Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp
Từng 2 lần sáp nhập, tách ra, tỉnh mới có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất
Trong thời nhà Trần, địa danh Tuyên Quang lần đầu tiên được ghi nhận trong thư tịch cổ với tên gọi Lộ Tuyên Quang. Đến năm 1397 (Quang Thái thứ 10), dưới triều Hồ Quý Ly, lộ Tuyên Quang được đổi thành trấn Tuyên Quang. Sau đó, vào năm 1466 (Quang Thuận thứ 7), vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên, trong đó có thừa tuyên Tuyên Quang.
Vào tháng 10 âm lịch năm Tân Mão, tức tháng 11 năm 1831, vua Minh Mệnh thực hiện cuộc cải tổ lớn về bộ máy hành chính trên toàn quốc, chia phần đất từ Quảng Trị trở ra Bắc thành 18 tỉnh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Đây là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang được xác lập trong hệ thống hành chính nhà nước phong kiến Việt Nam.
![]() |
Một góc tỉnh Tuyên Quang ngày nay. (Ảnh Báo Tuyên Quang) |
Năm 2011, tại Hội thảo khoa học về xác định thời điểm thành lập tỉnh do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang phối hợp với Viện Sử học Việt Nam tổ chức, ngày 04/11/1831 được chính thức xác định là ngày thành lập tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, Hội đồng Nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, nhiệm kỳ 2011–2016, đã ra nghị quyết công nhận ngày 04/11/1831 là ngày thành lập tỉnh.
Thời điểm mới thành lập, tỉnh Tuyên Quang gồm 01 phủ, 01 huyện và 05 châu: phủ Yên Bình, huyện Hàm Yên, cùng các châu Vị Xuyên, Đại Man, Lục Yên, Bảo Lạc và Thu Vật. Phạm vi địa lý lúc đó bao gồm các vùng đất nay thuộc các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, thành phố Tuyên Quang; huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái; huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng, cùng toàn bộ tỉnh Hà Giang ngày nay.
Qua các giai đoạn lịch sử, địa giới hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi: phủ Đoan Hùng từng tách khỏi tỉnh Sơn Tây để nhập vào Tuyên Quang; châu Lục Yên được chuyển về Lào Cai; các huyện Vĩnh Tuy và Vị Xuyên tách ra để thành lập tỉnh Hà Giang; Yên Bình nhập vào Yên Bái; Bảo Lạc và Bảo Lâm nhập về Cao Bằng.
Đến năm 1976, Tuyên Quang và Hà Giang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Tuy nhiên, đến năm 1991, hai tỉnh được tách ra và tái lập độc lập trở lại như ban đầu. Kể từ đó đến nay, địa giới hành chính tỉnh Tuyên Quang ổn định và không thay đổi.
![]() |
Sản xuất phôi thép tại nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang. (Ảnh TTXVN) |
Định hướng đến năm 2050, Tuyên Quang là tỉnh phát triển, thu nhập cao của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Tuyên Quang đang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 là 9,01%, phấn đấu giai đoạn 2026-2030 đạt mức 2 con số (10,05%). Đồng thời, Tuyên Quang cũng phấn đấu hết năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng hơn 2 lần so năm 2020.
Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được định hướng phát triển theo hướng xanh, sinh thái và thông minh. Ngành dịch vụ đa dạng hóa, hiện đại hóa, trong khi lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu.
Theo quy hoạch phát triển, tỉnh tập trung vào ba trụ cột kinh tế chủ lực:
- Công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng, phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn, ưu tiên tăng trưởng xanh;
- Du lịch, được xác định là ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững;
- Nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, gắn với đặc sản địa phương và kinh tế lâm nghiệp bền vững, kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Trên nền tảng đó, tỉnh hình thành bốn cực tăng trưởng dựa trên thế mạnh vùng miền:
- TP. Tuyên Quang và phía Nam huyện Yên Sơn phát triển các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đô thị;
- Huyện Sơn Dương là cực tăng trưởng về công nghiệp, đô thị và du lịch;
- Na Hang và Lâm Bình tập trung phát triển du lịch, nông nghiệp hàng hóa đặc sản chất lượng cao;
- Hàm Yên và Chiêm Hóa chú trọng công nghiệp kết hợp nông – lâm nghiệp.
Tỉnh mới sau sáp nhập: Có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp
Bánh nếp nhân trứng kiến - món quà của núi rừng, tinh túy trong ẩm thực người Tày
Trong hành trình khám phá vùng đất mới sau sáp nhập, du khách không thể bỏ qua món bánh nếp nhân trứng kiến – một đặc sản mang đậm dấu ấn văn hóa của người Tày ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang. Món bánh độc đáo này không chỉ là hương vị truyền thống trong các dịp lễ quan trọng, mà còn là kết tinh của núi rừng và sự khéo léo của người làm bánh.
Người Tày gọi món bánh này là pẻng rày. Thời điểm cuối xuân, đầu hạ là lúc người dân vào rừng tìm trứng kiến – loại kiến đen nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên những cây vầu, cây sau sau. Trứng kiến có màu trắng sữa, to như hạt gạo, béo ngậy và giàu dinh dưỡng – là nguyên liệu chính tạo nên phần nhân đặc biệt.
![]() |
Đây là món ăn mang đậm bản sắc của dân tộc Tày giúp ta cảm nhận được vị bùi ngậy của lá vả, hành hẹ, quyện với bột nếp dẻo thơm, đặc biệt là nhân trứng kiến đậm đà hương vị mà không loại bánh nào có được. (Ảnh Tuấn Anh) |
Bánh được làm từ bột nếp dẻo, nhân thịt xay trộn cùng trứng kiến, gói gọn trong lá non của cây vả. Khi hấp chín, lá vả tỏa hương thơm nhẹ nhàng, ôm trọn lấy lớp bột mềm mịn bên trong.
Cắn một miếng, hương vị bùi bùi của lá vả, dẻo thơm của bột nếp, ngậy béo của trứng kiến như tan ra trên đầu lưỡi – một trải nghiệm vị giác không dễ gì quên. Đặc biệt, món bánh này được ăn kèm cả lá vả – bởi chính lá vả cũng là một phần tạo nên hương vị rất riêng.
Thịt trâu gác bếp - tinh hoa ẩm thực Tuyên Quang níu chân du khách
Nếu có dịp ghé thăm Tuyên Quang, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món thịt trâu gác bếp - đặc sản trứ danh của vùng núi rừng Đông Bắc. Trâu được nuôi thả tự nhiên, thịt săn chắc, ngọt và thơm đặc trưng.
Sau khi giết mổ, người dân chọn phần thịt nạc ngon nhất, dầm mềm rồi tẩm ướp cùng tỏi, gừng, ớt, sả và các loại gia vị truyền thống, sau đó được sấy bằng than củi hoặc hun khói trên gác bếp nhiều ngày liền.
![]() |
Nếu có dịp ghé thăm Tuyên Quang, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món thịt trâu gác bếp - đặc sản trứ danh của vùng núi rừng Đông Bắc. (Ảnh Báo Tuyên Quang) |
Thịt chín khô, thơm lừng, có màu nâu sẫm bắt mắt, bên ngoài se lại nhưng bên trong vẫn giữ được độ mềm ngọt. Khi ăn, người ta thường xé nhỏ, cuốn cùng lá rau cải xanh, chấm với nước tương pha mù tạt – hoặc thêm chút rượu cay nồng cho trọn vẹn dư vị.
Mỗi thớ thịt là sự hòa quyện giữa hương khói núi rừng và cái đậm đà của gia vị bản xứ, tạo nên một món ăn không chỉ ngon mà còn đậm chất văn hóa.
Và đừng quên, mua vài ký về làm quà – món ngon này chắc chắn sẽ khiến bất cứ ai nếm thử cũng phải trầm trồ!
Tin mới


Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng
Tin bài khác

Tết Đoan Ngọ và ký ức tuổi thơ qua những món ăn quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê”

Nơi ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất Việt Nam: Tây Bắc mùa rực rỡ
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
