Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Từ chiếc mo cau rụng giữa vườn, chàng kỹ sư ở Quảng Ngãi đã tái sinh chúng thành chén, đĩa, hộp cơm... để xuất khẩu và phục vụ khách trong khoang VIP của một hãng bay lớn.
aa

Quảng Ngãi, miền đất nắng gió của dải đất miền Trung, được mệnh danh là "xứ ngàn cau" với hơn 2.000ha trồng cau tập trung tại Nghĩa Hành và Sơn Tây. Người dân nơi đây quen với việc bán quả cau cho thương lái, còn mo cau – phần bẹ khô rụng xuống từ cây thường chỉ dùng để nhóm bếp hoặc vứt bỏ.

Vậy mà, anh Nguyễn Văn Tuyến (SN 1984), quê gốc Quảng Ngãi, lớn lên ở Phú Yên, đã nhìn những chiếc mo cau rơi dưới gốc và nghĩ khác.

"Sau khi đọc được tài liệu về việc tái chế mo cau thành vật dụng sinh thái tại Ấn Độ, tôi nhận thấy tiềm năng lớn từ việc sản xuất các vật dụng phục vụ sinh hoạt từ mo cau. Ý tưởng này nếu thành công vừa tăng thu nhập cho người trồng cau, vừa góp phần bảo vệ môi trường...", anh Tuyến nhớ lại.

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Nhờ anh Nguyễn Văn Tuyến mà mo cau - thứ phế phẩm nằm rải rác dưới gốc cây, từng chỉ dùng để nhóm bếp hoặc vứt bỏ, bỗng chốc trở thành nguyên liệu của những chiếc chén, đĩa, hộp cơm thân thiện môi trường.

Nghĩ là làm, cuối năm 2019, anh Tuyến quyết định từ bỏ công việc kỹ sư giao thông và đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại huyện Nghĩa Hành - vùng trồng cau lớn nhất Quảng Ngãi. Anh nhập máy móc từ Ấn Độ về lắp ráp, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Từng chiếc mo cau được anh Tuyến thu mua với giá 1.000 đồng/cái, rửa sạch, ngâm mềm rồi ép nhiệt trong khuôn ở nhiệt độ 80 - 120 độ C. Thành phẩm là những chiếc chén, đĩa, khay đựng thức ăn sinh thái vừa chắc chắn, đẹp mắt, vừa có thể tái sử dụng và không thấm nước. Sau đó, sản phẩm được khử khuẩn bằng tia UV, đóng gói kỹ lưỡng để đủ điều kiện xuất khẩu.

Từ những đơn hàng nhỏ, sản phẩm của anh Tuyến dần có mặt tại các hội chợ nông nghiệp. Năm 2020, một hãng hàng không nội địa bất ngờ đặt mua loạt chén đĩa mo cau cho khoang thương gia.

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Mỗi mo cau có thể cho ra 1 - 5 sản phẩm tùy loại.
Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Các sản phẩm từ mo cau được diệt khuẩn bằng máy chiếu tia UV trước khi đóng gói.

Từ thành công này, năm 2021, anh Tuyến tiếp tục mở rộng sản xuất. Hiện tại, xưởng của anh Tuyến vận hành 9 máy ép, mỗi tháng cung cấp khoảng 600.000 sản phẩm. Cơ sở tạo việc làm ổn định cho gần 20 lao động địa phương, chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi, với mức thu nhập 6 - 8 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, việc thu mua mo cau còn giúp người dân tăng thu nhập, bên cạnh việc bán quả. Từ tháng 3 đến tháng 10 là thời gian mo cau rụng. Trung bình một ha cau cho khoảng 12.500 chiếc mo mỗi năm. Nếu bán với giá 1.000 đồng/cái thì nông dân có thể kiếm thêm 12 - 13 triệu đồng từ thứ từng bị xem là rác.

“Không chỉ là sản phẩm sinh thái, tôi muốn mô hình này mang lại giá trị cho cộng đồng, từ người trồng cau đến người lao động tại quê nhà”, anh Tuyến nói.

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Đến nay anh Tuyến đã tạo ra gần 50 sản phẩm chén, đĩa,... từ mo cau.
Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Mo cau được đưa vào khuôn ép nhiệt tạo hình thành chén, đĩa, thìa, muỗng, khay đựng thức ăn,... với đa dạng hình dáng, kích thước.

Mỗi chiếc chén, đĩa mo cau có giá chỉ từ 1.000 đến 5.000 đồng và có thể sử dụng lại nhiều lần. Nhờ đặc tính sinh thái và an toàn với môi trường, sản phẩm nhanh chóng chinh phục thị trường quốc tế. Tính đến nay, anh Tuyến đã xuất khẩu hàng trăm nghìn sản phẩm sang Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hà Lan, mang lại doanh thu khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm.

Dù đã “lên máy bay” và “xuất ngoại”, nhưng tại thị trường trong nước, sản phẩm mo cau vẫn chưa thật sự phổ biến. Giá cả, thói quen tiêu dùng và sức ép từ các sản phẩm nhựa rẻ tiền vẫn là rào cản lớn.

Gần đây, một đoạn video giới thiệu hộp cơm mo cau bất ngờ lan toả mạnh trên mạng xã hội. Từ hiệu ứng đó, anh Tuyến bắt đầu đặt kỳ vọng lớn hơn vào thị trường trong nước, chọn hộp cơm làm sản phẩm chủ lực cho chiến lược sắp tới.

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay
Hộp cơm làm bằng mo cau.

“Khởi nghiệp không nhất thiết phải bắt đầu bằng điều gì thật lớn. Có khi, chỉ cần bắt đầu từ một chiếc mo cau bị bỏ quên. Không chỉ là sản phẩm, tôi muốn kể một câu chuyện rằng rác cũng có thể thành tài nguyên, nếu biết nhìn đúng hướng”, anh nói.

Trong thời gian tới, anh Tuyến dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các sản phẩm từ phần lá và thân cau, hướng tới mô hình khai thác toàn diện cây cau và xây dựng chuỗi giá trị bền vững "từ gốc tới ngọn".

Mỹ An

Tin mới

Thủ tục hợp quy phân bón: Các bước thực hiện theo quy định pháp luật

Thủ tục hợp quy phân bón: Các bước thực hiện theo quy định pháp luật

Quản lý chất lượng phân bón bằng phương thức hợp quy là yêu cầu pháp lý bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn nông nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón cần nắm rõ quy trình thực hiện thủ tục hợp quy, từ đánh giá, lập hồ sơ đến công bố tại cơ quan chuyên môn để tránh sai phạm và bị xử phạt hành chính.
Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Để đưa hoa ra thị trường quốc tế, cần thực hiện đúng quy trình xuất khẩu hoa tươi, bao gồm các bước như đóng gói, bảo quản, làm thủ tục hải quan và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.
Minh bạch và đơn giản hóa thủ tục gây nuôi động vật rừng thông thường bằng Thông tư 27/2025/TT-BNNMT

Minh bạch và đơn giản hóa thủ tục gây nuôi động vật rừng thông thường bằng Thông tư 27/2025/TT-BNNMT

Việc nuôi động vật rừng thông thường giờ đây phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mới tại Thông tư 27/2025/TT-BNNMT, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Tổ chức, cá nhân nếu không đáp ứng điều kiện về nguồn gốc hợp pháp, an toàn chăn nuôi và trách nhiệm báo cáo có thể đối mặt với xử lý hành chính. Cập nhật kịp thời để tránh rủi ro pháp lý và phát triển bền vững hoạt động nuôi.

Tin bài khác

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn. Không ít người tự nhận mình "thiếu duyện", "không có tay trồng hoa", rồi từ bỏ hẳn việc trồng cây cảnh trong nhà.
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng: Những quyền lợi và trách nhiệm cần biết

Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng: Những quyền lợi và trách nhiệm cần biết

Giống cây trồng chỉ được phép lưu hành và buôn bán khi đáp ứng đủ các điều kiện về pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Từ công bố lưu hành, đánh giá hợp quy đến dán nhãn sản phẩm, mỗi bước đều là yêu cầu bắt buộc theo luật. Hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm sẽ giúp tổ chức, cá nhân chủ động trong hoạt động kinh doanh giống cây trồng.
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP, ngày 24/6/2025 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 27/2025/TT-BNNMT chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đồng thời, quy định xử lý hành chính về hành vi săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Không ít người trong số đó đã “trồng ra bạc tỷ” từ những loại cây tưởng chừng dân dã, ít ai ngờ tới.
Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hơn 10 năm qua, doanh nhân Phạm Thanh Việt – Giám đốc Công ty TNHH Starphar, người sáng lập Ba Bảo Farm – đã kiên trì phục dựng văn hóa chọi gà.
Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm tự hào mang đến những tuyệt tác đá quý tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật chế tác và phong thủy ứng dụng.
Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Anh Nguyễn Văn Tiên (sinh năm 1996) ở Hải Hậu, Nam Định, nổi tiếng với nghề làm mô hình tiểu cảnh tái hiện những ngôi nhà cũ, giữ gìn ký ức tuổi thơ.
Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Doanh nhân – nghệ nhân ưu tú Đức Tân xem gốm không chỉ là sản phẩm ứng dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa của mình tạo nên.
Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Từ kỹ thuật đến triết lý, cây cảnh Việt Nam không chỉ là thú chơi thanh nhã mà còn là một hình thái nghệ thuật mang đậm tinh thần Á Đông.
Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng từ 10% đến 46% đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng ứng phó.
Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Từ một thú vui tao nhã trong vườn nhà, ngành cá cảnh Trung Quốc đang lột xác nhờ làn sóng thương mại điện tử và đặc biệt là hình thức bán hàng qua livestream.
Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Việc ứng dụng drone trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Sau 10 năm khó khăn vì không chịu thuế VAT, từ 01/7/2025, ngành phân bón sẽ được áp lại thuế 5% theo luật mới.
Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Nhật Bản vừa công bố một phát minh đáng chú ý: vật liệu nhựa có khả năng phân hủy hoàn toàn trong nước biển chỉ sau vài giờ.
Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Nhu cầu duy trì cây xanh, chăm sóc cảnh quan, không gian xanh tại các trụ sở, tuyến phố trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang được nhiều địa phương quan tâm.
Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Không trông chờ vào phương pháp canh tác truyền thống, nhiều nông dân đã chủ động thay đổi cách làm nông bằng kỹ thuật hiện đại và giống cây phù hợp.
Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ sản xuất sợi dệt từ lá dứa,một loại phế phẩm nông nghiệp thường bị đốt bỏ đã được ứng dụng ở quy mô công nghiệp.
Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ một thú vui thời sinh viên, anh Lê Văn Huệ đã xây dựng nên mô hình trang trại nuôi cá cảnh công nghệ cao tại xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi lưu giữ hơn 2.000 loài cây cảnh quý.
Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Dịch vụ mát xa chân bằng cá – trải nghiệm tưởng lạ mà quen, đang dần trở thành “đặc sản tinh thần” hút khách trong và ngoài nước.
Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Trồng cây trong sân, là gieo phúc trước cửa. Người xưa tin rằng, có những loài cây không chỉ tỏa bóng mát mà còn là "trấn vật sống", thu khí lành, giữ vận tốt.
5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Với gần 600 làng nghề sinh vật cảnh, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành cây cảnh, từ thú chơi truyền thống thành ngành kinh tế quy mô lớn.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm
Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nằm giữa làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam), ngôi nhà gần 200 năm tuổi của ông Đồng Viết Mão được làm hoàn toàn từ gỗ mít, nổi bật với không gian mát rượi quanh năm.
Xem thêm