Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình
“Biến” kẻ thù của dòng sông thành sản phẩm hữu ích
Trong bối cảnh rác thải nhựa, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần, đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, nhiều sáng kiến xanh đã được ra đời nhằm thay thế các vật liệu độc hại này. Một trong những sáng kiến đáng chú ý chính là việc sử dụng cây lục bình để sản xuất chén, dĩa, một ý tưởng được hiện thực hóa bởi anh Thuận.
Lục bình, vốn được xem là loài cây gây hại vì phát triển quá nhanh, cản trở giao thông đường thủy và làm nghèo kiệt nguồn oxy của các dòng sông, nay đã được anh Thuận “biến” thành nguyên liệu thân thiện với môi trường. Với sự tìm tòi và nghiên cứu, anh Thuận đã tận dụng thân, lá, rễ lục bình những phần thường bị bỏ đi để sản xuất giấy và làm ra các sản phẩm chén, dĩa có thể phân hủy tự nhiên.
Anh Thuận bắt đầu khởi nghiệp từ cây lục bình vào năm 2019. Ban đầu, anh chủ yếu sản xuất sợi lục bình khô để làm ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Dần dần nhờ kiên trì, ham học hỏi nên công việc làm ăn có hiệu quả, giúp anh mở rộng quy mô sản xuất. Không ngừng sáng tạo về mẫu mã, anh Thuận lại tìm tòi nghiên cứu để đưa ra thị trường sản phẩm mới. Năm 2021, sau thời gian nghiên cứu, anh nhận thấy có rất nhiều phế phẩm từ sợi lục bình khô không được sử dụng mà bỏ đi. Điều này gây thất thoát và ảnh hưởng đến doanh thu của cơ sở. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng tạo ra giấy lục bình và sản xuất ra các sản phẩm chén, dĩa dùng một lần từ nguyên liệu này.
Chia sẻ về ý tưởng của mình, anh Thuận cho biết: "Ban đầu tôi chỉ nghĩ đơn giản là làm sao tận dụng được cây lục bình, một loại cây rất phổ biến nhưng lại ít giá trị kinh tế. Sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra rằng lục bình có thể trở thành nguồn nguyên liệu tuyệt vời để thay thế nhựa".
Hướng đi bền vững cho tương lai
Trải qua 3 năm nghiên cứu, sản phẩm chén, dĩa làm từ lục bình của Thuận được định hình. Song, do làm hoàn toàn từ thủ công ở các công đoạn, nên độ nén và liên kết của chén, dĩa từ lục bình chưa cao. Chàng trai trẻ vùng Thất Sơn đang tìm kiếm vốn đầu tư, xây dựng hệ thống làm sản phẩm hoàn toàn bằng công nghệ để ra mắt thị trường trong thời gian sớm nhất.
![]() |
Anh Thuận làm ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường từ cây lục bình - (Ảnh: Ngọc Trinh) |
Để biến lục bình thành giấy phải trải qua một quy trình sản xuất tỉ mỉ. Trước tiên là thu gom lục bình trên các dòng sông, kênh, rạch, sau đó làm sạch, loại bỏ tạp chất và nghiền nhỏ thành bột mịn, đem nấu bột để tách thành phần hữu cơ, cho vào máy xeo cán bột giấy và tạo phôi giấy, giấy lục bình được đưa vào máy sấy nhiệt, giấy được đưa vào máy ép nhiệt để định hình sản phẩm.
“Khi nấu phải đạt được nhiệt độ từ 1.000 - 1.300 độ C. Nấu xong, bột lục bình được được cho vào khuôn có sẵn và ép tách nước, lưu ý bột phải được cán điều vào khuôn với độ dày nhất định. Tiếp đến là công đoạn sấy khô giấy lục bình với nhiệt độ từ 500 - 800 độ C. Sau cùng là ép chén, dĩa lục bình. Giấy lục bình được đưa vào máy ép nhiệt để định hình sản phẩm. Máy ép phải được thiết kế chuyên dụng và đảm bảo nhiệt độ nhất định, tránh gây sạm màu khi ép”, anh Thuận cho biết.
![]() |
Lục bình đem phơi để làm ra giấy - (Ảnh Ngọc Trinh) |
Do các sản phẩm được tạo ra từ giấy lục bình nên công nghệ sản xuất cũng tương tự với cách sản xuất giấy như hiện nay. Nhưng sản phẩm có sự khác biệt so với các phẩm khác là về chất lượng do giấy từ lục bình được sản xuất hoàn toàn tự nhiên là bột lục bình chiếm 98%, chất chống thấm keo AKD chiếm 0.5%, và 1.5% còn lại là bột thực phẩm (bột năng hoặc bột mì đa năng) được khuấy thành keo thay thế hóa chất tạo độ dai và độ bụt của giấy cho ra sản phẩm có chất lượng tương đương với giấy thông thường.
Hiện, bình quân mỗi tháng, anh Thuận cung cấp cho thị trường khoảng 3 tấn lục bình phơi khô, với giá 18.000 - 20.000 đồng/kg. Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như túi xách, ví, nón, hộp đựng đồ… anh xuất ra thị trường từ từ 100 - 120 sản phẩm/tháng, giá bán 200.000 - 250.000 đồng/sản phẩm. Nhờ đó giúp anh thu lãi gần 40 triệu đồng.
![]() |
Giấy từ lục bình - (Ảnh: Ngọc Trinh) |
Hiện Thuận đang tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân quan tâm đến môi trường. Đồng thời, anh cũng không ngừng cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm chén, dĩa, giấy từ lục bình nhằm mục đích giảm giá thành.
Tin mới


Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới
Tin bài khác

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
