Hải Dương - Hải Phòng “về chung một nhà”: Khách đến vừa được ăn vải thiều, bánh đậu xanh, vừa thưởng thức chả rươi, nem cua bể
Hải Phòng và Hải Dương sáp nhập, hình thành đô thị mới hơn 4,6 triệu dân
Tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 25, Hội đồng Nhân dân TP Hải Phòng khóa XVI (nhiệm kỳ 2021–2026) đã thông qua 7 nghị quyết, trong đó có nội dung đáng chú ý là chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng. Theo đó, đơn vị hành chính mới vẫn mang tên TP Hải Phòng, được hình thành trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng diện tích và dân số của cả hai địa phương.
![]() |
Cầu Hoàng Văn Thụ, TP Hải Phòng. (Ảnh T.L) |
Sau sáp nhập, TP Hải Phòng mới có diện tích tự nhiên 3.194,72 km², dân số hơn 4,66 triệu người, với 114 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 45 phường, 67 xã và 2 đặc khu). Địa giới hành chính mở rộng, giáp Quảng Ninh, Vịnh Bắc Bộ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang và Thái Bình. Trung tâm chính trị - hành chính của thành phố mới được đặt tại khu đô thị Bắc Sông Cấm.
Năm 2024, tổng thu ngân sách của hai địa phương đạt gần 150.000 tỷ đồng, trong đó Hải Phòng trên 118.000 tỷ, Hải Dương khoảng 30.000 tỷ. Việc hợp nhất không chỉ tạo ra đô thị có quy mô lớn, mà còn mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật, logistics, giao thông đa phương thức, nguồn nhân lực, văn hóa, du lịch và nuôi trồng thủy sản.
![]() |
TP Hải Dương - xứng tầm đô thị loại 1. (Ảnh VOV) |
Khách đến vừa được ăn vải thiều, bánh đậu xanh, vừa thưởng thức chả rươi, nem cua bể
Sau chủ trương sáp nhập Hải Dương và Hải Phòng, một đô thị mới đang dần hình thành – nơi những đặc sản nổi tiếng như vải thiều, bánh đậu xanh, nem cua bể... không chỉ cùng hiện diện trên bàn tiệc, mà còn trở thành biểu tượng cho sự giao thoa văn hóa, gắn kết kinh tế và khát vọng phát triển bền vững.
Khi “về chung một nhà”, hai địa phương giàu tiềm năng này mở ra viễn cảnh về một đô thị sôi động, nơi giao thương, du lịch và bản sắc cùng hòa quyện, tạo nên điểm đến hấp dẫn – vừa đậm đà hương vị truyền thống, vừa năng động, hiện đại và giàu sức bật cho tương lai.
Về Hải Dương ăn bánh đậu xanh, thưởng vải thiều Thanh Hà
Nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dương là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và nổi tiếng với những sản vật nức tiếng gần xa. Trong đó, bánh đậu xanh là biểu tượng ẩm thực gắn liền với lịch sử và niềm tự hào của người dân nơi đây.
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XX, khi vua Bảo Đại có dịp đi qua thị trấn Hải Dương, người dân địa phương đã dâng lên vua một loại bánh làm từ đỗ xanh, có hương vị thơm dịu, ngọt thanh và mềm mịn.
![]() |
Bánh đậu xanh là biểu tượng ẩm thực gắn liền với lịch sử và niềm tự hào của người dân Hải Dương. |
Nhà vua dùng thử và rất thích thú, sau đó ban sắc lệnh khen ngợi món bánh độc đáo này. Đặc biệt, sắc lệnh có in hình “Rồng vàng” – biểu tượng quyền lực của Hoàng gia, và kể từ đó, tên gọi “bánh đậu xanh rồng vàng” ra đời, trở thành dấu ấn riêng biệt của Hải Dương, khác hẳn với các loại bánh đậu xanh ở những vùng khác.
Ngày nay, bánh đậu xanh Hải Dương không chỉ là món quà biếu trang trọng mà còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Loại bánh này giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch và phù hợp với nhiều chế độ ăn lành mạnh.
Cùng với bánh đậu xanh, Hải Dương còn nổi bật với đặc sản vải thiều Thanh Hà – loại trái cây thơm ngọt đặc trưng, được trồng ở vùng đất ven sông phù sa màu mỡ.
![]() |
Vải thiều Thanh Hà, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương. (Ảnh: moit.gov.vn) |
Nhờ điều kiện thổ nhưỡng ưu việt, vải thiều Thanh Hà có hương vị đậm đà, vỏ mỏng, cùi dày và ngọt thanh đặc biệt, khiến nó trở thành một trong những giống vải ngon nhất cả nước. Không chỉ được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa, vải thiều Thanh Hà còn chinh phục được nhiều thị trường cao cấp như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Anh và các nước châu Âu.
Nem cua bể, chả rươi – Những tinh hoa ẩm thực làm nên bản sắc Hải Phòng
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi những bến cảng sôi động, mà còn níu chân du khách bằng nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Trong số những món ngon trứ danh, nem cua bể là một trong những đặc sản tiêu biểu nhất.
Khác với cách cuốn truyền thống, người Hải Phòng sáng tạo ra kiểu gói hình vuông độc đáo, tạo nên cái tên “nem vuông cua bể” – hay còn gọi ngắn gọn là nem vuông hải sản. Mỗi chiếc nem là sự kết hợp hài hòa giữa trứng gà, thịt nạc, cua, tôm, nấm hương, mộc nhĩ và rau củ, tạo nên vị béo ngậy, thanh mát, vừa đậm đà vừa dễ ăn – xứng đáng là “niềm tự hào” trong văn hóa ẩm thực phố biển.
![]() |
Nem cua bể là món ăn đặc sản, nổi tiếng với hương vị thơm ngon, độc đáo. (Ảnh: gdbaby1881988) |
Bên cạnh đó, chả rươi Hải Phòng cũng là món ăn gây thương nhớ, nhất là vào mùa rươi ngắn ngủi, chỉ kéo dài vài ngày trong năm – thường rơi vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch. Rươi ở Hải Phòng sống gần cửa biển nên thân mảnh, vỏ mỏng, nhiều trứng và rất thơm ngon.
Chả rươi thoạt nhìn giống như trứng rán nhưng có hương vị vô cùng đặc biệt – nhờ sự kết hợp của thịt xay, trứng gà, hành hoa, thì là, ớt tươi và đặc biệt là vỏ quýt băm nhuyễn – thứ gia vị “bí truyền” giúp món ăn dậy mùi, đậm đà khó cưỡng. Miếng chả vàng ruộm, giòn rụm bên ngoài, mềm mại bên trong, ăn kèm bún tươi, rau sống và nước mắm cốt chanh, tiêu… đủ khiến bất kỳ ai thưởng thức cũng phải xuýt xoa.
![]() |
Chả rươi Hải Phòng là món ăn gây thương nhớ. (Ảnh Sưu tầm) |
Việc sáp nhập Hải Dương và Hải Phòng không chỉ mở ra một không gian đô thị rộng lớn và năng động, mà còn tạo cú hích mạnh mẽ cho phát triển kinh tế và du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Sự kết hợp giữa lợi thế hạ tầng giao thông, công nghiệp – dịch vụ hiện đại của Hải Phòng với tiềm năng nông nghiệp, làng nghề và văn hóa đặc sắc của Hải Dương sẽ hình thành một trung tâm kinh tế mới có sức cạnh tranh khu vực.
Trong dòng chảy phát triển ấy, ẩm thực đóng vai trò như sợi dây kết nối bản sắc và cảm xúc – nơi những món ngon trứ danh như vải thiều Thanh Hà, bánh đậu xanh, nem cua bể, chả rươi... không chỉ là đặc sản, mà còn là tài nguyên du lịch giàu bản sắc. Một thành phố mới đang hình thành – nơi hội tụ giữa truyền thống và hiện đại, giữa chiều sâu văn hóa và khát vọng vươn xa.
Tin mới


Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi triển vọng tại Nghệ An

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD
Tin bài khác

Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại
Đọc nhiều

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
