Nuôi thứ cá gì mà bán giá chục triệu đồng/con, giới sưu tầm tranh nhau mua, nông dân thu tiền tỷ?
Nông dân TP HCM thu tiền tỷ nhờ nuôi cá dĩa
Không giống nhiều loại cá cảnh phổ thông, cá dĩa nổi bật bởi giá trị thẩm mỹ cao và tiềm năng thương mại lớn. Mỗi con cá dĩa thông thường có giá từ 100.000 đồng đến vài triệu đồng. Riêng những dòng hiếm, được lai tạo với màu sắc độc quyền, có thể đạt mức giá từ 5 đến hơn 10 triệu đồng/con. Thậm chí, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giá còn cao hơn nữa.
Theo báo Dân Việt, ông Lê Trương Phúc Thuận, người nuôi cá dĩa tại phường Phước Long, TP HCM cho biết yếu tố khiến cá dĩa đắt đỏ không chỉ nằm ở vẻ đẹp hình thể mà còn ở quy trình nuôi dưỡng vô cùng tỉ mỉ và công phu.
![]() |
Mô hình nuôi cá dĩa của ông Thuận có quy mô lớn, hơn 700 hồ kính, sản xuất ổn định khoảng 30.000 con cá dĩa mỗi năm. Ảnh: Vân Nguyễn/ Dân Việt. |
Ông Thuận chia sẻ: "Một con cá dĩa cần từ 5 đến 7 tháng để phát triển từ lúc nở đến khi trưởng thành. Trong suốt thời gian này, người nuôi phải liên tục kiểm tra các chỉ số về nước, ánh sáng, nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng. Nếu thiếu kiên nhẫn và không thực sự yêu nghề, rất dễ gặp thất bại."
Vốn bắt đầu từ vài bể cá nhỏ trong sân nhà, ông Thuận từng nhiều lần thất bại vì chưa nắm vững kỹ thuật. Tuy vậy, ông không từ bỏ mà tiếp tục học hỏi, ghi chép cẩn thận từng chi tiết trong quá trình chăm sóc cá. Đam mê cùng sự cầu tiến đã giúp ông xây dựng thành công mô hình nuôi cá dĩa chuyên nghiệp với hơn 700 hồ kính, sản xuất khoảng 30.000 con mỗi năm.
Ngoài việc duy trì sản lượng ổn định, ông còn lai tạo ra nhiều dòng cá dĩa độc quyền như Blue Diamond, Red Melon, Albino Golden… được thị trường quốc tế ưa chuộng. Nhiều đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và châu Âu có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng.
Mô hình hiện tại giúp ông Thuận thu lợi từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, chưa kể thu nhập từ cá giống, tư vấn kỹ thuật và hợp tác thương mại trong nước lẫn quốc tế.
![]() |
Cá dĩa được xem như “vua thủy sinh” với sắc màu rực rỡ và dáng hình cuốn hút. Ảnh: Shutterstock. |
Cá dĩa cũng đang ngày càng phổ biến trong đời sống đô thị. Nhiều người chơi cá cảnh cho biết việc chăm sóc cá hằng ngày giúp họ rèn luyện sự kiên nhẫn, cải thiện tinh thần và kết nối với thiên nhiên.
Tại TP. CM, Hà Nội, Cần Thơ…, phong trào chơi cá dĩa phát triển mạnh với nhiều hội nhóm, câu lạc bộ cá cảnh. Các buổi giao lưu, thi đấu cá đẹp được tổ chức thường xuyên, góp phần thúc đẩy thị trường trong nước sôi động hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM, mỗi năm, thành phố xuất khẩu hơn 20 triệu con cá cảnh, trong đó cá dĩa chiếm tỷ trọng lớn. Với tiềm năng thị trường rộng mở, cá dĩa Việt Nam đang có nhiều cơ hội gia tăng thị phần trên toàn cầu.
Dù vậy, ông Thuận nhận định để tăng sức cạnh tranh, ngành cá cảnh cần đầu tư mạnh hơn vào kỹ thuật và xúc tiến thương mại. Cụ thể, người nuôi cần được hỗ trợ tiếp cận công nghệ hiện đại như hệ thống lọc thông minh, cảm biến giám sát môi trường, ứng dụng AI để phát hiện bệnh sớm. Đồng thời, cũng cần mở rộng kênh tiêu thụ quốc tế và xây dựng thương hiệu cá cảnh Việt có giá trị cao.
Bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập lớn cho gia đình, mô hình của ông Thuận còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương với mức lương trên 8 triệu đồng/tháng.
Theo ông Hoàng Minh Thắng – Tổ phó Tổ Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân TP.HCM – mô hình nuôi cá dĩa của ông Thuận là ví dụ tiêu biểu cho hướng đi mới trong nông nghiệp đô thị. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình này còn ứng dụng công nghệ hiện đại, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tiếp cận với nông nghiệp công nghệ cao.
Hiện mô hình đã được công nhận là Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TP.HCM và nằm trong chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố. Ông Thuận đang hợp tác với các trung tâm công nghệ sinh học để lai tạo thêm các dòng cá dĩa mới, hướng tới phân khúc cao cấp và thị trường khó tính hơn.
Nuôi 350 con cá dĩa trong một bể: Bí quyết của nông dân Tây Ninh
Nếu ông Thuận nổi bật với mô hình quy mô lớn và áp dụng công nghệ hiện đại, thì ông Phạm Văn Đức (phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, Tây Ninh) lại được biết đến nhờ sự bền bỉ và sáng tạo trong không gian nuôi nhỏ hẹp.
Theo Báo Tây Ninh, từ năm 16 tuổi, ông Đức đã dành dụm tiền để mua vài cặp cá dĩa nhập khẩu về nuôi. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, những lứa cá đầu tiên đều không sống sót. Không nản lòng, ông tiếp tục tìm hiểu, học hỏi và quyết tâm nuôi thành công loài cá này
Sau nhiều năm mày mò, ông Đức đã thuần dưỡng được cá dĩa và nuôi trong hồ thuỷ sinh tại nhà. Dù đã gắn bó với cá dĩa hơn 30 năm, nhưng đến năm 2016, khi những con cá ông nuôi bất ngờ sinh sản, ông mới bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh.
![]() |
Ông Đức bên bể cá dĩa. Ảnh: Báo Tây Ninh. |
Ngay cả khi đã có nền tảng chăm sóc cá tốt, việc nhân giống và nuôi thương phẩm cũng không dễ dàng. Có lần, đàn cá con chết trắng chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo đuổi. Theo ông Đức, cá dĩa không chỉ đẹp mà còn hiền lành, có thể nuôi chung với nhiều loài cá cảnh khác, và được thị trường trong nước cũng như quốc tế rất ưa chuộng.
Vì yêu thích loài cá này, ông Đức không ngần ngại đầu tư thêm thiết bị, thời gian và công sức. Ông vừa nuôi, vừa đúc kết kinh nghiệm từ thất bại, đồng thời áp dụng thêm kỹ thuật mới để cải thiện hiệu quả. Một trong những thành công của ông là nuôi được số lượng lớn cá dĩa trong không gian hạn chế.
Ông cho biết, trước đây một hồ kính kích thước 120x50x50 cm chỉ nuôi được khoảng 70 con cá kích cỡ 5–6 cm. Nhưng nhờ áp dụng kỹ thuật tăng nhiệt độ, bổ sung oxy và điều chỉnh môi trường, ông có thể thả tới 350 con trong cùng một bể, tiết kiệm đáng kể chi phí và diện tích.
Một con cá dĩa đạt chuẩn cần có thân hình tròn, đầy đặn, màu sắc tươi sáng. Giá bán dao động từ vài chục nghìn đồng đến vài triệu đồng mỗi con, tuỳ thuộc vào kích cỡ và màu sắc.
Từ 6 con cá ban đầu, hiện ông Đức đã gây dựng được đàn cá với hơn 70 cặp bố mẹ, trong đó 20 cặp đang sinh sản. Trong 5 năm, ông đã xuất bán hơn 10.000 con cá thương phẩm, với lợi nhuận tăng dần theo từng năm, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ nuôi cá để bán, ông Đức còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng sở thích. Ông cho rằng, mỗi người sẽ có cách chăm cá khác nhau, và việc trao đổi sẽ giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Thức ăn cho cá dĩa bao gồm trùn chỉ, lăng quăng và tim, gan bò xay nhuyễn. Nguồn trùn chỉ ở Tây Ninh khá dồi dào nên không lo thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, cá dĩa rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và chất lượng nước. Vì vậy, người nuôi cần thay nước thường xuyên, giữ độ pH và nhiệt độ ổn định.
Cụ thể, nước nuôi cá con nên có độ pH khoảng 6.5–7, còn cá sinh sản cần độ pH từ 6.2–6.5. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển khỏe mạnh là từ 28–30 độ C, riêng cá thương phẩm nuôi mật độ cao cần nhiệt độ khoảng 32–35 độ C.
Hiện tại, cá dĩa thương phẩm của ông Đức được cung cấp cho các doanh nghiệp tại TP.HCM để xuất khẩu sang nhiều nước.
Ông khẳng định: nuôi cá dĩa không cần quá nhiều diện tích, ít tốn công chăm sóc, chỉ cần tận dụng thời gian rảnh và 4–5 hồ nuôi là có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy vậy, để thành công, người nuôi cần có đam mê và kiến thức kỹ thuật vững vàng. Nếu chỉ nuôi theo phong trào, khả năng thất bại là rất cao.
Từ khi bắt đầu công việc kinh doanh cá dĩa, gia đình ông Đức đã có thêm nguồn thu ổn định. Với ông, đây không chỉ là nghề, mà còn là niềm đam mê lớn. Vì thế, ông luôn nỗ lực học hỏi, cải thiện kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện ông Đức đang mở rộng quy mô nuôi, hướng đến cung cấp cá giống và chuyển giao kỹ thuật cho những ai có nhu cầu. Đồng thời, ông cũng sẵn sàng thu mua cá thương phẩm từ các hộ khác để hỗ trợ tiêu thụ, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân khu vực đô thị.
Tin bài khác


Cá tầm "xuống phố": Mô hình nuôi mới dưới chân cầu Thanh Trì

Thị trường thú cưng Việt Nam: Phát triển đa dạng nhưng cần kiểm soát

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
