Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Mối đe dọa đến sức khỏe và môi trường
Tùy tiện trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng mạnh mẽ ở các khu vực nông thôn, đặc biệt là tại Hà Tĩnh. Mặc dù chúng có hiệu quả cao trong việc kiểm soát sâu bệnh, nhưng việc sử dụng không kiểm soát đang gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều người dân vẫn bất chấp cảnh báo, sử dụng hóa chất một cách tùy tiện. Ghi nhận tại các cánh đồng lúa xuân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, nhiều nông dân đã sử dụng từ 5 đến 7 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau chỉ trong vài tuần kể từ khi bắt đầu làm đất, gieo cấy.
![]() |
Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường - (Ảnh: Xuân Bắc). |
Bà Lê Thị Niềm (xã Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ: “Ngay từ khi bắt đầu làm đất, cày ải, gieo hạt, tôi đã chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc diệt cỏ, trừ sâu để phòng ngừa. Làm nông đã nhiều năm, việc sử dụng hóa chất trong trồng trọt gần như là điều đương nhiên. Cứ thấy có dấu hiệu sâu bệnh là phun thuốc, thậm chí chưa có cũng phun phòng cho chắc.”
Nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Hà Tĩnh là do người dân không sử dụng theo khuyến cáo, nhiều người còn pha trộn nhiều loại với nhau để nâng cao hiệu quả, giảm số lần phun. Liều lượng cũng thường được điều chỉnh tùy tiện. Do sự thiếu hiểu biết của người dân về tác hại lâu dài của thuốc bảo vệ thực vật cũng như việc kiểm soát không chặt chẽ, nhiều loại thuốc có độc tính cao, thậm chí đã bị cấm, vẫn tiếp tục được sử dụng trên đồng ruộng. Việc này không chỉ khiến môi trường bị ô nhiễm mà còn làm phát sinh hàng nghìn tấn chất thải nguy hại.
![]() |
Thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và sức khỏe con người - (Ảnh: Xuân Bắc). |
Đáng lo ngại hơn, hiện nay người dân vẫn chưa chú trọng sử dụng phân hữu cơ, mà chủ yếu dựa vào phân hóa học, dẫn đến hệ sinh vật trong đất bị suy giảm, đất chai cứng, kết cấu đất bị phá vỡ, giảm khả năng giữ nước, biến đổi dinh dưỡng, thoái hóa đất và giảm năng suất cây trồng.
Phần lớn người dân chỉ quan tâm đến việc bảo vệ cây trồng, mà ít quan tâm đến tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người. Trên nhiều cánh đồng, vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV bị vứt bỏ bừa bãi sau khi sử dụng. Mỗi vỏ bao như vậy vẫn còn chứa khoảng 2% lượng thuốc sót lại chính là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể.
Bất chấp hệ lụy lâu dài
Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật không chỉ xuất hiện tức thì mà còn để lại hậu quả lâu dài. Khi hóa chất tồn dư trong đất được rễ cây hấp thụ, chúng tích tụ trong lá, hoa, quả, khiến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm vượt mức cho phép. Người sử dụng thực phẩm có tồn dư thuốc trừ sâu có thể bị ngộ độc cấp tính, hoặc tích tụ lâu ngày dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng, gây bệnh mãn tính. Vì vậy, người sử dụng phải có ý thức bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, cộng đồng và môi trường trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .
![]() |
Cây trồng bị tác động bởi dư lượng trong vỏ bao bì vứt bừa bãi ra môi trường gây ảnh hưởng cho sức khỏe và hệ sinh thái - (Ảnh: Xuân Bắc). |
Bà Hồ Thị Thủy - Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh, cảnh báo: “Việc người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và vứt bỏ bao bì bừa bãi đang khiến môi trường đồng ruộng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài tác dụng tiêu diệt sâu bệnh, nếu sử dụng không đúng cách, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất.”
Theo thống kê, trung bình mỗi năm, nông dân trên địa bàn tỉnh sử dụng hơn 220 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, gần 125 tấn bao bì hóa chất bị thải ra môi trường, một con số báo động trong khi toàn tỉnh chỉ có khoảng 140 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Vì năng suất, vì lợi nhuận mùa vụ, nguyên tắc “bốn đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp) vẫn bị nhiều người dễ dàng bỏ qua. Và cái giá phải trả không chỉ nằm ở hiện tại, mà còn là tương lai của đất, của nước và sức khỏe cộng đồng.
Tin mới


Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc
Tin bài khác

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Quy định xuất khẩu hoa tươi sang EU: Những điều doanh nghiệp Việt cần biết
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
