Vì sao 9 hội ngành, hàng đồng kiến nghị bỏ quy định hợp quy trong nông nghiệp?
VNHS - Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng quy định công bố hợp quy khiến quá trình nhập khẩu và lưu thông sản phẩm chậm hơn đáng kể, ảnh hưởng đến nguồn cung và cơ hội kinh doanh.
Mới đây, đại diện của 9 hội và hiệp hội ngành hàng (bao gồm Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Thuốc Thú y Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn toàn thực phẩm Việt Nam) đã gửi kiến nghị lên Tổng Bí thư Tô Lâm về những bất cập trong quy định công bố hợp quy đối với ngành chăn nuôi và nông nghiệp. Các hiệp hội đều cho rằng quy định này không chỉ gây phiền hà, tăng chi phí, mà còn làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nội địa.
Quy định công bố hợp quy trong nông nghiệp là gì?
Theo quy định hiện hành, nhiều mặt hàng trong ngành nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, khi đưa ra thị trường phải được công bố hợp quy. Việc này có nghĩa là doanh nghiệp phải tự chứng nhận sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn do nhà nước ban hành, và cần phải có dấu hợp quy trên bao bì sản phẩm.
Mục tiêu của quy định này là để kiểm soát chất lượng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng tuy nhiên, trên thực tế cách thức thực hiện đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
9 hội ngành hàng đồng loạt kiến nghị bỏ quy định hợp quy
Một số chuyên gia cho rằng quy định hợp quy vẫn có vai trò nhất định trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đối với thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón. Tuy nhiên, cách thực thi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến mục tiêu quản lý trở thành rào cản kinh doanh hơn là biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
TS. Nguyễn Thị Lan, chuyên gia về quản lý chất lượng nông sản, nhận định: "Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là cần thiết, nhưng quan trọng là phải có cách làm hiệu quả. Nếu thủ tục quá rườm rà, doanh nghiệp mất thời gian, mất chi phí mà không thực sự cải thiện chất lượng sản phẩm thì cần xem xét sửa đổi".
Nhiều ý kiến phân tích từ đại diện các hội ngành, hàng cũng đã chỉ ra những bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như cản trở sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản Việt.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, việc các bộ ngành tự ban hành danh mục hàng hóa thuộc nhóm cần hợp quy đã dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, không hiệu quả. Ông Dương cho rằng, quy định chỉ nên đưa ra các tiêu chí kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường và an ninh quốc gia, thay vì áp đặt kiểm soát lên quá nhiều sản phẩm.
Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm, việc công bố hợp quy vừa làm mất thời gian vừa làm tăng chi phí lên đáng kể. Doanh nghiệp cứ phải chi hàng chục triệu đồng cho mỗi lần đăng ký hợp quy, chưa kể chi phí kiểm định, kiểm nghiệm định kỳ. Điều này khiến giá thành sản phẩm cao hơn so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Cho rằng quy định này mang nặng tính hình thức hơn là thực chất, TS. Ninh Thị Len, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam chỉ rõ, có nhiều sản phẩm dù đã có chứng nhận chất lượng từ các tổ chức quốc tế, khi nhập khẩu vào Việt Nam vẫn phải làm lại thủ tục công bố hợp quy, dẫn đến tốn kém không cần thiết.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi cho rằng quy định công bố hợp quy khiến quá trình nhập khẩu và lưu thông sản phẩm chậm hơn đáng kể, ảnh hưởng đến nguồn cung và cơ hội kinh doanh. Việc chờ đợi thủ tục kiểm nghiệm, dán nhãn hợp quy khiến nhiều lô hàng bị chậm tiến độ, gây thiệt hại cho cả nhà sản xuất lẫn nông dân. Ông Nguyễn Văn Tuế, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cũng chỉ ra rằng nhiều quốc gia không áp dụng quy định này, hoặc đơn giản hóa thủ tục hơn, giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong kinh doanh.
9 hội ngành hàng kiến nghị sửa đổi gì trong quy định hợp quy?
Trên tinh thần mong muốn thủ tục đơn giản và linh hoạt, 9 hội ngành hàng đã đưa ra một số đề xuất nhằm điều chỉnh quy định hợp quy theo hướng hợp lý hơn: Thứ nhất, là quy định hợp quy chỉ áp dụng công bố hợp quy đối với những sản phẩm thực sự có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm, môi trường hoặc sức khỏe con người. Loại bỏ yêu cầu công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu đã có chứng nhận quốc tế.
Bên canh đó, làm sao để đơn giản hóa thủ tục hợp quy, rút ngắn thời gian xét duyệt để không làm gián đoạn nguồn cung. Đồng thời, tăng cường hậu kiểm thay vì bắt buộc tiền kiểm, giúp doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Việc 9 hội ngành hàng đồng loạt kiến nghị lên Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề này trong cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp. Các doanh nghiệp đều mong muốn có sự điều chỉnh, vừa gỡ khó cho doanh nghiệp cũng như tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp quốc nội trên thị trường quốc tế.
Tin mới


Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hoa giấy - Từ giàn hoa cổng nhà đến biểu tượng văn hóa Việt
Tin bài khác

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng
Đọc nhiều

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
