Cây Thông nước, vị thuốc quý
VNHS - Thông nước (hay Thủy tùng) là loài thực vật hạt trần duy nhất thuộc chi Glyptostrobus còn tồn tại đến ngày nay, là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc (từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắc Lắc (Việt Nam).
Thông nước sở dĩ có tên gọi như vậy là vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
Thông nước là loài cây quý hiếm ở nước ta (có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 1996, 2007; Phân hạng: CR A1a,c,B1+ 2b,c,D1) đang có nguy cơ bị tuyệt chúng, vì số cá thể ngoài thiên nhiên còn lại rất ít. Ngày 31/8/2018, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã công nhận 02 cây Thông nước cổ thụ, cao tuổi nhất, đại diện cho 2 cụm Thông nước cuối cùng của Việt Nam còn tồn tại ở tỉnh Đăk Lắk. Cụ thể là 01 cây hơn 570 tuổi, cao 25m ở xã Ea Ral, huyện Ea H’Leo, và 01 cây hơn 560 tuổi, cao 12m ở xã Ea Hồ, huyện Krông Năng.
Đặc điểm cây Thông nước:
Cây gỗ trung bình đến to, cao đến 25m hay hơn, đường kính thân 60-80cm hay hơn, tán lá hình nón hẹp. Vỏ thân dày, nứt dọc, hơi xốp, màu nâu xám. Rễ thở (rễ hô hấp) mọc thẳng đứng từ rễ bên, cao khoảng 30cm, mọc cách gốc tới 5–7m. Lá có 2 dạng: Lá ở cành sinh sản hình vẩy, dài khoảng 4mm (không rụng về mùa đông); lá ở cành già hình dùi, dài 6-13mm, xếp thành 2-3 dãy (rụng vào mùa đông). Bộ phận sinh sản gọi là ‘nón’ đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón đực nhỏ, mỗi vẩy có 6-9 túi phấn ở dưới. Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài khoảng 2cm, rộng 1,2cm, có 7-9 mũi nhọn hình tam giác uốn cong ra phía ngoài. Mỗi vảy mang 2 hạt hình trứng, dài 13mm, rộng 3mm, có cánh hẹp. Hạt chín vào tháng 11-12.
Phân bố:
Chi Glyptostrobus đã từng phân bố trên một vùng rộng lớn hầu như khắp Bắc bán cầu, vào Thế cổ tân Paleocen (khoảng 66-56 triệu năm trước đây). Hóa thạch cổ nhất tìm thấy ở Bắc Mỹ vào kỷ Creta. Chúng có vai trò rất lớn trong việc hình thành các đầm lầy than đá vào đại Tân Sinh (trước và trong thời kỳ Băng hà). Hiện nay, trên thế giới ghi nhận loài này chỉ còn ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, loài Thông nước chỉ còn 2 quần thể phân bố tự nhiên ở Đắk Lắk, trong một số rừng đầm lầy đọng nước thường xuyên (rộng khoảng 120 ha). Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, tại huyện Ea H’leo, Khu bảo tồn Ea Ral còn 219 cây, và ở huyện Krông Năng, trong Khu bảo tồn Trấp K’sor còn 31 cây, và 1 cây tại thị xã Buôn Hồ.
Quần thể cây Thông nước ở Việt Nam đã tồn tại trên 550 triệu năm. Đây là những hóa thạch sống rất quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước ta. Nhưng hiện nay, phần lớn các cá thể đã già cỗi, sinh trưởng kém, cành lá thưa thớt, đang bị thoái hóa nghiêm trọng, đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhiều cây tuy vẫn có bộ phận sinh sản, nhưng đều cho hạt lép và rất ít gặp cây con tái sinh dưới tán rừng.
Thành phần hóa học:
Theo sách “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở VN, 2004” thì vỏ cây Thông nước chứa tanin, các glucosid acricluarin và kaempferol.
Theo Yu-MeiZhang, Run-TingYin và cs. (Fitoterapia, vol. 81/ 8, p.1202-1204, Dec. 2010), từ cành và lá cây Thông nước đã phân lập được 5 chất sau: Một abietan diterpen mới, glypensin A (1) và 4 hợp chất đã biết là 12-acetoxy-ent-labda-8 (17), 13E-dien-15-oic acid (2), quercetin 3-O-α-L-arabinofuranosid (3), quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (4), β-sitosterol (5). Hợp chất (1) có độc tính trên dòng tế bào bệnh bạch cầu tủy mạn tính ở người K562 (IC50 = 21,2 μM).
Theo Si Ying, Wang Wei và cs. (Wuhan Botanical Research, 01 Jan 2003, 21(6): 547-549), trong lá cây Thông nước chứa nhiều hợp chất flavonoid.
Tính vị, tác dụng:
Theo Đông y, Thông nước có vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong, trừ thấp, thu liễm, chỉ thống, sát trùng.
Công dụng:
Thông nước được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cúm (lá non 20g, sắc uống); chữa phong thấp, giảm đau (cành, lá 20-40g) sắc uống; chữa tiêu chảy, kiết lỵ (vỏ cây 20g) sắc uống.
Ở Trung Quốc, cành lá và ‘nón’ cây Thông nước được giã nát đắp trị mụn nhọt chảy nước, nấu nước rửa. Để trị bỏng, người ta dùng vỏ thân đốt thành than, nghiền mịn, thêm dầu rồi bôi.
Gỗ Thông nước là loại quý hiếm, có mùi thơm nhẹ (tiết ra nhựa thơm, mặc dù đã được làm ra sản phẩm), thớ gỗ mịn, có màu với vân rất đẹp, không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, dễ gia công, nên được ưa chuộng để xây dựng đền đài, đồ gỗ cao cấp, đồ mỹ nghệ, chế tác thành lọ lục bình, một số ít làm tượng Phật Di Lặc. Một khúc gỗ Thông nước dài 1m, đường kính 80cm, có giá khoảng 250 triệu đồng.
Rễ thở cây Thông nước mềm, xốp, nhẹ, nên có thể dùng làm mũ, nút chai, nút phích, phao cứu sinh. Ngoài ra, do cây Thông nước có dáng đẹp nên có thể trồng làm cảnh, hoặc trồng ven hồ, ao để giữ đất, chống xói lở.
thuộc Khu Bảo tồn loài- sinh cảnh thông nước.(Ảnh: Báo Đăk Lăk)
Hiện nay, do môi trường sống bị phá huỷ và bị khai khác quá mức, cùng với việc tuổi thọ của cây quá cao nên giống Thông nước đang bị thoái hóa nghiêm trọng. Vì vậy tháng 1/2011, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt đề án bảo tồn loài Thông nước và đã thành lập 2 Ban quản lý ở 2 khu vực Thông nước nói trên. Hiện nay, cây này đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngoài các biện pháp bảo tồn tại chỗ, nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu nhân giống để giữ cho loài cây quý hiếm này không bị tuyệt chủng.
(Nguồn: VACNE)
Tin mới


Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?
Tin bài khác

Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi'

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
