Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại học lâm nghiệp - Chào tân sinh viên khóa 39 Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Một số nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan sân vườn

17/04/2021

Thiết kế sân vườn, cảnh quan là một công việc không đòi hỏi sự chuẩn xác tuyệt đối như ngành thiết kế kiến trúc, nội thất hay những ngành khoa học khác nhưng nó có sự khác biệt rất lớn giữa thiết kế theo nguyên tắc và không theo nguyên tắc thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế sân vườn nói riêng. Một bản vẽ thiết kế chuẩn đem đến một khu vườn đẹp, tiện ích, lâu dài, chuyên nghiệp và ngược lại, thiết kế tự phát đem đến sự giả tạo, vụng về, không bền vững.

Thiết kế cảnh quan, sân vườn là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, đầu tư chất xám rất nhiều, việc thiết kế theo khuôn mẫu, ISO hóa và rập khuôn theo những nguyên tắc nào đó là điều hoàn toàn sai lầm. Dẫu vậy, chúng ta vẫn nên tuân theo một số nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan, sân vườn. Cùng Tạp chí Mongarden tìm hiểu một số nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan sân vườn nhé

1. Tính cân bằng (Balance)

Tính cân bằng trong thiết kế cảnh quan sân vườn là sự cân bằng về mọi thứ trong bản vẽ thiết kế như đường, cây, vật liệu…Hoặc căn bằng theo một góc nào đó. Có hai thể cân bằng trong nguyên tắc này là cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng:

  • Cân bằng đối xứng: Là tất cả các yếu tố trong thiết kế đều được chia đều, Luôn có bản sao của tiểu cảnh nào đó đối xứng nhau qua một trục nhất định.
  • Cân bằng không đối xứng: Là một dang không cân bằng, trừu tượng hay tự do những vẫn tạo nên sự thống nhất và cân bằng thông qua sự lặp lại của một số yếu tố.

2. Tính thống nhất (Unity)

Tính thống nhất trong thiết kế cảnh quan sân vườn được hiểu là sự lặp đi lặp lại một cách có nguyên lý, nhất quán và thống nhất các yếu tố: kích thước, chiều cao, chủng loại, màu sắc. Tất cả được sắp xếp theo một thể thống nhất tạo ra được những cảnh quan, sân vườn rất đẹp và còn có phong cách rất riêng theo những chủ đề nào đó.

3. Tính cân đối (Proportion)

Tính cân đối có thể hiểu đơn giản là tỷ lệ giữa các yếu tố trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Nguyên tắc này tương đối đơn giản nhưng cũng rất dễ vi phạm dù là những kiến trúc sư cảnh quan dày dạn kinh nghiệm cũng dễ vi phạm vì nguyên tắc này rất dễ bị bỏ qua. Tính cân đối tương đối có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với các khu vực khác nhau. Mục đích chính là tạo ra tỷ lệ hài hòa giữa ba kích thước Dài, Rộng, Cao (hoặc sâu).

4. Tính lặp lại (Repetition)

Tính lặp lại trong thiết kế cảnh quan sân vườn khá giống với tính thống nhất (mục 1). Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa 2 nguyên tắc là tính thống nhất sử dụng cho tất cả các yếu tố trong thiết kế cảnh quan sân vườn còn tính lặp lại thường sử dụng để lặp lại cho một vài yếu tố, hình thức nhất định. Lưu ý khi sử dụng tính lặp lại là không nên lặp lại yếu tố, hình thức quá nhiều sẽ dẫn đến sự nhàm chán hoặc sử dụng quá nhiều yếu tố khác nhau cũng dẫn đến sự lộn xộn, vô tổ chức.

5. Tính đơn giản hóa (Simplicity)

Tính đơn giản hóa là một nguyên tắc thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho chủ đề thiết kế một cách hiệu quả nhất. Sử dụng tính đơn giản hóa trong thiết kế là sử dụng các yếu tố đơn giản, tránh sử dụng quá nhiều vật liệu trang trí (Sử dụng ít màu sắc, chỉ sử dụng 2 hoặc 3 loại trong một yếu tố rồi lặp lại nó).

6. Tính chuyển tiếp tự nhiên (Natural transition)

Tính chuyển tiếp tự nhiên có nghĩa là đảm bảo sự thay đổi diễn ra dần dần. Điểm dễ nhận biết nhất của tính chuyển tiếp tự nhiên là màu sắc và chiều cao của cây. Tính chuyển tiếp tự nhiên thường được sử dụng là bước chuyển hiệu ứng, tức là trồng cây theo thứ tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần (Cây tầng cao, tầng trung bình, tầng thấp).

7. Màu sắc (Color)

Màu sắc trong thiết kế cảnh quan sân vườn thể hiện vẻ đẹp quyến rũ và thực tế cuộc sống cũng như nhấn chủ đề thiết kế một cách hoàn hảo. Một số dạng màu sắc được sử dụng trong thiết kế như sau:

  • Màu ấm: Thể hiện sự tươi sáng qua các gam màu: Đỏ, Vàng, Cam
  • Màu lạnh: Xanh lá, xanh dương, màu phấn. Thường sử dụng khi cảnh quan sân vườn có diện tích nhỏ vì sử dụng màu lạnh làm cho một đối tượng có cảm giác xa hơn, lớn hơn.
  • Màu trung tính: Xám, đen, trắng. Sử dụng như màu nền kết hợp với màu ấm.
  • Các màu khác: Tùy thuộc vào chủ đề trong thiết kế.

8. Đường nét (Line)

Đường thường liên quan đến cách di chuyển mắt và dòng chảy xung quanh như lối đi hay dòng chảy…Có 2 dạng đường thường sử dụng là đường thẳng và đường cong uốn lượn.

  • Đường thẳng hay vuông góc tạo sự mạnh mẽ, mang tính cấu trúc, đem đến cảm giác an toàn, dễ chịu, thuận tiện trong sử dụng.
  • Đường cong uốn lượn: Tạo cảm giác tự nhiên, mềm mại, nhẹ nhàng, phóng khoáng tạo nên cảm giác quyến rũ.

Minh Đức ST

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng