Huế - Vẻ đẹp sinh vật cảnh giữa kinh đô di sản

Ngoài vẻ trầm mặc của thành quách cổ kính và những giá trị cung đình, Huế còn sở hữu một nét văn hóa độc đáo đang dần được khơi dậy và phát huy: văn hóa sinh vật cảnh. Đây không chỉ là thú chơi của người dân xứ Huế mà còn là tiềm năng du lịch sinh thái – văn hóa đáng chú ý, góp phần làm phong phú bức tranh du lịch của vùng đất cố đô.
aa

Khi thiên nhiên trở thành nghệ thuật sống

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu nhất là Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

Huế - Vẻ đẹp sinh vật cảnh giữa kinh đô di sản
Các tác phẩm cây kiểng, phong lan quý hiếm được đặt trên các kiệu khiêng vác vai cẩn thận tiến vào Đại Nội tại Festival Huế 2025, “Triển lãm cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế, nghệ thuật thưởng trà, ẩm thực năm 2025”

Ngay từ thời Nguyễn, Huế đã được quy hoạch và kiến tạo như một thành phố vườn, duyên hòa đến lạ với thiên nhiên. Từ Núi Ngự hùng vĩ, sông Hương thơ mộng, đến những đầm phá mênh mông, hay các khu vườn hoàng cung, phủ đệ, nhà vườn, lăng tẩm... tất cả đã làm nên một diện mạo xanh mát, thơ mộng và đầy chất thơ cho cố đô. Sông Hương, dải lụa xanh mềm mại, chẳng khác nào sợi chỉ linh thiêng nối kết Hoàng thành và khu vực lăng tẩm, biểu tượng hoàn hảo cho sự hài hòa âm – dương, thiên – nhân.

Trong không gian thấm đẫm triết lý ấy, sinh vật cảnh với đủ loại hình như bonsai, cây thế, hoa lan, cá cảnh, chim cảnh, đá cảnh... không đơn thuần hiện diện như vật trang trí, mà còn là biểu hiện sâu sắc của chiều sâu văn hóa và triết lý sống. Sinh vật cảnh ở Huế không mang dáng vẻ phô trương, náo nhiệt thường thấy ở các đô thị khác. Ngược lại, chúng kín đáo, khiêm nhường nhưng thấm đẫm dụng ý nghệ thuật. Đó là sự hòa quyện tinh tế với không gian nhà vườn truyền thống, là nơi gửi gắm tâm hồn, thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế và bản lĩnh sống thuận theo tự nhiên của người Huế.

Huế - Vẻ đẹp sinh vật cảnh giữa kinh đô di sản
Nghi lễ “Cung tiến kỳ hoa dị thảo”, tái hiện trang trọng nghi thức tiến cung dưới triều Nguyễn

Nhắc đến nhà vườn Huế người ta không chỉ nhớ ngay đến nhà vườn An Hiên hay Kim Long… mà còn nghĩ tới những khu vườn ngự uyển nổi tiếng thời xưa. Các vị vua triều Nguyễn đã từng cho xây dựng đến hơn 30 khu vườn ngự với nhiều tên gọi khác nhau trong chốn hoàng cung, biệt cung, ly cung, ngự uyển gắn với từng dạng thức tương ứng. Trong đó có 5 khu vườn thượng uyển nổi tiếng là Trường Ninh Cung, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Hậu Hồ, và Thiệu Phương Viên. Vườn Cơ Hạ là nơi sở hữu phong cách riêng biệt cũng như ấn tượng nhất so với 4 khu vườn còn lại.

Năm khu vườn tiêu biểu như: Thiệu Phương, Ngự Viên, Cơ Hạ, Hậu Hồ, Trường Ninh – chiếm khoảng 1/4 diện tích Hoàng cung – không chỉ là nơi thưởng lãm mà còn là sân khấu trình diễn nghệ thuật đắp giả sơn, mặt nước, cây kiểng và kiến trúc cung đình tinh xảo.

Không kém phần ấn tượng, các lăng tẩm hoàng gia như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức không đơn thuần là nơi an nghỉ của các vị vua mà còn là những kiệt tác kiến trúc cảnh quan độc đáo. Được thiết kế theo mô hình vườn sinh thái, mỗi lăng tẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa hồ nước rộng lớn, những gò đồi uốn lượn tự nhiên và các công trình kiến trúc cung đình uy nghiêm. Nhờ sự hòa quyện tinh tế này, không gian vốn dành cho tang lễ lại trở nên hữu tình, tĩnh tại và tràn đầy sức sống. Đây thực sự là một sự chuyển hóa giàu triết lý, biến nơi tưởng niệm thành chốn chiêm nghiệm, nơi con người và thiên nhiên cùng tìm thấy sự hài hòa tuyệt đối, mang đến một vẻ đẹp độc đáo và sâu sắc cho kinh đô Huế.

Đặc biệt, người Huế có hệ tiêu chí đánh giá cây kiểng rất đặc sắc:: Cổ – Kỳ – Nhã. Cổ là đánh giá tuổi cây, trông càng già lão càng quý. (Kỳ là đánh giá dáng vẻ của cây, càng kỳ lạ càng hiếm quý. Còn Nhã là đánh giá thần thái, phong cách của cây, càng trang nhã, quý phái càng quý. Cây kiểng mà đạt được cả 3 tiêu chí trên thì sẽ vô cùng quý giá, được người ta xem như đồ trân bảo. Nhưng ở Huế, ngoài 3 tiêu chí trên vẫn còn một tiêu chí khác rất quan trọng, đó là “Ý”. Ý ở đây là ý tưởng, ý thơ toát lên từ cây kiểng. Một chậu kiểng đạt đến đỉnh nghệ thuật phải hội tụ đủ cả 4 yếu tố: Cổ -Kỳ -Nhã -Ý.) Có lẽ chỉ có tại Huế, xứ sở mà mỗi người dân bẩm sinh đã là một nhà thơ thì mới có thêm tiêu chí này. Chính điều đó khiến cây kiểng xứ Huế vừa là tác phẩm nghệ thuật, vừa là phương tiện truyền tải tinh thần văn hóa Huế.

Du lịch sinh vật cảnh – xu hướng mới giữa đất cố đô

Trong bối cảnh du lịch xanh, du lịch trải nghiệm lên ngôi, sinh vật cảnh Huế đang mở ra hướng đi mới. Nhiều mô hình nhà vườn – vườn cảnh như Vườn An Hiên, Vườn Tịnh Tâm, Nhà vườn Lương Quán đã trở thành điểm đến hấp dẫn. Du khách đến đây không chỉ tham quan, mà còn tìm thấy không gian sống thiền tịnh, nhẹ nhàng với giò lan rủ, thế bonsai trầm mặc, ao cá vàng, tiếng chim hót líu lo...

Không gian ấy không chỉ để ngắm nhìn, mà còn để cảm, để sống chậm, để tái tạo năng lượng giữa thời đại ồn ào. Đây chính là thế mạnh để Huế phát triển mô hình du lịch sinh vật cảnh kết hợp nghỉ dưỡng văn hóa, tạo nên nét riêng biệt trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sinh vật cảnh ở Huế từng có thời kỳ rực rỡ, nhưng cũng đã trải qua giai đoạn mai một. Từ năm 2012 đến nay, cùng với các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế, nghệ thuật cây kiểng đã trở lại mạnh mẽ. Vườn Thiệu Phương được phục hồi thành nơi trưng bày bonsai – phong lan từ ba miền, nối kết với Vườn Cơ Hạ – tạo thành không gian nghệ thuật sinh thái sống động.

Huế - Vẻ đẹp sinh vật cảnh giữa kinh đô di sản
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, PCT kiêm Tổng thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (áo trắng, thứ 3 từ trái sang) cùng các vị khách quý và ban tổ chức cắt băng khai mạc Festival Huế 2025, “Triển lãm cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế, nghệ thuật thưởng trà, ẩm thực năm 2025”

Nhiều địa phương như Hương Thủy, Hương Trà đã chủ động phát triển các làng nghề cây cảnh, tổ chức sự kiện gắn với du lịch cộng đồng, mang lại sinh kế và niềm tự hào cho người dân. Đặc biệt, việc đưa sinh vật cảnh vào học đường cũng là một bước đi đáng quý, gieo mầm và truyền lửa cho thế hệ trẻ biết yêu cây, hiểu cây và gắn bó với thiên nhiên, là những người sẽ tiếp nối gìn giữ di sản quý giá này.

Dù sở hữu vẻ đẹp hiếm có, Huế vẫn còn khoảng 76 nhà vườn truyền thống đủ tiêu chuẩn song đang đối mặt với nhiều thách thức lớn: đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu khắc nghiệt, và áp lực gia tăng dân số. Trước nguy cơ mai một của di sản, Huế đã triển khai chiến lược “sống cùng di sản, dùng di sản để bảo tồn di sản”. Chiến lược này khuyến khích chủ nhân nhà vườn mở không gian văn hóa, thư giãn, triển lãm phục vụ cộng đồng và du lịch, tạo nguồn thu để tái đầu tư vào việc trùng tu, bảo tồn.

Huế - Vẻ đẹp sinh vật cảnh giữa kinh đô di sản
Quảng trường Ngọ Môn trong Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

Công tác bảo tồn sinh vật cảnh không thể tách rời khỏi bảo tồn đô thị sinh thái tổng thể, cần sự gắn kết chặt chẽ giữa sông Hương – núi Ngự – nhà vườn truyền thống – lăng tẩm. Đề xuất mô hình "đô thị phân tán – vệ tinh sinh thái" đang được nghiên cứu nhằm giảm áp lực lên khu trung tâm, đồng thời gìn giữ hệ sinh thái cảnh quan tự nhiên đặc trưng của Huế. Đây là hướng đi bền vững, tạo nên sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn.

Sinh vật cảnh, từ một thú chơi truyền thống, đang dần trở thành "ngôn ngữ văn hóa xanh" đặc trưng của Huế trong thời đại mới. Đó là nơi thiên nhiên, con người và nghệ thuật gặp nhau trong sự tinh tế và tĩnh tại, tạo nên một giá trị văn hóa độc đáo. Với định hướng đúng đắn và sự chung tay của cả cộng đồng, Huế hoàn toàn có thể trở thành trung tâm sinh vật cảnh tiêu biểu của miền Trung, góp phần định hình và nâng tầm thương hiệu “Huế – thành phố di sản sống động và thân thiện” trên bản đồ du lịch quốc tế.

Festival Huế 2025, “Triển lãm cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế, nghệ thuật thưởng trà, ẩm thực năm 2025” Triển lãm nhằm hưởng ứng làm phong phú thêm các chương trình Festival Huế 2025, thúc đẩy việc bảo tồn, kiến tạo các giá trị không gian văn hóa, sinh thái, tôn vinh văn hóa Huế. Kết nối định hình gắn hoạt động sinh vật cảnh với hoạt động bảo tồn di sản, du lịch sinh thái cộng đồng và bảo vệ môi trường. Tôn vinh các làng nghề, các tác phẩm sinh vật cảnh xuất sắc, tôn vinh nghệ nhân sinh vật cảnh, làng nghề có tay nghề cao. Tạo điểm nhấn cho nhân dân và du khách tham quan, thưởng ngoạn Hoàng cung Huế trong khuôn khổ các lễ hội Festival Huế năm 2025. Tạo tiền đề để triển khai các hoạt động dịch vụ trải nghiệm, ẩm thực… có chất lượng và hiệu quả. Với quy mô ba miền Bắc - Trung - Nam, chương trình quy tụ hàng trăm tác phẩm phong lan, cây kiểng, đá cảnh tinh tế từ các nhà vườn, câu lạc bộ sinh vật cảnh và nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các làng nghề truyền thống Huế, mang đến không gian đậm chất thủ công và văn hóa bản địa.
Phạm Hùng - Phương Thảo

Tin bài khác

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Tọa lạc giữa trung tâm Hà Nội, Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường giữa đô thị đông đúc. Lịch sử ra đời của công viên bắt đầu từ những năm 1955–1956, với khát vọng xây dựng một “trái tim xanh” cho thủ đô, kết hợp giữa cảnh quan, văn hóa và giải trí.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Ẩn mình nơi vùng ven Hà Nội, Công viên Thực vật cảnh Việt Nam là một không gian sinh thái độc đáo, nơi hòa quyện giữa thiên nhiên tươi đẹp và tri thức thực vật.
Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với sông nước hiền hòa, vườn trái cây trĩu quả và những con người chân chất, mà còn gây ấn tượng với các tour du lịch sinh thái độc đáo. Một trong số đó chính là dịch vụ mát xa chân bằng cá – trải nghiệm tưởng lạ mà quen, đang dần trở thành “đặc sản tinh thần” hút khách trong và ngoài nước.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Không ít người trong số đó đã “trồng ra bạc tỷ” từ những loại cây tưởng chừng dân dã, ít ai ngờ tới.
Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Hơn 10 năm qua, doanh nhân Phạm Thanh Việt – Giám đốc Công ty TNHH Starphar, người sáng lập Ba Bảo Farm – đã kiên trì phục dựng văn hóa chọi gà.
Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Đá quý Lan Phạm tự hào mang đến những tuyệt tác đá quý tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật chế tác và phong thủy ứng dụng.
Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Anh Nguyễn Văn Tiên (sinh năm 1996) ở Hải Hậu, Nam Định, nổi tiếng với nghề làm mô hình tiểu cảnh tái hiện những ngôi nhà cũ, giữ gìn ký ức tuổi thơ.
Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Doanh nhân – nghệ nhân ưu tú Đức Tân xem gốm không chỉ là sản phẩm ứng dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo do bàn tay tài hoa của mình tạo nên.
Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Từ kỹ thuật đến triết lý, cây cảnh Việt Nam không chỉ là thú chơi thanh nhã mà còn là một hình thái nghệ thuật mang đậm tinh thần Á Đông.
Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Nhiều bà con nông dân hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về Công ước CITES và các quy định pháp luật liên quan đến việc nuôi, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã
Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Để đưa hoa ra thị trường quốc tế, cần thực hiện đúng quy trình xuất khẩu hoa tươi.
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Trong những năm gần đây, hoa - cây cảnh không chỉ đơn thuần là thú chơi tao nhã mà đang trở thành một ngành kinh tế giàu tiềm năng tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

ừ vỏ xoài thành phân bón, từ phế phẩm thành tài nguyên – câu chuyện đang diễn ra tại Đồng Tháp là một lát cắt sống động của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Theo Luật Giao dịch điện tử 2023 và hướng dẫn của Cục Thuế, từ ngày 01/7/2025, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử là yêu cầu bắt buộc trong các giao dịch
Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Nông nghiệp Bắc Ninh đang chuyển động tích cực, từng bước định hình tương lai mới cho ngành nông nghiệp địa phương: Một tương lai xanh, sạch và bền vững.
Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội Nông dân TP.Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, sơ kết công tác Hội, phong trào nông dân 6 tháng.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Hàng loạt doanh nghiệp Việt đã ký kết các thỏa thuận nhập khẩu gần 3 tỷ USD nông sản từ Mỹ.
Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Từ một thú vui tao nhã trong vườn nhà, ngành cá cảnh Trung Quốc đang lột xác nhờ làn sóng thương mại điện tử và đặc biệt là hình thức bán hàng qua livestream.
Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng từ 10% đến 46% đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng ứng phó.
Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Việc ứng dụng drone trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Sau 10 năm khó khăn vì không chịu thuế VAT, từ 01/7/2025, ngành phân bón sẽ được áp lại thuế 5% theo luật mới.
Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Nhu cầu duy trì cây xanh, chăm sóc cảnh quan, không gian xanh tại các trụ sở, tuyến phố trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang được nhiều địa phương quan tâm.
Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Không trông chờ vào phương pháp canh tác truyền thống, nhiều nông dân đã chủ động thay đổi cách làm nông bằng kỹ thuật hiện đại và giống cây phù hợp.
Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ sản xuất sợi dệt từ lá dứa,một loại phế phẩm nông nghiệp thường bị đốt bỏ đã được ứng dụng ở quy mô công nghiệp.
Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ một thú vui thời sinh viên, anh Lê Văn Huệ đã xây dựng nên mô hình trang trại nuôi cá cảnh công nghệ cao tại xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi lưu giữ hơn 2.000 loài cây cảnh quý.
Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Dịch vụ mát xa chân bằng cá – trải nghiệm tưởng lạ mà quen, đang dần trở thành “đặc sản tinh thần” hút khách trong và ngoài nước.
Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Trồng cây trong sân, là gieo phúc trước cửa. Người xưa tin rằng, có những loài cây không chỉ tỏa bóng mát mà còn là "trấn vật sống", thu khí lành, giữ vận tốt.
5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Với gần 600 làng nghề sinh vật cảnh, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của ngành cây cảnh, từ thú chơi truyền thống thành ngành kinh tế quy mô lớn.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm
Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nằm giữa làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam), ngôi nhà gần 200 năm tuổi của ông Đồng Viết Mão được làm hoàn toàn từ gỗ mít, nổi bật với không gian mát rượi quanh năm.
Xem thêm