Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng
![]() |
Đề án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” được đề xuất dài gần 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở kéo dài. |
Đề xuất này đã được UBND TP. Hà Nội thống nhất chủ trương theo Văn bản số 8843/VP-ĐT ngày 13/6/2025. Dự án cũng được triển khai trên tinh thần Nghị quyết 68-NQ/BCT, khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước để kiến tạo các công trình chiến lược, nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững - Thông tin trên tờ Dân Trí đăng ngày (17/6/2025).
Đánh thức tiềm năng vùng đất ven sông
Đại lộ ven sông Hồng được kỳ vọng không chỉ là tuyến giao thông kết nối Hà Nội với Hưng Yên, Phú Thọ, mà còn là hành lang sinh thái – văn hóa – cảnh quan có quy mô lớn nhất Thủ đô. Trên cơ sở khảo sát địa hình, sinh thái và hạ tầng khu vực ven sông, liên danh đề xuất hình thành một “trục xương sống chiến lược”, kết nối giao thông đô thị và tạo động lực phát triển không gian công cộng bền vững.
Tuyến đường sẽ tích hợp công viên bậc thang, lối đi bộ, quảng trường ven sông, không gian dịch vụ – du lịch và tổ hợp cộng đồng, tạo điều kiện để người dân tiếp cận dòng sông một cách an toàn, gần gũi, biến nơi đây thành phần sống động trong nhịp sống đô thị.
Học hỏi quốc tế, kiến tạo bản sắc Thăng Long
Trước khi hoàn thiện đề án, Văn Phú – Đèo Cả đã khảo sát thực tế tại Trùng Khánh (Trung Quốc), học hỏi kinh nghiệm phát triển tuyến ven sông Trường Giang, từ tổ chức không gian đa tầng, tích hợp mặt nước – cây xanh – giao thông cho đến phát triển văn hóa cộng đồng.
Dựa trên bài học đó, dự án tại Hà Nội hướng tới hình thành một không gian công cộng quy mô lớn, đa chức năng: vừa giao thông, vừa sinh thái, vừa văn hóa. Các yếu tố bản sắc Thăng Long – sông Hồng sẽ được tái hiện trong kiến trúc biểu tượng, cảnh quan và thiết kế công trình. Dự án còn tính đến tổ hợp giao thông hiện đại như tàu điện, bến thủy nội địa, bãi đỗ xe ngầm, đi kèm hệ thống sử dụng năng lượng tiết kiệm và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây không chỉ là một tuyến đường, mà là một “trục trải nghiệm” nơi cư dân có thể tản bộ, đạp xe, tổ chức lễ hội hay đơn giản là tận hưởng thiên nhiên giữa lòng thành phố.
Sự kết hợp của hai tên tuổi dẫn đầu
Văn Phú và Đèo Cả là hai doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đô thị và hạ tầng tại Việt Nam.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Văn Phú nổi bật với triết lý “bất động sản vị nhân sinh”, phát triển các khu đô thị và dự án cao cấp như Grandeur Palace – Giảng Võ, Vlasta – Sầm Sơn... Trong khi đó, Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị hàng đầu về hạ tầng giao thông, từng thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia như hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân, cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo… và tiên phong triển khai mô hình PPP trong giao thông.
Sự cộng hưởng giữa năng lực thiết kế đô thị và thi công hạ tầng hiện đại tạo nền tảng vững chắc cho một công trình mang tầm chiến lược. Dự án không chỉ thể hiện năng lực kỹ thuật mà còn khẳng định vai trò chủ động, trách nhiệm của doanh nghiệp Việt trong quá trình phát triển đô thị mới.
Tin mới


Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập
Tin bài khác

Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
