần 3.000 tỷ đồng, chủ nhân vẫn quyết giữ lại để bảo tồn, bởi ngôi nhà vẫn bền chắc, thơm tự nhiên qua hàng thế kỷ.
Trung Quốc: Không cần ra đồng vẫn sở hữu một thửa ruộng với mô hình "trồng cây trên mây"

Trung Quốc: Không cần ra đồng vẫn sở hữu một thửa ruộng với mô hình "trồng cây trên mây"

Không cần ra đồng, người dân Trung Quốc vẫn có thể “trồng cây trên mây” - thuê đất, chọn giống, theo dõi chăm sóc từ xa và nhận nông sản tại nhà nhờ mô hình nông nghiệp số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Xem thêm
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội.
Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội. Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín đã diễn trong không khí trang trọng, đầm ấm.
Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Từ năm 2026 đến 2031, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm hoàn toàn nhiều loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa.
Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Căn nhà cổ hơn 400 năm tuổi ở Trung Quốc được xây hoàn toàn từ gỗ kim tơ nam mộc - loại gỗ quý hiếm từng chỉ dùng trong cung điện xưa.
Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Liên danh Công ty CP Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức đối tác công tư.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại" sang Anh, Mỹ.
Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Trong hàng chục quý gần đây, mặc dù doanh thu luôn trên 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Phân bón Quốc tế Âu Việt phổ biến dao động quanh 2-4 tỷ đồng.
Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000
"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

10 năm kiên trì khởi nghiệp, anh Vũ Văn Quân (SN 1990),TP. Hải Phòng đã vươn lên trở thành chủ nhân của trang trại cá Koi lớn nhất Hải Phòng.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Điều khiến Hồ Tây trở nên đặc biệt hơn cả, chính là cảnh sắc bốn mùa thay đổi, mà nổi bật nhất là mùa sen tháng sáu và thung lũng hoa nở rộ quanh năm.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm