Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ
Những ngày qua, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội tổ chức hoạt động giới thiệu nghề khảm trai Chuyên Mỹ. Ngoài trưng bày sản phẩm, ban tổ chức cùng các nghệ nhân còn tổ chức hoạt động cho du khách trải nghiệm, tận tay thực hiện những thao tác để tạo ra một tác phẩm khảm.
![]() |
Nghệ nhân đang hoàn thiện tác phẩm khảm. |
Chủ tịch UBND Quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, hoạt động là dịp để TP Hà Nội giới thiệu, phát huy tinh hoa làng nghề truyền thống, một trong những giá trị đã làm nên di sản phố nghề của Thăng Long.
Theo sử sách, nghề khảm xà cừ của xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên hình thành từ thế kỷ XI. Tổ nghề là ông Trương Thành Công, tướng quân triều Lý. Từ hàng trăm năm trước, nghệ nhân Chuyên Mỹ đã đưa nghề khảm đến Thăng Long, tìm được chỗ đứng nơi kinh kỳ bách nghệ.
Sau gần nghìn năm phát triển, nghề khảm trai Chuyên Mỹ đã vang danh khắp cả nước, được thị trường châu Âu đánh giá cao. Sản phẩm truyền thống của Chuyên Mỹ chủ yếu là hoành phi, câu đối, tranh tường, bàn ghế, tủ tráp, lục bình. Ngày nay, khi nguyên liệu ngày càng chất lượng, tay nghề thợ được nâng cao, cùng với việc công cụ được cải tiến, nghệ nhân Chuyên Mỹ đã sáng tạo ra dòng sản phẩm mới yêu cầu độ khó rất cao là tranh khảm chân dung.
![]() |
Cưa vỏ trai là bước đầu tiên trong quá trình khảm tranh. |
Vừa đại diện làng trình bày kỹ thuật khảm, nghệ nhân Nguyễn Bá Tuệ vừa chia sẻ, nguyên liệu chính của nghề khảm là gỗ, vỏ ốc và sơn ta, công cụ chính là cưa và đục. Quá trình tạo ra một sản phẩm khảm gồm nhiều bước, thường mỗi thợ chỉ làm tốt một công đoạn. Mỗi sản phẩm đơn giản nhất cũng đều là công sức chung của nhiều người cùng làm trong nhiều ngày.
“Bước đầu tiên, một thợ sẽ cưa vỏ trai thành hình. Sau đó phôi trai được một thợ khác ướm lên ván gỗ để đục theo đường nét. Sau khi trai được dán vào gỗ, một thợ khác sẽ tỉa các họa tiết để sản phẩm sinh động hơn…
Không có tác phẩm nào là của riêng một ai cả, đều là thành quả chung của nhiều người. Hầu hết thợ khảm trai bắt đầu được cha dạy nghề từ hơn 10 tuổi. Bản thân tôi đã gần 40 năm theo nghề, nhưng cũng chỉ thành thạo một công đoạn tỉa tranh”, ông Tuệ nói.
![]() |
Từ miếng vỏ trai, nghệ nhân sẽ đánh bóng rồi cưa thành chi tiết sinh động. |
Ông Tuệ cho biết, gia đình ông đã nhiều đời theo nghề khảm trai, ông cũng đã truyền nghề lại cho 2 con của mình. Xưởng của gia đình ông Tuệ sử dụng 3-10 lao động tùy thời điểm. Sản phẩm chủ yếu là hàng được đặt trước và hàng phục vụ khách du lịch.
Ngoài bán trong nước, khoảng 30% sản phẩm được khách hàng mua đưa sang châu Âu. Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí, xưởng khảm trai đưa về cho gia đình ông Tuệ lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.
“Từ nguyên liệu là vỏ trai, vỏ ốc biển nhưng sau quá trình kỳ công, nghệ nhân của làng đã làm ra không ít tác phẩm tiền tỷ. Đồ khảm được đánh giá thuộc nhóm hàng xa xỷ, thời vua chúa được xếp vào thất bảo.
Dòng sản phẩm khó làm nhất là tranh chân dung, không chỉ đòi hỏi đường nét phải đúng mà nghệ nhân còn phải chọn đúng miếng trai có màu phù hợp với từng chi tiết trên khuôn mặt nhân vật. Dù khó, nhưng thế hệ thợ bây giờ của làng đã tự tin khảm tranh chân dung của các vỹ nhân như Bác Hồ, Bác Giáp…”, ông Tuệ chia sẻ thêm.
![]() |
Ông Tuệ bên sản phẩm của mình. |
Cũng tại không gian trải nghiệm, nghệ nhân Trần Thị Hạnh chia sẻ rằng thợ khảm trai phải học nghề ít nhất 3-5 năm mới được làm những chi tiết đơn giản. Vì vậy, mỗi nét khảm đều là kinh nghiệm tích lũy lâu dài.
“Khảm trai với chúng tôi không chỉ là nghề, đó còn là tình cảm của ông cha, là trách nhiệm giữ gìn cho con cháu. Mỗi nét khảm đều là tâm huyết của nghệ nhân” bà Hạnh nói.
Trong không gian trải nghiệm, những tác phẩm khảm trai lấp lánh khiến bất kỳ vị khách nào cũng phải trầm trồ.
Đứng trước bức tranh “Thuận buồm xuôi gió” được khảm nổi trị giá 80 triệu đồng, anh Lê Mạnh Dũng chỉ biết nhận xét là tuyệt hảo. Là khách du lịch, anh Dũng cho rằng mình cực kỳ may mắn khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm khảm và được nghe về lịch sử của nghề.
![]() |
Du khách nhìn mê mẩn sản phẩm khảm. |
“Tôi không ngờ từ miếng vỏ trai có thể làm ra sản phẩm tuyệt vời như vậy. Sau khi biết được sự kỳ công, tôi thấy sản phẩm khảm rất đáng giá”, anh Dũng chia sẻ.
Tin mới


Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm
Tin bài khác

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
