Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, việc bảo đảm chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực thú y trở thành mối quan tâm lớn khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho thú cưng ngày càng gia tăng. Để đáp ứng yêu cầu này, pháp luật đã đặt ra những quy định chặt chẽ về bằng cấp và chứng chỉ hành nghề, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và an toàn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho vật nuôi. Theo Luật Thú y 2015, cá nhân hành nghề bắt buộc phải có bằng cấp chuyên môn và chứng chỉ hành nghề phù hợp, trong khi các tổ chức như phòng khám, bệnh viện thú y phải bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự đạt chuẩn. Những quy định này không chỉ là cơ sở pháp lý để được cấp phép hoạt động, mà còn là nền tảng để xây dựng uy tín, tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
![]() |
Việc đăng kí và vận hành phòng khám, bệnh viện thú y yêu cầu cá nhân, tổ chức phải đáp ứng nghêm ngặt các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất. - (Ảnh: vethospital.vnua.edu.vn) |
Qua đó, việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện này không chỉ giúp các cơ sở thú y hoạt động đúng pháp luật, mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị và từng bước đưa ngành thú y Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực quốc tế về chăm sóc động vật.
Đây là điều kiện hành nghề yêu cầu pháp lý bắt buộc khi đăng ký hoạt động, không những thế còn giúp cơ sở nâng cao uy tín dịch vụ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và củng cố niềm tin từ khách hàng. Luật Thú y cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ các điền kiện hành nghề cho từng đối tượng, nhằm đảm bảo mọi hoạt động chăm sóc, chuẩn đoán, điều trị cho động vật được thực hiện một cách chuyên nghiệp, an toàn và minh bạch nhất.
Việc đăng kí và vận hành phòng khám, bệnh viện thú y yêu cầu cá nhân, tổ chức phải đáp ứng nghêm ngặt các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất. Đây là những cơ sở y tế chuyên cung cấp dịch vụ thú y như khám, chẩn đoán, điều trị, tiêm phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện các ca phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời có các dịch vụ chăm sóc như tắm rửa, cắt tỉa lông, vệ sinh tai miệng. Bên cạnh đó, phòng khám còn kết hợp phân phối thuốc thú y để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh cho vật nuôi. Căn cứ Điều 108 Luật Thú y 2015, cá nhân hành nghề tại phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực đảm nhận, bảo đảm có đạo đức nghề nghiệp và đủ sức khỏe để làm việc. Với các tổ chức như bệnh viện thú y, yêu cầu cao hơn, bao gồm việc bố trí nhân sự có chứng chỉ và trình độ đúng chuẩn, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật đạt tiêu chuẩn pháp luật. Nghị định 35/2016/NĐ-CP đã làm rõ các điều kiện này để mọi hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, khám chữa bệnh cho động vật, đặc biệt là thú cưng, diễn ra đúng pháp luật và chuyên nghiệp.
Trong lĩnh vực thú y cho thú cưng, trình độ chuyên môn được quy định rõ ràng cho từng vị trí. Người trực tiếp chẩn đoán, khám và điều trị bệnh cho động vật phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y hoặc chăn nuôi thú y. Đối với các cơ sở thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật, xét nghiệm hay chẩn đoán nâng cao, người phụ trách kỹ thuật phải có trình độ đại học trở lên trong cùng chuyên ngành. Nhân viên tiêm phòng cần có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật tiêm phòng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, nhằm đảm bảo thành thạo kỹ năng và tuân thủ quy trình an toàn. Những yêu cầu này giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của dịch vụ thú y mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro trong điều trị, bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và cộng đồng.
Ngoài các tiêu chuẩn trình độ và chứng chỉ, cần xây dựng quy trình về vệ sinh và an toàn sinh học một cách khoa học đối với cơ sở thú y nhất là phòng khám và bệnh viện thú y dành cho thú cưng, động vật. Các quy trình này phải được niêm yết công khai để mọi nhân viên dễ dàng theo dõi và tuân thủ. Những khu vực chức năng như phòng phẫu thuật, khu lưu giữ động vật cần được khử trùng và vệ sinh thường xuyên, trong khi các khu vực hành chính hoặc lưu trữ thuốc có thể áp dụng quy trình vệ sinh nhẹ hơn nhưng vẫn bảo đảm sạch sẽ. Các vật dụng thiết yếu như găng tay, dung dịch khử trùng, thùng rác y tế phải được bố trí ở các khu vực thuận tiện nhằm hỗ trợ nhân viên và khách hàng duy trì vệ sinh, giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh. Nhân viên chăm sóc và bác sĩ thú y phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi ca khám, sử dụng trang phục bảo hộ như khẩu trang, găng tay và xử lý đúng quy định các vật dụng dùng một lần. Những yêu cầu này không chỉ bảo vệ nhân viên và khách hàng mà còn góp phần bảo đảm sức khỏe và an toàn cho các vật nuôi được điều trị.
Quản lý chất thải trong các cơ sở thú y là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Các loại chất thải, bao gồm chất thải nguy hại như kim tiêm, vật sắc nhọn và các chất thải y tế khác, cùng với rác thải sinh hoạt, cần được phân loại, đóng gói và xử lý theo đúng quy định. Cụ thể, kim tiêm và các vật sắc nhọn phải được cho vào thùng chứa chuyên dụng ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm và tai nạn. Các chất hữu cơ, đồ giặt bẩn cần được giặt sạch hoặc tiêu hủy nếu không thể làm sạch, để ngăn chặn nguy cơ lây lan vi sinh vật có hại. Việc quản lý chặt chẽ chất thải không chỉ giúp bảo đảm vệ sinh môi trường mà còn là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật về thú y và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Một yếu tố quan trọng khác bảo đảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc thú y chính là vai trò giám sát và quản lý của các cơ quan nhà nước. Các cơ quan chuyên ngành thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với chính quyền địa phương, chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động của các phòng khám, bệnh viện thú y và các cơ sở liên quan. Hoạt động này bao gồm việc giám sát tuân thủ các điều kiện hành nghề, đánh giá cơ sở vật chất, trình độ nhân sự, quy trình vệ sinh, an toàn dịch bệnh, và chất lượng dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, cơ quan quản lý thực hiện tổ chức các chương trình hướng dẫn, đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người hành nghề, cùng với đó cử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo cho ngành thú ý phát triển lành mạnh và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và các yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế về chăm sóc động vật.
Hoạt động kiểm tra vệ sinh thú y cũng được quy định chặt chẽ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện và kiểm soát các mối nguy về dịch bệnh, vệ sinh trong toàn bộ quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh động vật và sản phẩm động vật. Cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm truy xuất nguồn gốc, đánh giá nguy cơ, đồng thời kết luận và xử lý vi phạm khi phát hiện. Danh mục kiểm tra vệ sinh thú y tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe động vật và con người, bao gồm vi sinh vật gây bệnh, độc tố, nấm mốc, tồn dư thuốc thú y, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và khí độc. Việc thực hiện nghiêm ngặt các kiểm tra này là cơ sở để bảo đảm an toàn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao uy tín của các cơ sở thú y.
Các cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán và phẫu thuật động vật chỉ được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất và biện pháp xử lý chất thải, nước thải theo đúng chuẩn. Địa điểm phải cách biệt khu dân cư và công trình công cộng, có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất phù hợp, đồng thời bảo đảm có khu riêng để nuôi giữ động vật trước và sau phẫu thuật. Đây là yêu cầu bắt buộc theo các căn cứ pháp lý như Luật Thú y số 79/2015/QH13, Thông tư số 09/2016/NĐ-CP, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư số 285/2016/TT-BTC, giúp hoạt động khám chữa bệnh cho thú cưng diễn ra an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng chuẩn mực.
Việc tuân thủ đầy đủ các quy định về bằng cấp, chứng chỉ, vệ sinh và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước không chỉ bảo đảm chất lượng dịch vụ thú y mà còn góp phần nâng cao uy tín ngành, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc thú cưng trong xã hội. Khi các cơ sở thú y hoạt động đúng chuẩn, thú cưng và động vật được chăm sóc tốt hơn, cộng đồng yên tâm hơn và ngành thú y Việt Nam có cơ hội phát triển bền vững, hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế về dịch vụ thú y hiện đại.
Tin bài khác


Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

Quốc gia Bắc Phi 46 triệu dân cực chuộng “vàng đen” Việt: Đắk Lắk là vùng trồng chủ lực

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Campuchia bắt đầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, thị phần Việt Nam chịu sức ép

Lá đẹp như vẽ, sống khỏe như voi: Loại cây để trồng từ resort đến phòng khách đều hợp phong thủy

Trồng chanh dây trong nhà kính: Giải pháp nâng cao giá trị và ổn định đầu ra

Loài cá thơm như quế, bổ như nhân sâm, được săn lùng với giá 180.000 đồng/kg

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia

Việt Nam được trao quyền đăng cai Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2027
