Nghệ nhân "răng Sún" ở Hội An thổi hồn vào gốc tre, đưa nghề lạ ra thế giới
Giữa lòng phố cổ Hội An, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, có một người nghệ nhân đặc biệt được người dân trìu mến gọi là "Đỏ tre" hay "nghệ nhân răng sún". Đó là anh Huỳnh Phương Đỏ (SN 1973), người được xem là "cha đẻ" của nghệ thuật tạc tượng từ gốc tre ở Việt Nam.
Nổi danh với hàm răng sún và nụ cười hồn hậu, nghệ nhân Đỏ khiến du khách ấn tượng bởi sự độc lạ: "Vào Hội An, tìm ông nào răng sún là đúng người tạc tượng tre!"
Không xuất thân từ dòng dõi nghệ nhân, không được học tại trường lớp bài bản về mỹ thuật, anh Đỏ bắt đầu mọi thứ từ con số 0.
Năm 16 tuổi, anh theo học nghề điêu khắc gỗ tại làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP Hội An), nơi nổi tiếng với những nghệ nhân tài hoa. Tuy nhiên, bước ngoặt trong cuộc đời anh đến vào năm 1999, khi trận lũ lịch sử tràn qua Quảng Nam, cuốn trôi nhiều tài sản và làm gián đoạn công việc của anh.
![]() |
Nghệ nhân "đỏ tre" gây ấn tượng với du khách không chỉ bởi đôi tay tài hoa mà còn ở nụ cười thân thiện, hóm hỉnh khi lộ 2 chiếc răng sún |
Trong lúc dọn dẹp sau lũ, anh tình cờ nhặt được một gốc tre trôi dạt. Với bản năng của người thợ mộc, anh thử đục đẽo “cho vui” và bất ngờ nhận ra tiềm năng nghệ thuật từ chất liệu này. Từ đó, anh chuyển hướng sang điêu khắc gốc tre, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và chưa từng có ai khai phá trước đó.
Làm được vài cái đầu tiên, anh Đỏ mang ra phố cổ bán và bất ngờ rất nhiều khách tranh mua. Từ đó, anh bắt đầu dành thời gian nghiên cứu, chế tác thêm nhiều sản phẩm mới lạ từ gốc tre.
Theo anh Đỏ, không giống như gỗ, mỗi gốc tre có hình dáng, kích thước và cấu trúc rễ khác nhau, đòi hỏi người thợ phải có óc tưởng tượng phong phú và kỹ năng điêu luyện để tạo ra những tác phẩm độc đáo.
"Khi tạc tượng bằng gỗ, thường có sẵn phôi gỗ cụ thể, mình chỉ việc tạc theo. Còn với gốc tre, mỗi gốc có hình dạng riêng, các bộ rễ cũng mỗi gốc mỗi kiểu nên khi đục đẽo đòi hỏi phải có sự tưởng tượng, sáng tạo nhiều hơn”, anh Đỏ chia sẻ.
Qua đôi bàn tay khéo léo của anh, những gốc tre vô tri trở thành các bức tượng sống động, thể hiện đủ mọi cung bậc cảm xúc: hỷ, nộ, ái, ố. Các tác phẩm của anh thường lấy cảm hứng từ các nhân vật tâm linh, lịch sử như Phúc - Lộc - Thọ, Quan Công, Thần Tài, Bồ Đề Đạt Ma, hay thậm chí là chân dung các danh nhân thế giới như Newton, Einste,…
![]() |
Qua đôi bàn tay khéo léo của anh, những gốc tre vô tri trở thành các bức tượng sống động. |
Để có một tác phẩm hoàn chỉnh, anh Đỏ phải tự tay chọn tre từ các vùng đất khác nhau - vùng đất thịt thì tre cứng, rễ ngắn; vùng đất cát thì rễ dài, phù hợp tạo râu hay chòm tóc. Tre được ngâm bùn 9 tháng, phơi nắng 10 ngày, xử lý thủ công như cách làm của người xưa để chống mối mọt mà vẫn giữ được màu tự nhiên.
“Điêu khắc gốc tre không giống bất cứ chất liệu nào. Nó không cho sửa, không cho làm lại. Một đường đục sai là phải bỏ cả gốc. Mỗi gốc tre chỉ cho mình một cơ hội duy nhất”, anh Đỏ chia sẻ.
Anh Đỏ tiết lộ, trung bình một ngày, mình có thể tạo dáng cho hơn 10 gốc tre. Có tác phẩm được anh Đỏ hoàn thành trong vài giờ, nhưng cũng có những bức anh dành hàng tháng trời chỉ để tạo một ánh nhìn, một thần thái riêng. Giá mỗi tác phẩm dao động từ 200.000 đồng đến vài triệu đồng, tùy theo độ tinh xảo và kích thước. Điều đặc biệt là mỗi bức tượng đều là độc bản.
"Không có bức thứ hai giống bức thứ nhất. Vì đó là tâm trạng, là hành trình của tôi trong lúc tạo tác," nghệ nhân chia sẻ.
![]() |
Bằng sự sáng tạo và lòng đam mê, anh đã thổi hồn vào những gốc tre vô tri, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. |
Góp phần quảng bá văn hóa Hội An
Không chỉ là một nghệ nhân, Huỳnh Phương Đỏ còn là một người gìn giữ, phát triển, và lan tỏa giá trị văn hóa Việt theo cách rất riêng. Bằng một chất liệu tưởng chừng không ai dùng, anh đã tạo nên một dòng chảy mới trong nghệ thuật thủ công – vừa mộc mạc, vừa độc đáo, vừa rất Việt Nam.
Anh Đỏ cũng thường xuyên được mời tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, góp phần làm phong phú thêm văn hóa Hội An và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế.
![]() |
Gần 30 năm kiên nhẫn với cái dùi, cái đục, những bức tượng bằng gốc tre của anh Đỏ ngày càng được du khách ưa thích. Giờ đây, gian hàng nhỏ của “Đỏ tre” không chỉ là điểm bán hàng lưu niệm, mà dần trở thành một không gian văn hóa thu nhỏ.
Những tác phẩm điêu khắc gốc tre của anh Đỏ ngày càng được nhiều du khách nước ngoài ưa chuộng. Họ ghé lại không chỉ để mua, mà để trò chuyện, để xem nghệ nhân trình diễn. Anh Đỏ có thể nói được tiếng Anh, tiếng Pháp – tất cả đều là tự học. Nhiều video ghi lại cảnh anh vừa tạc tượng vừa trò chuyện thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok, Facebook.
“Có những vị khách quay lại sau 5 - 10 năm, mang theo bức tượng ngày xưa mua ở Hội An và kể rằng nó vẫn còn nguyên nụ cười”, anh Đỏ xúc động.
![]() |
Những tác phẩm điêu khắc gốc tre mang đậm văn hóa Việt Nam của anh Đỏ đã theo chân du khách đi khắp thế giới. |
Đặc biệt, anh còn truyền nghề cho nhiều người trẻ trong vùng, giúp họ có thêm thu nhập và giữ gìn nghề truyền thống. "Tôi không muốn nghề này mai một khi mình nằm xuống, mà sẽ được thế hệ trẻ tiếp nối, phát triển hơn nữa, để gốc tre Việt Nam không chỉ còn trong ký ức mà còn sống trong từng tác phẩm điêu khắc, đi khắp thế giới”, anh tâm sự.
Năm 2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã đề xuất kỷ lục cho ông Huỳnh Phương Đỏ với danh hiệu "nghệ nhân chế tác gốc tre Việt Nam". Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp nổi bật của ông trong việc sáng tạo và phát triển nghệ thuật điêu khắc từ gốc tre tại Hội An.
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Dự án Noble Crystal Long Biên và Noble Palace Long Biên: Tạo ra khu đô thị xanh hài hòa với thiên nhiên, nhiều tiện ích hiện đại

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

Dưa hấu đã mất mùa còn rớt giá thê thảm, nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam "khóc ròng"

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Danko Group: Từ cam kết đến hành động vì chất lượng công trình không gian xanh đáng sống như lời quảng cáo

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Chanh ngón tay – "Bảo vật" mới của giới bonsai Việt

Khu vườn rực rỡ sắc hoa của người đàn ông 73 tuổi ở Bắc Giang

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Thác hoa vàng rực rỡ: Đừng trồng hoa hồng, hãy thử hồng mân côi

Cơn sốt "bánh yêu nước" mừng đại lễ 30/4: Chiếc bánh nhỏ chứa đựng tình yêu lớn

Ninh Thuận chốt lộ trình sáp nhập với Khánh Hòa: Tỉnh mới có bờ biển dài nhất, có yến sào, mực một nắng trứ danh

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Đồng hành cùng nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Agribank và cơ hội phát triển ngành Sinh vật cảnh Việt Nam

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Nghệ nhân "răng Sún" ở Hội An thổi hồn vào gốc tre, đưa nghề lạ ra thế giới

Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ

“Vũ điệu thiên nga” - Tuyệt phẩm bonsai hàng chục tỉ của đại gia Thái Nguyên

Từ giấc mơ tuổi thơ của cô gái nhỏ đến khu vườn phố thị đầy rau xanh, hoa nở rực rỡ ai cũng ước ao

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
