Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"
Tập đoàn Nhật đề xuất hợp tác sản xuất matcha tại Việt Nam
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên mới đây đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Công ty Cổ phần Morigana Nutritional Foods Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Morigana Milk Industry (Nhật Bản), doanh nghiệp có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sữa và thực phẩm dinh dưỡng.
Trong quá trình khảo sát vùng nguyên liệu tại Thái Nguyên, doanh nghiệp Nhật đã nghiên cứu và đề xuất phát triển sản phẩm nước uống matcha, tận dụng lợi thế về cây chè của địa phương. Công ty bày tỏ mong muốn hợp tác với Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công để sản xuất matcha đạt tiêu chuẩn Nhật Bản, nhưng có giá thành phù hợp với thị trường Việt Nam.
Đại diện công ty cũng đề xuất kết nối Thái Nguyên với một địa phương nổi tiếng về trà của Nhật Bản nhằm thúc đẩy liên kết và mở rộng giao thương trong lĩnh vực chế biến chè.
Trước đề xuất của doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên cam kết đồng hành, hỗ trợ tối đa cho Công ty trong công bố sản phẩm y tế, các thủ tục xuất, nhập khẩu cũng như thủ tục hành chính, đầu tư, trên cơ sở quy định của pháp luật.
![]() |
Một góc vùng chè La Bằng ở Thái Nguyên. Ảnh: Báo Thái Nguyên. |
Vùng nguyên liệu trọng điểm, trung tâm chế biến chè của Việt Nam
Thái Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước với hơn 22.000 ha chè. Trong đó, diện tích chè VietGAP và hữu cơ đạt gần 5.150 ha, chiếm khoảng 23% tổng diện tích. Trung bình mỗi năm, tỉnh trồng mới hoặc trồng lại khoảng 500 ha chè, đưa tổng diện tích chè giống mới lên hơn 18.300 ha, tương đương gần 83%.
Cả tỉnh hiện có 38 doanh nghiệp, 163 hợp tác xã, 251 làng nghề truyền thống và hơn 91.000 hộ tham gia chế biến chè xanh, trong đó có nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Theo quy hoạch phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050, Thái Nguyên được xác định là trung tâm chế biến chè của cả nước. Giai đoạn 2025–2030, tỉnh đặt mục tiêu nâng diện tích chè lên 24.500 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 300.000 tấn/năm. Khoảng 70% diện tích sẽ đạt tiêu chuẩn GAP hoặc hữu cơ, 70% được cấp mã số vùng trồng. Dự kiến, tổng giá trị sản phẩm từ cây chè sẽ đạt khoảng 25.000 tỷ đồng vào năm 2030.
“Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc từ 2006, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Các địa danh có chỉ dẫn địa lý tiêu biểu như Tân Cương, La Bằng, Trại Cài, Vô Tranh, Phổ Yên giúp phân loại và gia tăng giá trị sản phẩm.
Tân Cương là vùng sản xuất được xem là “thương hiệu chè đầu ngành”, nổi tiếng với hương thơm tự nhiên, vị chát nhẹ, hậu ngọt sâu.
Theo World Tea News, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với khoảng 125.000–140.000 tấn/năm, doanh thu từ 220-240 triệu USD/năm . Thị trường chủ lực là Pakistan (chiếm khoảng 40% sản lượng), tiếp theo là Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Mỹ.
Tin mới

Tin bài khác

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?
Đọc nhiều

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
