Hái lá bán dịp Tết Đoan Ngọ, người dân ở Quảng Nam bỏ túi cả trăm triệu đồng
Thức uống không thể thiếu dịp tết Đoan Ngọ ở xứ Quảng
Những ngày cận Tết Đoan Ngọ 2025 (mùng 5/5 âm lịch), đi khắp các chợ quê Quảng Nam, dễ thấy hình ảnh quen thuộc: từng bó “lá mùng 5” được bày bán bên sạp rau. Đây không chỉ là một món hàng thời vụ, mà còn là phần ký ức gắn bó với bao thế hệ người dân miền Trung mỗi dịp giữa năm.
“Lá mùng 5” thực chất là tổng hợp của nhiều loại cây thuốc Nam, bao gồm hoắc hương, tía tô, rẻ quạt, ngải cứu, cam thảo, hoa khóm, ngũ trảo, đinh lăng, chè cát, chùm ruột… Tùy vùng, mỗi nơi sẽ có công thức phối hợp khác nhau. Khi nấu lên, nước lá có vị đắng – chát – chua – ngọt hòa quyện, được tin là có tác dụng giải cảm, mát gan, lợi tiểu, tiêu độc, điều hòa khí huyết.
![]() |
Một phiên chợ đặc biệt nồng đượm mùi hương từ các loại lá trong ngày Tết Đoan Ngọ - (Ảnh: Mỹ An) |
Không giống các loại trà hay nước thảo mộc đóng chai hiện đại, nước “lá mùng 5” phải được nấu vào đúng giờ Ngọ (12h trưa) mùng 5 tháng 5 âm lịch – thời điểm được cho là dương khí thịnh nhất trong năm. Theo quan niệm dân gian, lúc đó tà khí dễ bị xua đuổi, bệnh tật theo đó mà tan.
“Nhà tôi năm nào cũng nấu nồi lá mùng 5. Lá ni phải hái lúc còn tươi xanh, đem rửa sạch, rồi phơi vào đúng giờ trưa nắng gắt mới linh nghiệm. Người ta mua để nấu nước tắm, có nhà còn nấu uống nữa. Không có lá mùng 5 thì không phải là Tết Đoan Ngọ”, bà Nguyễn Thị Bình (SN 1977, trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam) chia sẻ.
Với nhiều người Quảng Nam, đặc biệt là thế hệ trung niên và cao tuổi, lá mùng 5 không chỉ để uống – mà để giữ lấy một phong tục lâu đời. Cứ mỗi mùa Tết “diệt sâu bọ”, cả làng lại râm ran chuyện chọn lá, phơi nắng, nấu nước, rót vào từng chai gửi cho người thân ở xa như một phần ký ức quê nhà.
![]() |
Các loại "lá mùng 5" được người dân cắt nhỏ và trộn với nhau - (Ảnh: Mỹ An) |
![]() |
Theo quan niệm của người dân địa phương, vào đúng 12 giờ trưa ngày 5/5 âm lịch, người ta lấy nhiều loại lá rừng chặt nhỏ phơi khô làm nước uống - (Ảnh: Mỹ An) |
Nông dân bỏ túi cả trăm triệu đồng nhờ bán lá
Không chỉ là một sản phẩm truyền thống, lá mùng 5 giờ đây đã trở thành cây kinh tế ngắn ngày giúp nhiều hộ dân “đổi đời”. Trong đó, nổi bật nhất là làng Trà Đóa (xã Bình Đào, huyện Thăng Bình) – được mệnh danh là “vựa lá mùng 5” lớn nhất miền Trung.
Đang đội nắng thu hoạch những luống lá cuối cùng, ông Đỗ Văn Lại (SN 1976) - người có thâm niên trồng lá hơn 10 năm cho biết, nghề trồng lá thuốc Nam ở làng Trà Đóa được truyền từ nhiều đời nay. Cứ đến cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng âm lịch thì gần 100 hộ dân nơi đây lại bắt đầu xuống giống ươm trồng các loại lá thuốc trên diện tích khoảng 10 ha.
"Lá mùng 5 không phải chỉ có một loại. Ở đây, bà con trồng đủ loại như hoa khóm, hoắc hương, rẻ quạt, cam thảo, măng sợi, chè cát…, tất cả đều là dược liệu dân gian có giá trị. Một sào có thể thu hàng tạ lá thuốc", ông Lại chia sẻ.
![]() |
Ông Lại đang thu hoạch những bó "lá mùng 5" cuối cùng của gia đình để bán cho thương lái - (Ảnh: Mỹ An) |
Ông Lại cho biết thêm, chỉ riêng vụ năm ngoái, gia đình ông thu về hơn 45 triệu đồng từ 3 sào đất, nhờ thương lái đến tận vườn thu mua. “Trồng lúa cực hơn, nhưng lời ít. Còn trồng lá này vừa nhanh, vừa dễ tiêu thụ, thương lái đặt trước hết rồi. Có nhà trồng nhiều còn kiếm cả trăm triệu đồng một vụ", ông Lại thật thà nói.
Ông Nguyễn Duy Tân (46 tuổi) cho biết, gia đình trồng 10 sào "lá mùng 5" với các loại cây chủ lực như hoắc hương, hoa khóm, tía tô. Nguồn giống các loại cây mùng 5 này được dân làng trồng và giữ lại bao đời nay.
"Cây hoắc hương thì trồng bằng nhánh, hoa khóm gieo hạt. Hiện, giá bán các loại cây này đối với loại tươi thì hoa khóm hơn 15.000 đồng/kg, hoắc hương 8.000/kg, tía tô 10.000 đồng/kg. Lá khô tùy theo loại được bán với giá 30-40 đồng/kg", ông Tân nói và tiết lộ dự kiến gia đình sẽ thu về hơn 100 triệu đồng nhờ việc bán lá trong dịp Tết Đoan Ngọ này.
![]() |
Nông dân tất bật thu hái lá để cung ứng thị trường dịp Tết Đoan Ngọ - (Ảnh: Mỹ An) |
Theo ghi nhận của PV, thị trường "lá mùng 5" năm nay rất mạnh, thương lái ùn ùn đổ xô đến làng Trà Đóa để thu mua. Từ sáng sớm, xe máy, xe ba gác, xe tải nhỏ tấp nập ra vào làng gom lá chở đi các chợ đầu mối ở TP Tam Kỳ, Hội An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…, thậm chí vào tận TP HCM theo đơn đặt hàng.
Không khí trong làng cũng nhộn nhịp chẳng khác gì vào hội. Trẻ con thì phụ rửa lá, người già bó lá, người lớn ra vườn thu hoạch rồi chất từng bó lên xe. Cả làng “vào vụ”, chỉ vài ngày ngắn ngủi nhưng cũng đủ để nuôi sống cả gia đình.
Bà Hồ Thị Đồng (SN 1958) thương lái gắn bó với nghề hơn 10 năm cho biết, mỗi ngày cao điểm có thể thu gom từ 5 đến 8 tạ lá, phân loại rồi phân phối cho các chợ ở Tam Kỳ, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Trung bình mỗi kg lá, bà Đồng lời khoảng 1.000 - 2.000 đồng.
"Công việc tuy vất vả nhưng bù lại cũng có thêm thu nhập, ngày cao điểm tôi kiếm được cả triệu bạc", bà Đồng hào hứng.
![]() |
Thương lái đến tận nhà thu mua "lá mùng 5" với giá cao - (Ảnh: Mỹ An) |
Theo UBND xã Bình Đào, toàn xã hiện có hơn 100 hộ trồng lá mùng 5, chủ yếu ở các thôn Trà Đóa 1, 2 và 3. Diện tích chuyên canh khoảng 10 ha, mỗi năm cho sản lượng 80 – 100 tấn lá tươi.
Giữa những dòng sản phẩm hiện đại lên ngôi, lá mùng 5 vẫn giữ được chỗ đứng riêng, nhờ vào niềm tin dân gian, thói quen truyền thống và cả hương vị “không thể thay thế” trong lòng người miền Trung. Từ một thức uống dân dã, nó đã trở thành sản vật văn hóa – kinh tế độc đáo của xứ Quảng, nơi người nông dân biết cách kết hợp giữa gìn giữ truyền thống và phát triển sinh kế.
Tin mới


Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm
Tin bài khác

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

5 loại cây cảnh phong thủy theo mệnh cho dân văn phòng tụ tài, hút lộc theo quan niệm dân gian

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh
Đọc nhiều

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
