Báo chí thiếu thông tin từ chính quyền và ngân sách để làm tuyên truyền.

Tạp chí Việt Nam Hương sắct xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị toàn quốc về công tác truyền thông chính sách, tổ chức ngày 24/11/2022.
aa

Tạp chí Việt Nam Hương sắc xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị toàn quốc về công tác truyền thông chính sách, tổ chức ngày 24/11/2022.

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Kính thưa Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam

Kính thưa các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Trung ương và Địa phương

Thưa các đồng chí

Báo chí cách mạng thì cách mạng ở chỗ tiên tiên phong, đi đầu. 97 năm qua đã như vậy và sẽ tiếp tục như vậy.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn

Báo chí phải phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội nước ta, không biến dòng phụ thành dòng chính. Dòng chính của chúng ta đang là tốt, bởi vậy phải lan toả cái tốt, tạo ra đồng thuận xã hội, tạo niềm tin xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, niềm tin vào chế độ. Niềm tin xã hội là một sức mạnh, làm mất niềm tin xã hội là làm xói mòn sức mạnh quốc gia.

Báo chí cũng phải nói cái xấu, phê bình cái xấu trong xã hội. Tỷ lệ tin bài loại này dưới 10% thì không làm xói mòn niềm tin, nhưng đủ sức cảnh báo, đấu tranh với cái xấu. Tỷ lệ này mà trên 30%, cái xấu sẽ được cảm nhận là cái chính trong xã hội.

Báo chí không chỉ đưa tin, mà còn là các bài phân tích, đề xuất các giải pháp. Có người gọi là báo chí giải pháp. Tạo ra các không gian cho người dân, chuyên gia tham gia tranh luận, tìm kiếm giải pháp, chính sách để phát triển đất nước. Đây sẽ là đóng góp mới của báo chí.

Tỷ lệ các bài về tuyên truyền chính sách chưa cao. Tin tức về giải trí đang là cao nhất. Nếu người dân không biết, không hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ thì hoặc người dân không làm, hoặc làm lại không đúng. Chính sách không được giải thích, không đến được mọi người dân làm sao chính sách thành công được. Rồi còn truyền thông pháp luật, truyền thông vì các lợi ích công cộng, truyền thông ứng phó, thích nghi với các tình huống khẩn cấp, truyền thông dịch vụ công của chính phủ, truyền thông hình ảnh quốc gia, bộ ngành, địa phương... Còn nhiều truyền thông mà chúng ta chưa làm. Báo chí cũng phải nhận lỗi việc này.

Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên nói đến khát vọng Việt Nam. Khát vọng hùng cường thịnh vượng, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI. Báo chí hãy nhận lấy một sứ mệnh mới, đó là khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam, biến khát vọng này thành sức mạnh tinh thần để xây dựng đất nước.

Báo chí là một phương tiện truyền thông. Còn công tác truyền thông là việc của chính quyền các cấp. Công tác truyền thông bao gồm việc đưa thông tin gì ra cho báo chí, sử dụng phương tiện truyền thông nào, tức là lập kế hoạch truyền thông và bố trí ngân sách cho truyền thông. Từ trước đến nay, vẫn có sự nhầm lẫn là báo chí làm công tác truyền thông, và vì thế, chính quyền các cấp không làm công việc này. Do vậy mà hay xảy ra khủng hoảng truyền thông của các cấp chính quyền. Báo chí khi làm tuyên truyền thì thiếu thông tin từ chính quyền, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ chính quyền. Tức là, báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền.

Báo chí cách mạng thì cách mạng phải nuôi

Các báo đài chưa tự chủ tài chính thì được chính quyền các cấp bố trí ngân sách. Nhưng những báo đài lớn, có ảnh hưởng lớn tới xã hội, đang tự chủ tài chính, lại không có tiền thường xuyên từ ngân sách, cũng không có đặt hàng từ ngân sách. Các báo đài này đang dựa trên thị trường gần như 100%. Và dễ có xu thế trở thành báo chí thị trường.

Nếu gộp lại cả báo đài tự chủ và chưa tự chủ tài chính, ngân sách nhà nước chỉ chiếm 23% tổng thu của báo đài, 77% còn lại là do báo đài thu từ dịch vụ. Tức là, cái dạ dày của báo chí đang được thị trường nuôi tới 77%.

Nhưng vấn đề hiện nay là phần thu dịch vụ của báo chí, nhất là từ quảng cáo, ngày càng bị mất vào tay các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. 80% quảng cáo trực tuyến đã mất vào tay các nền tảng này, báo chí của chúng ta chỉ còn 20%. Nếu xét toàn bộ thị trường quảng cáo trên các loại phương tiện truyền thông thì báo chí của chúng ta chỉ còn 40%. Nguồn thu đang bị suy giảm mạnh (hàng chục ngàn tỷ đồng), báo chí đang rất khó khăn, và vì thế mà cần hơn nữa đặt hàng từ Nhà nước.

Về đầu tư cho báo chí cách mạng

Trước đây, chúng ta quan niệm làm báo chỉ cần cây bút, tờ giấy, do vậy không cần đầu tư nhiều cho các cơ quan báo chí, có chăng thì cho cái nhà. Nhưng điều này không còn đúng nữa. Bây giờ mà không có công nghệ là không thể làm báo. Làm truyền hình thì còn cần đầu tư công nghệ nhiều hơn nữa. Mạng xã hội, nền tảng số đang lấn sân báo chí chính là do họ mạnh về công nghệ. Tụt hậu về công nghệ là không thể giữ được người đọc, là mất báo chí cách mạng. Bởi vậy, các cơ quan chủ quản báo chí phải quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ cho các cơ quan báo chí. Chiến lược Chuyển đổi số báo chí mà Thủ tướng Chính phủ sắp phê duyệt là để hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn. Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là tới lĩnh vực truyền thông, nó phá huỷ mô hình truyền thông truyền thống. Báo chí muốn tồn tại được phải chuyển đổi số, phải trở thành một tổ chức công nghệ. Công nghệ phải chiếm tới 30% hoạt động của một cơ quan báo chí. Đã đến lúc phải đầu tư mạnh mẽ công nghệ cho các báo đài để giữ vững trận địa. Hiện nay, mỗi năm đầu tư cho báo chí là chưa đến 0,2% tổng chi đầu tư của ngân sách, là mức rất thấp, khoảng trên 1.000 tỷ đồng.

Nhận thức lại về công tác truyền thông

Công tác truyền thông là một việc, một chức năng của chính quyền các cấp. Không những vậy, trong thời đại truyền thông xã hội, khi ai cũng có thể là tờ báo, là đài truyền hình, thì công tác truyền thông là một việc, một chức năng rất quan trọng của chính quyền. Chính quyền các cấp phải có bộ phận chuyên trách làm công tác truyền thông. Bộ phận này có thể đứng riêng, có thể đưa về một vụ, một sở. Sở TT&TT tại các địa phương là làm quản lý nhà nước về báo chí, chứ không phải làm công tác truyền thông. Tỉnh muốn giao chức năng này về sở TT&TT thì phải bổ sung chức năng, nhân lực, vật lực để làm. Người phụ trách công tác truyền thông của các bộ ngành, địa phương ít nhất cũng phải cấp vụ phó, phó giám đốc sở, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Vì công tác truyền thông là một chức năng của chính quyền các cấp, vậy nên truyền thông phải là một mục trong chi phí. Chính quyền các cấp phải có ngân sách dành riêng cho truyền thông, cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Tăng thêm ngân sách cho truyền thông, cả chi thường xuyên và đầu tư, trong lúc này là rất cần thiết để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực, sẽ giúp cho báo chí hoàn thành được nhiệm vụ tạo nên đồng thuận xã hội, niềm tin và khát vọng Việt Nam. Đầu tư cho báo chí, truyền thông sẽ là đầu tư hiệu quả nhất. Vì nó tạo ra sức mạnh của nhận thức, sức mạnh của tinh thần.

Kính thưa các đồng chí

Bộ TT&TT, ngành TT&TT, báo chí cách mạng, giới truyền thông toàn quốc trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính đã cho phép tổ chức hội nghị toàn quốc để bàn về công tác truyền thông chính sách của Chính phủ. Thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng đối với công tác truyền thông. Sau hội nghị này, chính quyền các cấp sẽ có sự thay đổi nhận thức về công tác truyền thông, coi truyền thông là một chức năng quan trọng của chính quyền, trực tiếp làm chủ công tác truyền thông, bổ sung các nguồn lực cho truyền thông, thì chất lượng truyền thông chính sách sẽ có sự thay đổi căn bản về chất. Các cơ quan báo chí cũng sẽ có động lực mới, nguồn lực mới để làm tốt hơn truyền thông chính sách của chính quyền các cấp.

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Xin cảm ơn các đồng chí!

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Ngọc Linh ghi

Tin mới

CLB Hoa Nhài Việt Nam kỷ niệm 2 năm thành lập: Xây nền vững – Dựng tầm cao

CLB Hoa Nhài Việt Nam kỷ niệm 2 năm thành lập: Xây nền vững – Dựng tầm cao

Sáng ngày 29/6/2025, tại Hưng Yên, Câu lạc bộ (CLB) Hoa Nhài Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 2 năm ngày thành lập (24/6/2023 – 24/6/2025), đánh dấu một chặng đường đầy tâm huyết trong hành trình bảo tồn, phát triển và lan tỏa giá trị văn hóa của loài hoa thanh khiết: Hoa nhài, trong đời sống tinh thần và nghệ thuật của người Việt.
Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Bài viết phân tích vai trò trung tâm của cải cách hành chính trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã tại Hà Nội.
AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu

AgroChemEx Vietnam 2025 chính thức khai mạc tại TP.HCM với sự góp mặt của hơn 350 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Triển lãm quốc tế phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp mở ra không gian kết nối công nghệ – thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh Việt Nam.

Tin bài khác

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 bằng các hành động cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, xây dựng Đề án tổng thể về sản xuất trồng trọt phát thải thấp giai đoạn 2025–2030 là bước đi quan trọng, giúp chuyển đổi tư duy, quy trình canh tác và tạo nền tảng pháp lý đồng bộ nhằm giảm phát thải, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường sống.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục hỗ trợ người nông dân, thúc đẩy sản xuất và phát triển nông thôn.
Khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường

Khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường

Mới đây, tại Hà Nội, ông Trần Quý Kiên - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển đổi số và các đơn vị liên quan nhằm đánh giá tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hiện tại và thảo luận định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Xem thêm
Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hơn 10 năm qua, doanh nhân Phạm Thanh Việt – Giám đốc Công ty TNHH Starphar, người sáng lập Ba Bảo Farm – đã kiên trì phục dựng văn hóa chọi gà.
Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm tự hào mang đến những tuyệt tác đá quý tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật chế tác và phong thủy ứng dụng.
Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Anh Nguyễn Văn Tiên (sinh năm 1996) ở Hải Hậu, Nam Định, nổi tiếng với nghề làm mô hình tiểu cảnh tái hiện những ngôi nhà cũ, giữ gìn ký ức tuổi thơ.
Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Doanh nhân – nghệ nhân ưu tú Đức Tân xem gốm không chỉ là sản phẩm ứng dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa của mình tạo nên.
Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Từ kỹ thuật đến triết lý, cây cảnh Việt Nam không chỉ là thú chơi thanh nhã mà còn là một hình thái nghệ thuật mang đậm tinh thần Á Đông.
Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Trong những năm gần đây, hoa - cây cảnh không chỉ đơn thuần là thú chơi tao nhã mà đang trở thành một ngành kinh tế giàu tiềm năng tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

ừ vỏ xoài thành phân bón, từ phế phẩm thành tài nguyên – câu chuyện đang diễn ra tại Đồng Tháp là một lát cắt sống động của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Theo Luật Giao dịch điện tử 2023 và hướng dẫn của Cục Thuế, từ ngày 01/7/2025, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử là yêu cầu bắt buộc trong các giao dịch
Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh đang chuyển động tích cực, từng bước định hình tương lai mới cho ngành nông nghiệp địa phương: Một tương lai xanh, sạch và bền vững.
Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, sơ kết công tác Hội, phong trào nông dân 6 tháng.
Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa triệt phá thành công một vụ án buôn lậu quy mô lớn, liên quan đến mặt hàng cây dó bầu loài thực vật quý hiếm.
Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Hiện nay, trên nhiều cánh đồng tại tỉnh Hà Tĩnh, ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ dày đặc, gây hại nghiêm trọng đến lúa Hè Thu vừa gieo cấy.
Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Từ sản xuất nhỏ lẻ sang làm kinh tế bài bản, nông dân Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng: hiểu luật để tuân thủ, áp dụng công nghệ để tối ưu.
Đạm Hà Bắc bao giờ sạch lỗ lũy kế?

Đạm Hà Bắc bao giờ sạch lỗ lũy kế?

Lỗ lũy kế của doanh nghiệp tính đến 31/3/2025 vẫn còn khoảng 2.088 tỷ đồng, gấp nhiều lần mức lãi mục tiêu của năm.
Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây ăn quả hay cây cảnh giá trị không còn là câu chuyện hiếm gặp ở Việt Nam.
Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Lan Ngọc Điểm không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn bởi khả năng thích nghi và phát triển trong điều kiện khí hậu đô thị.
Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Dưới đây là 4 làng cá cảnh tiêu biểu, nơi lưu giữ tinh hoa nghề cá cảnh và mở ra những tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn. ​​​​​​​
Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Bén duyên với dòng chó Bully từ niềm đam mê cơ bắp săn chắc, anh Phạm Thanh Giang (TP.Cần Thơ) đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi Exotic Bully.
Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Trồng cây trong sân, là gieo phúc trước cửa. Người xưa tin rằng, có những loài cây không chỉ tỏa bóng mát mà còn là "trấn vật sống", thu khí lành, giữ vận tốt.
5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Với gần 600 làng nghề sinh vật cảnh, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành cây cảnh, từ thú chơi truyền thống thành ngành kinh tế quy mô lớn.
Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Không chỉ mang vẻ đẹp mỹ miều, làng hoa Tây Tựu còn đóng góp những giá trị kinh tế vô cùng quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp đô thị.
Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Tận dụng cành lá dừa nước tưởng chừng bỏ đi, các nghệ nhân ở Hội An (Quảng Nam) đã biến chúng thành những bức tranh "xuyên sáng" độc đáo để bán cho du khách.
Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài

Dưới đây là 3 loại cây cảnh nên trồng trong nhà để đón may mắn, giữ gìn sức khỏe và thu hút vượng khí quanh năm.
Festival Sinh vật cảnh TP Dĩ An lần thứ II: Lan tỏa giá trị xanh, kết nối văn hóa và thương mại

Festival Sinh vật cảnh TP Dĩ An lần thứ II: Lan tỏa giá trị xanh, kết nối văn hóa và thương mại

Ngày 21/6 đã diễn ra Festival Sinh vật cảnh TP Dĩ An lần thứ II tại Quảng trường Xanh - vòng xoay Thái Bình, phường Đông Hòa, tỉnh Bình Dương.
Xem thêm