Ngắm hoa Chi Pâu trên nóc nhà Yên Bái
Vợ chồng anh Nguyễn Anh Chiêm, 41 tuổi và chị Đỗ Thị Quỳnh, 38 tuổi, Hà Nội, có chung sở thích du lịch khám phá và chụp ảnh. Họ vừa có chuyến đi ba ngày hai đêm, từ 14 đến 16/9, lên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 m, nơi được mệnh danh là "nóc nhà Yên Bái" để ngắm hoa chi pâu. Hai người đã lên kế hoạch từ năm 2021 nhưng vì dịch bệnh nên đành hoãn lại.
Chị Quỳnh tạo dáng để anh Chiêm chụp ảnh. Bộ ảnh với hoa Chi Pâu là món quà tinh thần anh tặng sinh nhật vợ.
Hoa chi pâu có tên là swertia hoặc cỏ mật rồng hay đại tử đương dược. Cái tên chi pâu bắt nguồn từ câu trả lời của người H’Mong khi được hỏi về loài hoa này. Tsi Pau (phiên âm là "chi pâu" có nghĩa là "không biết"). Từ đó, dân leo núi ở Việt Nam vẫn duy trì cách gọi đậm chất vùng cao này.
Vợ chồng anh từng nhìn thấy hoa chi pâu nhiều lần qua các bộ ảnh. "Nhưng tận mắt chứng kiến thảm hoa nở tím bên sườn núi lại là một cảm giác hoàn toàn khác. Dưới ánh bình minh của núi rừng, những thảm hoa còn đọng sương khiến chúng tôi như lạc vào khung cảnh thần tiên", anh Chiêm chia sẻ.
Cận cảnh hoa Chi Pâu.
Chuyến đi lần này của anh Chiêm có nhiều điều đặc biệt. Yên Bái là nơi hai vợ chồng đều yêu thích. Đã đến đây vài lần nhưng leo Tà Chì Nhù ngắm chi pâu là trải nghiệm chưa từng có. "Chuyến đi rất ý nghĩa với tôi. Chúng tôi đi đúng sinh nhật Quỳnh. Những bức ảnh bên cánh đồng hoa là món quà tôi muốn dành tặng vợ", nam du khách chia sẻ.
Từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10, hoa chi pâu nở rực rỡ, trong đó thời gian đẹp nhất là giữa tháng 9. Do hoa mọc trên địa hình đồi núi, ở độ cao 2.500 m trở lên, nên rất khó chụp ảnh. Để có những bức ảnh ưng ý, anh Chiêm sử dụng ống tele để chụp ảnh có người, và ống góc rộng chụp toàn cảnh. "Do khung cảnh rộng lớn, độ dốc cao nên nhiều bức tôi phải chụp pano dọc và ngang, kếp hợp kỹ thuật bracketing (chụp 3-5 tấm rồi ghép thành một)".
"Khoảnh khắc đẹp nhất của hoa là dưới ánh bình minh. Lúc đó chi pâu như một nàng công chúa giữa núi rừng Tây Bắc. Do đó, nếu muốn săn chi pâu lúc đẹp nhất, bạn cần chọn một ngày nắng để chụp được cả bình minh và hoàng hôn", anh Chiêm nói. Chuyến đi lần này của anh chỉ chụp được bình minh, còn hoàng hôn do thời tiết không ủng hộ nên không có ảnh đẹp.
Thời tiết trên núi thất thường, lúc mưa lúc nắng nên bạn cần mang theo áo mưa, áo rét, mũ, thuốc dự phòng như cảm cúm, đau đầu hạ sốt, sạc dự phòng, đèn pin đội đầu...
Chuyến đi của anh Chiêm lần này có bảy người. Họ xuất phát từ 2h ở Hà Nội, đi theo Google Maps đến Trạm Tấu, Yên Bái lúc 8h. Sau khi nghỉ ngơi, 9h cả nhóm bắt đầu leo núi. "Đây là ngày vất vả nhất hành trình. Khoảng ba tiếng đầu, chúng tôi leo núi suôn sẻ, độ dốc ít. 12h, đoàn nghỉ ngơi ăn trưa. Chặng đường sau bữa trưa bắt đầu vất vả hơn, độ khó tăng lên do địa hình dốc, nhiều đoạn thẳng đứng. Cả đoàn đều rất mệt nhưng ai cũng khích lệ lẫn nhau để quyết tâm lên đến nơi. 16h, chúng tôi đến lán nghỉ", anh Chiêm kể.
Ngày thứ hai là ngày đẹp nhất, theo đánh giá của cả nhóm. Họ dậy lúc 4h, ăn sáng rồi thu dọn đồ đạc để 5h xuất phát lên đỉnh chinh phục Tà Chì Nhù. Trên đường đi, mọi người say sưa ngắm nhìn những thảm hoa nở rộ bên sườn núi, rực rỡ dưới ánh bình minh. "Chúng tôi đi chậm để ngắm tiên cảnh của núi rừng", anh Chiêm nói.
Càng lên cao, hoa chi pâu nở càng tím ngắt. Ở trên đỉnh là cả một vạt hoa rừng hiện ra trước mắt. Đây cũng là vị trí nhiều hoa và đẹp nhất Tà Chì Nhù. Cả đoàn nghỉ ngơi ăn trưa, rồi chụp ảnh với cột mốc 2.799 m. Sau đó, lúc 15h, họ tiếp tục vòng đến lán dê (nơi người dân nuôi dê) để ngắm hoàng hôn. Hoa chi pâu bên lán có màu trắng pha hồng, thay vì tím như phía trên đỉnh. Sau đó, tất cả đi tới lán chuyên biệt phục vụ nghỉ ngơi qua đêm, ăn uống. Ngày cuối cùng, nhóm di chuyển xuống núi để khởi hành về Hà Nội, kết thúc chuyến đi.
Chi phí chuyến đi: Thuê porter: 500.000 đồng một người một ngày; Ăn uống: 4,7 triệu đồng (3 ngày 2 đêm cho nhóm 7 người); Xăng xe: 400.000 đồng cho một xe 7 chỗ; Phí đường bộ: 140.000 đồng. Tổng chi phí: gần 13 triệu đồng/7 người
Phương Anh
Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Tin mới


Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc
Tin bài khác

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu
Đọc nhiều

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
