Làm gì để bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão
Mùa mưa bão đang đến gần, đặc biệt dưới tác động của hiện tượng El Nino, các cơn bão cũng bất thường hơn và khó đoán định hơn. Mưa lớn, dông lốc có thể khiến cây xanh đô thị bị gãy đổ, tiềm ẩn nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và gây thiệt hại lớn về tài sản. Làm gì để bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão là vấn đề nhiều người quan tâm.
Trên các tuyến đường phố Hà Nội, hàng cây xanh được trồng hai bên đường hiện nay chủ yếu là cây sấu, xà cừ, phượng, bằng lăng... Những loại cây này rất dễ gãy nhánh khi gặp mưa to, gió lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.
Cây xanh gãy đổ vào mỗi mùa mưa bão phần lớn thuộc diện bị sâu bệnh, rễ, gốc cây không bám sâu vào lòng đất. Dù đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng qua mỗi cơn dông kèm lốc mạnh, tình trạng cây xanh bị đổ, gãy vẫn cứ xảy ra.
Hàng loạt cây xanh bị gãy đổ trong cơn dông tối 20/4 vừa qua tại Hà Nội
Mới đây, tối 20/4, tại khu vực Hà Nội, mưa dông kéo dài đã khiến hàng loạt cây xanh trên các tuyến phố Quán Sứ, Tràng Thi, Bà Triệu, Nhà Chung, Gia Lâm, Hà Đông…. đổ gãy, nhiều ô tô bị cây đè lên bẹp rúm, thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay tại nhiều đô thị lớn tại Việt Nam, môi trường sống của cây xanh đang bị xâm hại nghiêm trọng. Nguyên nhân do phát triển đô thị, hạ ngầm các công trình, nên diện tích đất dành cho trồng cây bị thu hẹp. Rễ cây không thể cắm sâu mà chỉ cắm ngang vào đất. Khi phát triển ngang, rễ cây cũng bị chặt đứt trong quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cây xanh đô thị dễ bị đổ gãy khi có tác động của mưa lớn và lốc xoáy.
Còn tùy tiện trong cách trồng cây
Theo PGS.TS Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp, cây xanh đô thị cũng như các công trình nhà cửa hay các công trình hạ tầng khác. Khi hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra, cụ thể là trận mưa dông mới đây ở Hà Nội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây xanh đô thị là điều khó tránh khỏi. Chúng ta phải nhìn nhận một cách tổng thể, với cây xanh đô thị thì phải có biện pháp quản lý tốt từ khâu chọn giống cho đến thiết kế trồng cây trong đô thị như thế nào.
Đặc biệt, đối với cây trồng đường phố. Loại cây này bị tác động bởi yếu tố hạ tầng, yếu tố con người thường xuyên, cho nên cần phải theo dõi một cách chặt chẽ. Cây trồng đô thị ở Hà Nội cũng như các thành phố lớn, nhiều nơi quan tâm đến việc trồng cây nhưng mới chỉ ở đoạn ngọn còn đoạn gốc thì chưa quan tâm. Việc đưa chủng loại cây nào vào trồng trong đô thị, những loại cây nào nên sử dụng trồng ở đường phố, nhiều nơi vẫn rất rất lúng túng. Việc quy hoạch, lựa chọn các loại cây trồng cũng chưa được chú ý nhiều.
Cây cổ thụ bị bật gốc, ngã đổ vào chiếc xe ô tô đỗ ven đường
Theo ông Hà, thiết kế trồng cây tại các đô thị cần phải có những quy định cụ thể, từ đơn vị trồng đến người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để đứng ra để làm các công việc liên quan đến trồng và chăm sóc cây đô thị. Người làm công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, thi công trồng cây xanh đô thị phải được đào tạo chuyên môn về cây xanh đô thị, thậm chí cần phải có chứng chỉ hành nghề về cây xanh đô thị. Đây chính là cái gốc để tương lai có một hệ thống cây xanh đô thị khoẻ mạnh, an toàn và chất lượng cảnh quan tốt.
“Hiện ở Việt Nam phần lớn là làm theo kinh nghiệm. Nơi thì giao cho Sở Xây dựng quản lý, nơi thì giao cho Sở Giao thông vận tải quản lý. Thông thường, khi thi công đường, sau khi hoàn thành dự án, họ đào 1 cái hố nhỏ để trồng cây. Vài năm đầu cây sống bình thường, nhưng 5-10 năm sau đó lại xuất hiện nhiều vấn đề bởi chất lượng cây và kỹ thuật trồng chưa được đảm bảo. Do đó, khi gặp hiện tượng thời tiết bất thường thì khả năng bị rủi ro là rất lớn nếu không quản lý một cách tổng thể”, ông Hà nói.
Theo ông Hà, cây trồng sau nhiều năm cũng bị ảnh hưởng bởi một số công trình hạ tầng, công trình kiến trúc bên đường, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, dẫn đến hiện tượng mục rỗng thân cành, mục rễ, nghiêng tán. Với những loại cây đó, hàng năm phải khảo sát và đưa vào diện cây cần phải thay thế để đảm bảo an toàn cho người dân đô thị; Về thiết kế trồng cây hiện nay, cần có sự quản lý thống nhất, đặc biệt ở các sở Xây dựng được giao quản lý về cây xanh thì phải có những đơn vị chuyên môn và có đủ lực lượng cán bộ chuyên trách, được đào tạo và có chuyên môn sâu về cây xanh. Tại các địa phương đang thiếu điều này vì lực lượng quản lý chưa có chuyên môn sâu, cùng với đó, dự báo, dự đoán đối với rủi ro cây xanh đô thị vẫn còn rất yếu.
“Mỗi đô thị có đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, cấu trúc không gian kiến trúc công trình. Do đó, phải quy hoạch và chọn đúng loại cây trồng phù hợp với đặc điểm của từng loại không gian cảnh quan cho mỗi đô thị là yếu tố quan trọng. Lâu nay quy hoạch cây trồng của chúng ta hầu như chưa có, còn thiếu nhân lực có chuyên môn thực sự. Ai cũng có thể làm công tác quản lý cây xanh đô thị, quy hoạch không gian xanh đô thị, ai cũng có thể quy hoạch cây trồng đô thị, thi công trồng cây đô thị”, PGS.TS Đặng Văn Hà cho hay.
Về kỹ thuật trồng cây ở đường phố đô thị, TS. Đặng Văn Hà cũng thẳng thắn thừa nhận, cách trồng cây đô thị tại Việt Nam hiện đang có nhiều vấn đề. Thứ nhất, cây đưa vào trồng trong đô thị đặc biệt là ở các tuyến phố là cây giống chưa được ươm, trồng đúng cách. Ở các nước phát triển, một cái cây trước khi trồng trong đô thị thì phải nuôi dưỡng, ươm tạo trong các vườn ươm từ 8-10 năm, khi đạt tiêu chuẩn cây trồng đô thị thì mới đưa vào trồng. Còn tại Việt Nam, khi có dự án trồng cây, doanh nghiệp vào đấu thầu sau đó đến các vùng nông thôn, vùng rừng núi mua cây rồi mang đi trồng ngay. Vậy nên, quá trình sinh trưởng của những cây trồng này phần lớn không đạt chất lượng.
Hơn nữa, hố trồng cây ở các đô thị ở Việt Nam không đảm bảo với cây bóng mát để có thể phát triển bình thường được. Mỗi hố trồng chỉ có kích thước 1,2-1,5m, quá nhỏ so với yêu cầu sinh trưởng bộ rễ phát triển của cây xanh. Với diện tích hố nhỏ như vậy và lại bị tác động bởi việc đào bới làm vỉa hè cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của cây, khiến nguy cơ rủi ro trước mùa mưa bão là rất cao.
Tại nhiều thành phố đang có phong trào dỡ vỉa hè lát gạch block chuyển sang lát đá xanh rồi các loại đá khác. Để lát đá như vậy thì phải đầm, phải đổ lớp betong dày để gắn kết các viên đá. Bộ rễ của cây xanh lại một lần nữa bị tác động, tức bị yếm khí và bộ rễ không hô hấp được. Khi xây dựng vỉa hè xong, khoảng 5-10 năm sau thì cây xanh có biểu hiện yếu đi, không thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
“Với sự bất thường của thời tiết hiện nay, các thành phố lớn hoặc các địa phương cần có liên kết chặt chẽ về dự báo khí tượng thủy văn của khu vực địa phương đó để nắm bắt được tình hình thời tiết, từ đó cảnh báo người dân tránh được thiệt hại. Về việc cắt, tỉa cây xanh, đối với cây đường phố, phải để phần dưới tán thưa thoáng, không để chiều cao của cây phát triển quá cao. Khi cây quá cao mà không gian dưới đất hẹp như vậy thì rất dễ gãy đổ. Tỉa thưa tán và phải điều tiết độ cao ở một khoảng phù hợp”, TS Đặng Văn Hà khuyến cáo.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm nay hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao, do đó các cơn bão cũng bất thường hơn và khó đoán định hơn, vì vậy cần đặc biệt chú ý công tác bảo đảm an toàn hệ thống cây xanh trong mùa mưa bão.
Để giảm thiểu thiệt hại do cây đổ, cành gãy trong mùa mưa bão, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho nhân dân, cần triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão, mưa dông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh gãy đổ; quản lý cây xanh đô thị và tăng cường kiểm soát, xử lý cắt tỉa cây xanh đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục tình trạng cây gãy, đổ, mất an toàn cho người dân. Trường hợp quan sát thấy một cây lâu năm, cây cổ thụ mà bỗng nhiên rụng nhiều lá, còi cọc, lá vàng, cành yếu… thì phải kiểm tra thân cây xem có bị sâu đục, rễ cây có còn phát triển bình thường không để tiến hành gia cố, chằng buộc, tránh cây gãy đổ mỗi khi xảy ra dông bão, gây thiệt hại về người và tài sản cho người dân.
Chung Thủy
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Tăng trưởng kinh tế từ khai thác di sản: Những điểm sáng trong phát huy tiềm năng du lịch văn hóa dựa trên giá trị bản địa
Tin bài khác

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Cần cơ chế đột phá để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt Hà Nội

Hội thảo của Liên hiệp Hội Việt Nam: Phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong cải cách chính sách và phát triển quốc gia
Đọc nhiều

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Không gian xanh – Yếu tố cốt lõi trong thiết kế bệnh viện hiện đại

Chất lượng không khí xuống cấp: Đã đến lúc Hà Nội đầu tư mạnh cho không gian xanh

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Tưởng là rau phụ, ai ngờ xà lách lại thành "người hùng thầm lặng" giúp gan thải độc

Hải đường trắng: Loài cây từng "gây bão" đắt hơn vàng ròng, trồng vừa chơi vừa giúp chữa lành thiên nhiên

Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình

Cà phê Xã – Không gian kiến trúc xanh cho ký ức cộng đồng

Cô gái khmer kiếm tiền tỉ nhờ xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu

Loài cây mọc dại sau hè, thơm dịu như ký ức tuổi thơ, khiến bệnh tiểu đường phải chào thua

Trầu bà chân vịt đặt ở đâu để giúp mang lại may mắn tài lộc cho người mệnh Mộc và Thủy?

Hoa thanh xà can trường và khu vườn của cô gái trẻ trên cao nguyên Di Linh

Sa Đéc rực rỡ mùa hoa anh đào, hứa hẹn điểm check-in lý tưởng dịp lễ

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Hoa bún: Chút duyên lạ giữa lòng Hà Nội

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

'Cuộc chiến' hiếm hoi giữa cá sấu Mỹ và cá sấu châu Mỹ tại Florida

Vẹt đuôi dài – Những bộ óc thiên tài của thế giới loài chim

Lợi ích bất ngờ từ trào lưu ngắm chim hoang dã kết hợp du lịch sinh thái

5 loại cây siêu dễ sống, cực hợp với người bận rộn, hay quên

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Cây cũng có gu ăn uống: 5 loài cảnh nhiệt đới và khẩu vị phân bón riêng biệt

Hoa ly kép bền bỉ, kiêu sa và đầy mê hoặc trong không gian sống hiện đại

5 loài cảnh dưỡng khí, mỗi cây một “khẩu phần” phân bón riêng

Hơn 1.000 siêu cây bonsai tụ hội về Quảng Ngãi, mãn nhãn dân chơi cây cảnh

Chạm tay vào mây: 100 nhà báo viết nên kỳ tích ở đỉnh Tà Xùa

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 sẽ diễn ra tại Vĩnh Long, quy tụ 350 gian hàng

Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025: Đột phá tư duy, hành động thực chất vì một Việt Nam xanh và bền vững

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Check-in vườn bonsai lá kim chuẩn Nhật Bản đẹp như tranh ở Pleiku

8X Bình Dương biến 3 sân thượng thành vườn rau xanh mướt, ai nhìn cũng mê

Nghìn năm di sản hội tụ tại lễ hội quà tặng của Thủ đô

Những vườn cây nghệ sĩ giữa lòng phố thị

Khai mạc Lễ hội hoa sưa năm 2025 - "rực rỡ sắc hoa vàng" tại Quảng Nam

Chỉ với con dao 30 nghìn đồng, chàng trai bền bỉ suốt 8 năm tỉa hoa quả thành nhiều tác phẩm nghệ thuật

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Nghệ nhân "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Thăm vườn cảnh đẹp của người đầu bếp đam mê sinh vật cảnh ở Bắc Giang

Hà Nội: Chợ hoa cây cảnh thị xã Sơn Tây - Nơi giao lưu mua bán những sản phẩm Sinh vật cảnh

Nhìn lại chặng đường leo núi "Bước chân trên mây" 2025 đầy ý nghĩa

Khám phá kiệt tác "Cửu Long Tọa Sơn" độc nhất vô nhị tại Triển lãm sinh vật cảnh Đền Đô 2025
