Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Cam Lục Ngạn chính thức được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết Định số 252/QĐ-SHTT ngày 02/4/2025 của Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là bước ngoặt quan trọng trong hành trình khẳng định giá trị, chất lượng và danh tiếng của loại trái cây đặc sản nổi tiếng Bắc Giang (Nay là Bắc Ninh)– nơi điều kiện địa lý, khí hậu và kỹ thuật sản xuất tạo nên vị ngọt đậm đặc trưng.
aa

Cam Lục Ngạn được cấp chỉ dẫn địa lý – Bước tiến pháp lý khẳng định nguồn gốc và chất lượng đặc thù

Ngày 02/4, Cục SHTT ban hành Quyết Định số 252/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00144 cho sản phẩm cam Lục Ngạn.

Việc cam Lục Ngạn được cấp chỉ dẫn địa lý không chỉ là dấu mốc pháp lý, mà là thành quả ngọt ngào cho sự nỗ lực bền bỉ, dài hạn của người trồng cam và cả hệ thống chính trị địa phương trong việc định vị cây trồng nông sản. Trong bối cảnh nhiều loại nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn do mất cân đối cung – cầu, việc khẳng định quyền sở hữu trí tuệ với cam Lục Ngạn không chỉ bảo vệ nguồn gốc xuất xứ, mà còn tăng sự minh bạch, giá trị thương mại và đồng thời tăng tốc cho việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững.

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh
Cam Lục Ngạn được cấp chỉ dẫn địa lý không chỉ là dấu mốc pháp lý, mà là thành quả ngọt ngào cho sự nỗ lực bền bỉ, dài hạn của người trồng cam và cả hệ thống chính trị địa phương trong việc tài định cây trồng nông sản. - (Ảnh KH&PT)

Tại Lục Ngạn, cây cam được đưa vào trồng từ những năm 1990 với 3 giống chính là cam CS1 (cam lòng vàng), cam đường canh (cam ngọt) và cam V2. Đến nay, cam đã trở thành cây ăn quả thứ hai về diện tích sau vải thiều, được canh tác tại 29 xã, thị trấn và đã từng đạt mốc hơn 4.000 ha với sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Cam Lục Ngạn đã đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân.

Chỉ dẫn địa lý được cấp cho cam Lục Ngạn là kết quả của sự tổng hợp nhiều yếu tố địa lý đặc thù – khí hậu nhiệt đới ốn định, đất Feralit trên núi đồi giàu dưỡng chất, lượng mưa thấp giúp hạn chế độ axit trong quả, kỹ thuật khoanh cành, bón lân hai giai đoạn mỗi vụ... Tất cả đã làm nên hơn 40.000 tấn cam chất lượng cao với hàm lượng đường vượt trội so với nhiều vùng trồng khác. Cam CS1 ngọt đậm với độ Brix từ 9,7%, cam V2 đạt 9,1%, cam Canh ngọt với tính axit thấp giúp giữ vị đậm đà.

Giống, vị ngọt và vùng trồng đặc biệt tạo nên thương hiệu cam Lục Ngạn trứ danh

Với độ ngon ngọt, mọng nước, cam Canh từng là đặc sản tiến vua mỗi dịp xuân về, là niềm tự hào của đất kinh kỳ xưa kia. Thế nhưng ít ai ngờ, giống cam trứ danh ấy lại bén duyên và trỗi dậy mạnh mẽ trên vùng đất đồi Lục Ngạn – Bắc Ninh, nơi từng nổi tiếng khắp cả nước với vải thiều. Từ những năm 1990, cam được đưa về trồng thử nghiệm tại Lục Ngạn. Nhờ sự hòa quyện giữa điều kiện địa lý đặc biệt, khí hậu thuận lợi, kỹ thuật sản xuất ngày càng hoàn thiện cùng tư duy thị trường nhạy bén, người trồng cam ở Lục Ngạn đã biến loài cây ăn quả tưởng như không mới này trở thành một thương hiệu nông sản đặc sản, có giá trị kinh tế cao, không ngừng khẳng định vị thế trên bản đồ trái cây Việt Nam.

Cam Lục Ngạn ngày nay gồm ba giống chủ lực là cam lòng vàng (CS1), cam đường canh (cam ngọt) và cam V2. Trong đó, cam canh – vốn có xuất xứ từ vùng Vân Canh (Hà Nội) – được phát triển mạnh mẽ và thích nghi đặc biệt tại đất đồi Lục Ngạn, trở thành giống cam đặc sản thứ hai của địa phương này chỉ sau vải thiều. Cam canh Lục Ngạn có vỏ mỏng, màu vàng tươi bóng bẩy, khi bổ ra có hương thơm dịu nhẹ, múi giòn, mọng nước và ngọt thanh – một sự tổng hòa khiến người tiêu dùng khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ vùng trồng nào khác. Cùng với đó, cam CS1 cho quả tròn, thịt vàng đậm, vị ngọt đậm sâu; còn cam V2 có vỏ mỏng, ít hạt, dễ bóc, thơm mát, vị ngọt thanh, rất được ưa chuộng tại thị trường phía Nam. Chính ba giống cam này đã làm nên “bộ ba đặc sản” nổi bật, tạo sự phong phú về sản phẩm và đáp ứng đa dạng khẩu vị tiêu dùng.

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh
Điểm làm nên danh tiếng của cam Lục Ngạn không chỉ là giống cây hay vị quả mà còn bởi điều kiện sinh thái, đất đai, kỹ thuật canh tác hoàn toàn đặc thù. - (Ảnh KH&PT)

Điểm làm nên danh tiếng của cam Lục Ngạn không chỉ là giống cây hay vị quả mà còn bởi điều kiện sinh thái, đất đai, kỹ thuật canh tác hoàn toàn đặc thù. Vùng trồng cam nằm trên những triền đồi có độ cao trung bình dưới 300 mét so với mực nước biển, thoát nước tốt, thổ nhưỡng thuộc nhóm đất Feralit có kết cấu cơ giới cân đối giữa sét, limon và cát – giữ ẩm tốt nhưng không gây úng. Khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình từ 15–28°C quanh năm không chỉ đảm bảo sinh trưởng tốt mà còn làm giảm quá trình tích lũy axit trong quả, tăng lượng đường tự nhiên – yếu tố then chốt tạo nên vị ngọt nổi bật cho cam. Lượng mưa vừa đủ 1.321 mm/năm tại Lục Ngạn thấp hơn mức trung bình nhiều vùng khác ở miền Bắc, tạo điều kiện cho quả chín đều, không bị nhạt nước hay dập nát, kéo dài thời gian bảo quản mà không cần đến kỹ thuật can thiệp sâu.

Không thể không nhắc đến vai trò đặc biệt của kỹ thuật sản xuất nông nghiệp bản địa – yếu tố nâng tầm giá trị cho cam Lục Ngạn. Một số biện pháp như khoanh gốc, khoanh cành vào đúng thời điểm để điều tiết dinh dưỡng, tăng tích lũy đường cho quả; bón phân lân và kali hai lần trong vụ thay vì một lần như nhiều địa phương khác; áp dụng quy trình canh tác gián đoạn – nghĩa là không thu hoạch liên tục nhiều năm đối với cam ngọt mà để cây có thời gian tích lũy dinh dưỡng tự nhiên, chính những kỹ thuật này đã góp phần tạo nên hàm lượng đường tổng số cao hơn hẳn so với cam trồng ở vùng đồng bằng hay miền núi khác. Cụ thể, cam lòng vàng có độ đường ≥ 9,7%, cam V2 ≥ 9,1% và cam ngọt ≥ 9,01% – những con số tưởng như nhỏ nhưng có vai trò quyết định đến cảm quan vị giác và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nhờ đó, từ chỗ là cây trồng mới, cam đã nhanh chóng trở thành cây ăn quả chủ lực thứ hai tại Lục Ngạn chỉ sau vải thiều. Diện tích trồng cam tăng nhanh chóng: đến năm 2021 đạt 4.142 ha, sản lượng đạt hơn 40.000 tấn mỗi năm. Trong đó, có hơn 1.742 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với hơn 4.700 hộ tham gia. Nhiều hộ nông dân từng sống chủ yếu bằng vải thiều đã chuyển sang trồng cam do thấy hiệu quả rõ rệt, thu nhập bình quân từ cam Canh và cam V2 đạt 700–800 triệu đồng/ha/năm – cao gấp 2,5–3 lần so với trồng vải. Điều này không chỉ làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong vùng mà còn tác động sâu rộng đến chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, nâng cao đời sống người dân.

Bên cạnh yếu tố sản lượng và chất lượng, Lục Ngạn còn biết tận dụng lợi thế về du lịch sinh thái – vườn quả để mở rộng thương hiệu cam địa phương. Những năm gần đây, mùa cam chín cũng là mùa thu hút du khách về với Lục Ngạn. Những vườn cam trĩu quả, vàng óng giữa triền đồi không chỉ là điểm đến hấp dẫn mà còn là nơi quảng bá sản phẩm hiệu quả. Du khách được trải nghiệm hái cam, thưởng thức trái cây tươi ngay tại vườn, tìm hiểu quy trình canh tác và mua sản phẩm ngay tại địa phương. Sự kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch đã nâng cao hình ảnh thương hiệu cam Lục Ngạn trong mắt người tiêu dùng và là một hướng đi phù hợp trong bối cảnh phát triển nông thôn bền vững.

Tuy nhiên, cùng với cơ hội, cam Lục Ngạn cũng đang đối mặt với không ít thách thức. Việc mở rộng diện tích quá nhanh trong thời gian ngắn khiến cung vượt cầu, đặc biệt trong giai đoạn 2018–2020, giá cam sụt giảm nghiêm trọng – có thời điểm chỉ còn 8.000–10.000 đồng/kg, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, công nghệ sau thu hoạch như bảo quản lạnh, chế biến nước ép, chiết xuất tinh dầu… vẫn chưa được đầu tư tương xứng. Trên thế giới, có tới 80% cam được tiêu thụ ở dạng chế biến nhưng tại Lục Ngạn, hầu như sản phẩm vẫn chỉ được tiêu thụ tươi, dẫn đến tình trạng dội hàng nếu không bán kịp. Nhiều hộ vẫn sản xuất nhỏ lẻ, chưa liên kết chặt chẽ theo chuỗi, thiếu truy xuất nguồn gốc, thiếu nhãn hiệu hàng hóa rõ ràng khiến khả năng vươn xa ra thị trường quốc tế còn hạn chế.

Diện tích trồng cam tại Lục Ngạn cũng theo đó giảm mạnh sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Tính đến năm 2023, toàn vùng chỉ còn khoảng 2.340 ha trồng cam, sản lượng giảm còn 28.700 tấn. Bài toán đặt ra hiện nay không còn là mở rộng quy mô mà là nâng cao giá trị nội tại, bảo đảm đầu ra ổn định và tiếp tục định vị thương hiệu cam Lục Ngạn như một sản phẩm chất lượng cao, có tính bản địa hóa rõ nét.

Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng cam Lục Ngạn – trong đó nổi bật là cam Canh, cam V2 và cam lòng vàng – đã vươn lên trở thành một trong những nông sản đặc sản hàng đầu của Bắc Ninh. Với nền tảng là vùng trồng có điều kiện tự nhiên đặc thù, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và sự quyết tâm của người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, cam Lục Ngạn hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục phát triển theo hướng chuyên sâu, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tương lai của loại quả ngọt này, vì thế, không chỉ dừng lại ở chợ phiên, sạp hàng hay mùa Tết – mà đang rộng mở trên bản đồ nông sản Việt Nam và thế giới.

Chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn tại nước ngoài

Cây vải thiều bắt đầu được trồng ở vùng trồng Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhưng đến đầu những năm 1990 việc trồng vải mới thực sự phát triển mạnh. Năm 2004, diện tích trồng vải thiều của vùng trồng có gần 13 ngàn ha; cây vải thiều đã trở thành niềm tự hào đối với mỗi người dân Lục Ngạn; là cây không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương…

Nhận thức được tiềm năng, lợi thế đó, Sở KH&CN Bắc Giang (cũ) đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN); cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Vải thiều Lục Ngạn” vào năm 2005 và Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn vào năm 2008. Lúc này, sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn có giá trị cao hơn khu vực khác từ 40-50%. Tiếp đó, năm 2010, Sở KH&CN tiếp tục triển khai thành công Dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn cho vải thiều Lục Ngạn. Theo đó, dự án đã thành lập và duy trì hoạt động của hội Sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn; thống nhất quy trình canh tác, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm... Vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước và đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ tại 8 quốc gia: Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và Mỹ.

Trong đó, Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Tuy nhiên, sau 3 năm kiên trì đàm phán, tháng 4 năm 2021 Nhật Bản chấp thuận và ra uyết định cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn; đây là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được cấp tại Nhật Bản. Từ khi vải thiều Lục Ngạn được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật bản đã có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và xuất khẩu, đến nay toàn tỉnh đã có 32 mã vùng trồng vải thiều được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản với tổng diện tích trên 100ha, đây là thành quả của một quá trình chuẩn bị từ khi nộp đơn đăng ký đến khi được cấp văn bản bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều tại Nhật Bản. Qua đó, thể hiện được sự quyết tâm chỉ đạo sản xuất của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, sự đồng lòng, thống nhất và trình độ của người sản xuất, khẳng định chất lượng quả vải thiều Bắc Ninh (ngày nay) đã chinh phục được thị trường khó tính nhất Nhật Bản.

Phạm Hùng

Tin bài khác

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với thách thức ngày càng gay gắt về môi trường, biến đổi khí hậu và áp lực tái cơ cấu sản xuất, việc “biến rác thành vàng” không còn là khẩu hiệu, mà đã trở thành hướng đi thực tế, hiệu quả và giàu tính lan tỏa.
Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 bằng các hành động cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt. Trong đó, xây dựng Đề án tổng thể về sản xuất trồng trọt phát thải thấp giai đoạn 2025–2030 là bước đi quan trọng, giúp chuyển đổi tư duy, quy trình canh tác và tạo nền tảng pháp lý đồng bộ nhằm giảm phát thải, nâng cao giá trị nông sản và bảo vệ môi trường sống.
Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Bắc Ninh, vùng đất giàu truyền thống văn hóa giữa lòng đồng bằng Bắc Bộ, không chỉ được biết đến là “thủ phủ công nghiệp điện tử” của cả nước, mà còn đang âm thầm kiến tạo một hành trình phát triển nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu, nông nghiệp Bắc Ninh đang cho thấy những chuyển động tích cực, từng bước định hình tương lai mới cho ngành nông nghiệp địa phương: Một tương lai xanh, sạch và bền vững.
Xem thêm
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội.
Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội. Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín đã diễn trong không khí trang trọng, đầm ấm.
Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Từ năm 2026 đến 2031, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm hoàn toàn nhiều loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy và hàng hóa chứa vi nhựa.
Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Căn nhà cổ hơn 400 năm tuổi ở Trung Quốc được xây hoàn toàn từ gỗ kim tơ nam mộc - loại gỗ quý hiếm từng chỉ dùng trong cung điện xưa.
Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Liên danh Công ty CP Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức đối tác công tư.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại" sang Anh, Mỹ.
Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Trong hàng chục quý gần đây, mặc dù doanh thu luôn trên 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Phân bón Quốc tế Âu Việt phổ biến dao động quanh 2-4 tỷ đồng.
Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000
"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

10 năm kiên trì khởi nghiệp, anh Vũ Văn Quân (SN 1990),TP. Hải Phòng đã vươn lên trở thành chủ nhân của trang trại cá Koi lớn nhất Hải Phòng.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Điều khiến Hồ Tây trở nên đặc biệt hơn cả, chính là cảnh sắc bốn mùa thay đổi, mà nổi bật nhất là mùa sen tháng sáu và thung lũng hoa nở rộ quanh năm.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm