Cá tầm "xuống phố": Mô hình nuôi mới dưới chân cầu Thanh Trì

Ít ai ngờ rằng cá tầm - loài cá ưa lạnh vốn gắn với các vùng núi cao như Sa Pa hay Đà Lạt giờ đây lại sinh trưởng tốt ngay giữa lòng Hà Nội, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng.
aa

Những con cá tầm nặng hàng chục ký quẫy mạnh trong lồng bè dưới chân cầu Thanh Trì khiến người chứng kiến không khỏi ngạc nhiên. Ít ai ngờ giữa dòng nước đỏ phù sa của sông Hồng lại có một mô hình nuôi cá tầm quy mô lớn và hiệu quả.

Theo báo Nông nghiệp và Môi trường, chủ nhân của mô hình này là anh Nguyễn Văn Tình, Công ty CP cá sạch Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình làm nghề nuôi cá ở huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), anh Tình từng rong ruổi khắp nơi để cấp cá giống. Sau một thời gian theo đuổi ngành công nghệ dệt, anh quay trở lại với nghề cũ, bắt đầu bằng việc thử nghiệm nuôi cá lồng trên các con sông như Bứa, Lô, Đà.

Tuy nhiên, nuôi cá ở vùng núi gặp nhiều rủi ro khi liên tiếp gặp lũ quét, lũ bùn khiến ba trong bốn vụ nuôi bị phá sản. Anh chuyển hướng về Hà Nội, thuê địa điểm sản xuất cá giống và phân phối cá thương phẩm. Từ năm 2018, Công ty CP cá sạch Việt Nam chính thức ra đời với mục tiêu kết nối nguồn cung ứng và tiêu thụ cá sạch, đồng thời chủ động phát triển mô hình nuôi trồng riêng.

Cá tầm
Anh Tình bắt đầu nuôi cá tầm dưới chân cầu Thanh Trì từ tháng 10/2024 với 20 ô lồng. Ảnh: Dương Đình Tường/ Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Hiện công ty sở hữu hơn 60 ô lồng nuôi cá tầm trên sông Hồng cùng ba cơ sở nuôi tại Phú Thọ, Cao Bằng và Lào Cai. Anh Tình tận dụng lợi thế nhiệt độ nước giữa hai vùng miền: mùa hè mát lạnh ở miền núi thích hợp để ươm cá giống, mùa đông ở đồng bằng với nhiệt độ 17–24 độ C lại thuận lợi để nuôi cá thương phẩm.

Một bước ngoặt đến vào năm 2019, khi mô hình nuôi cá tầm mùa đông ở đồng bằng được áp dụng thử tại Hải Dương và cho kết quả tích cực. Theo anh Tình, cá tầm nuôi ở vùng đồng bằng vào mùa đông có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình 500 gram mỗi tháng, có con đạt tới 1kg. Ngoài ra, lưu lượng nước sông mạnh khiến cá vận động nhiều, thịt săn chắc, thơm ngọt, màu vàng tự nhiên.

“Tôi bắt đầu nuôi cá tầm dưới chân cầu Thanh Trì từ tháng 10/2024 với 20 ô lồng. Đến tháng 7/2025, cá vẫn phát triển đều, không cần đưa lên Sa Pa như trước đây”, anh Tình chia sẻ.

Theo đánh giá của anh, tốc độ sinh trưởng cá tầm ở đồng bằng cao hơn khoảng 1,5 lần so với nuôi ở miền núi, ít dịch bệnh và dễ kiểm soát hơn. Tính đến nay, anh đã thu hoạch khoảng 50 tấn cá thương phẩm, một phần vẫn được giữ lại để tiếp tục theo dõi khả năng phát triển qua mùa hè.

Cá tầm
Khu lồng bè nuôi cá trên sông Hồng của anh Tình. Ảnh: Dương Đình Tường/ Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Khi được hỏi về khả năng cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc – vốn có lợi thế về giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật và giá thành, anh Tình cho rằng cá tầm Việt Nam có những điểm mạnh riêng. Đó là quãng đường vận chuyển ngắn giúp cá khỏe hơn khi tới tay người tiêu dùng, chi phí lao động thấp, khả năng tận dụng điều kiện tự nhiên linh hoạt và đặc biệt là chất lượng thịt cá được người tiêu dùng đánh giá cao.

Hiện tại, giá cá tầm xuất tại bè của anh khoảng 200.000 đồng/kg vào mùa hè – khi sản lượng còn thấp. Mùa đông, khi sản lượng tăng, giá trung bình dao động 140.000–150.000 đồng/kg, vẫn đảm bảo có lãi vì chi phí hòa vốn chỉ khoảng 70.000–80.000 đồng/kg.

Tuy vậy, anh cũng lưu ý, mô hình nuôi cá lồng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần chọn cá giống khỏe mạnh, trọng lượng từ 1kg trở lên để nuôi trong 3–5 tháng vào mùa đông. Nếu thời tiết ấm lên sớm, cá chưa đạt trọng lượng thương phẩm sẽ phải chuyển ngược lên vùng núi, gây tốn kém và hao hụt.

Ngoài cá tầm, Công ty CP cá sạch Việt Nam còn nuôi nhiều loại cá khác như cá lăng đen, trắm đen, diêu hồng, rô phi, cá ngạnh… và đang xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm đến tiêu thụ. Công ty cũng hợp tác với nhiều cơ sở tại các tỉnh thành để mở rộng quy mô và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Cá tầm là loài cá nước lạnh có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á, vốn được biết đến với giá trị kinh tế cao nhờ trứng cá (caviar) và thịt thơm ngon. Tại Việt Nam, cá tầm bắt đầu được nuôi từ những năm 2005–2007, chủ yếu tại các tỉnh miền núi có khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Lâm Đồng, Cao Bằng.

Những năm gần đây, nhờ áp dụng linh hoạt kỹ thuật và tận dụng điều kiện thời tiết theo mùa, mô hình nuôi cá tầm đã mở rộng xuống vùng đồng bằng, đặc biệt phát triển mạnh vào mùa đông khi nhiệt độ nước sông phù hợp.

Dù phải cạnh tranh với nguồn cá tầm nhập khẩu, cá tầm nuôi tại Việt Nam vẫn có chỗ đứng nhờ thịt chắc, thơm, ngọt và được vận chuyển nhanh đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, cá tầm Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu, góp phần làm phong phú ngành thủy sản nước nhà.

Việt Anh

Tin bài khác

Thị trường thú cưng Việt Nam: Phát triển đa dạng nhưng cần kiểm soát

Thị trường thú cưng Việt Nam: Phát triển đa dạng nhưng cần kiểm soát

Không còn là thú chơi xa xỉ, thú cưng đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của hàng triệu gia đình trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, thị trường thú cưng không ngừng mở rộng quy mô tăng trưởng cả về số lượng và chủng loại. Hiện tại, hàng loạt các dịch vụ như spa, khách sạn, bảo hiểm và phần mềm chăm sóc thú cưng đang dần trở nên phổ biến trên khắp cả nước.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Nuôi chim công xanh, nông dân miền Tây bỏ túi gần 300 triệu mỗi năm

Nuôi chim công xanh, nông dân miền Tây bỏ túi gần 300 triệu mỗi năm

Từ niềm đam mê chim cảnh, anh Mã Đức Tín (TP Cần Thơ) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi chim công xanh Ấn Độ.
Xem thêm
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật SVC truyền thống.
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, Đom Đóm AI trở thành trợ lý ảo miễn phí giúp nông dân tra cứu sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, thời tiết, giá nông sản...
Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lớn ngành sữa Nhật Bản - Morigana Milk Industry vừa đề xuất hợp tác phát triển sản phẩm matcha tại Thái Nguyên.
Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Livestream không chỉ là xu hướng, mà là động lực thúc đẩy nông thôn số hóa và hiện đại hóa sản xuất.
Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Lục Ngạn đạt sản lượng cao nhất nhiều năm, xuất hiện trên sàn TMĐT, siêu thị và chinh phục thị trường Mỹ, EU, Nhật, Canada.
Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Giữa vùng sa mạc khô cằn phía Bắc Israel, những chùm vải thiều Việt Nam đỏ rực đang vào vụ thu hoạch rộn ràng, đạt năng suất tới 25 tấn/ha.
Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Từ mô hình nuôi dê kết hợp trồng dừa xiêm ở Gia Lai, anh Dương Văn Thiết từng bước xây dựng trang trại hiệu quả, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1.684 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, thu về hơn 15 triệu USD.
Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Chỉ với hơn 4 sào đất tạp ở xã Ea Ktur (Đắk Lắk), năm 2024, ông Nguyễn Xuân Tân thu hơn 1 tỷ đồng nhờ trồng cau.
Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Japfa đang đầu tư mạnh vào chuỗi chăn nuôi khép kín tại Tây Nguyên, nổi bật là nhà máy ấp trứng gia cầm tại Đắk Lắk, công suất thiết kế 40 triệu con mỗi năm.
Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Chuối là một loại quả quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ tốt khi chín vàng mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe khi còn xanh.
Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Ninh là 2 trong 12 điểm di tích thành phần thuộc Quần thể di sản văn hóa thế giới Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Nằm giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu là công trình hơn 400 năm tuổi, độc đáo khi vừa là cầu, vừa là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần Trấn Vũ.
5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Người xưa luôn chú trọng lựa chọn những loài hoa không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường thọ và bình an.
Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Với diện tích hơn 35.000 mét vuông, Đồi Vạn Hoa là công viên thực vật 5 châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia của Lào hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm