Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại Lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,
Thưa đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,
Kính thưa các nhà khoa học, các vị đại biểu, các vị khách quý,
Trong không khí cả nước đang tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9; hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu lần thứ 5 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành; lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đặc biệt là 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu được vinh danh hôm nay lời thăm hỏi thân tình và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.
Thưa quý đại biểu,
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài và đội ngũ trí thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu. Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”.
Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã hiến định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã khẳng định: đội ngũ trí thức là nguồn lực đặc biệt trong phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế… là nhân tố quan trọng trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Từ khi ra đời đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, nỗ lực đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tập hợp trí thức; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tư vấn, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng pháp luật, góp ý vào nhiều dự thảo Luật và hoạt động giám sát của Quốc hội. Có thể khẳng định: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã từng bước thể hiện vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.
Nhiều nhà khoa học đã vinh dự được Đảng và Nhà nước vinh danh là Anh hùng lao động như: Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Lương Định Của, Giáo sư Bùi Huy Đáp, Giáo sư Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng …và nhiều nhà khoa học khác đã được tặng thưởng nhiều Huân, huy chương cao quý của Đảng, Nhà nước và Quốc tế. Đảng, Nhà nước luôn coi trọng, tin tưởng vào đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể thiếu đóng góp của trí thức, đó là sự đóng góp rất quý báu, rất đáng trân trọng và tự hào. Và hôm nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức vinh danh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu lần thứ 5 là tiếp tục thể hiện sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về những cống hiến của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, đánh giá cao về những nỗ lực cố gắng, những kết quả nổi bật đã đạt được của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Đặc biệt, tôi trân trọng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu được vinh danh hôm nay.
Thưa quý đại biểu,
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng thẳng thắn thấy rằng: cơ chế, chính sách chưa khuyến khích, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam còn có những bất cập, nội dung và phương thức hoạt động chưa có nhiều đổi mới, chưa tạo được môi trường thuận lợi nhất để đội ngũ trí thức hoạt động và tham gia hiệu quả hơn đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.
Toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ nước ta từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của quốc tế, tạo thuận lợi cho việc học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước; tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức mới, các sản phẩm khoa học công nghệ của nước ngoài xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh gay gắt, nẩy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó là yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý, thể chế, chính sách, đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học và các trung tâm khoa học lớn của nước ta.
Trong bối cảnh đó đòi hỏi đội ngũ trí thức nước nhà phải có nhận thức mới, tư duy khoa học gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức nước nhà; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện và phát triển bền vững là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và xã hội.
Tôi tin tưởng rằng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với truyền thống đoàn kết, phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài, góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy hơn nữa vai trò là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tôi cũng mong rằng, các trí thức tiêu biểu được vinh danh hôm nay sẽ là những tấm gương sáng lan tỏa, truyền cảm hứng trong đơn vị mình, tổ chức mình, trong toàn đội ngũ và xã hội, xứng đáng với niềm tin, hy vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân như Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: các trí thức của nước nhà là những người làm rạng danh cho đất nước, vẻ vang cho dân tộc.
Tôi xin chúc các nhà khoa học, các trí thức, các vị đại biểu luôn mạnh khoẻ, có thêm nhiều thành công mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xin trân trọng cảm ơn.
PV: Văn Nhâm
Tin mới


Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới
Tin bài khác

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
