Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại
Nằm ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), làng Định Công xưa kia nổi tiếng với nghề đậu bạc – một trong bốn nghề thủ công tinh hoa của đất Thăng Long, cùng với nghề sơn mài Hàng Thổ, lụa Vạn Phúc và đúc đồng Ngũ Xã.
Hiện nay, nghệ nhân Quách Tuấn Anh được coi là người hiếm hoi còn gắn bó và theo đuổi đến cùng nghề đậu bạc tại địa phương. Ở tuổi 43, anh là thế hệ kế cận trong gia đình có truyền thống làm nghề, nhưng từng không định tiếp bước cha ông do công việc đòi hỏi nhiều công sức và sự kiên trì.
![]() |
Nghệ nhân Quách Tuấn Anh được cho là một trong những nghệ nhân cuối cùng 'giữ lửa' làng nghề đậu bạc Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: TTXVN. |
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng Luật và Quản trị kinh doanh, anh Quách Tuấn Anh từng có nhiều cơ hội nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, thời điểm năm 2003, khi nhận thấy làng nghề chỉ còn duy nhất nghệ nhân Quách Văn Trường – cha anh – còn làm việc, anh quyết định quay về nối nghiệp.
“Lúc đó nhiều đơn hàng bị từ chối vì không ai đủ tay nghề để nhận. Tôi nghĩ nếu không ai tiếp tục thì nghề sẽ mất, nên quyết định quay về học nghề từ đầu,” anh kể.
![]() |
Sau khi kéo bạc thành sợi bạc nhỏ, người thợ se sợi bạc lại với nhau dùng làm các chi tiết để đậu bạc. Nếu nhiệt chưa đủ, người thợ sẽ khó nắn chỉnh các chi tiết hoặc có thể làm hỏng ngay sản phẩm. Ảnh: TTXVN |
Nghề đậu bạc đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ kéo sợi, se sợi, nắn chỉnh cho đến hàn ghép. Các chi tiết được ghép lại từ những sợi bạc mảnh như sợi tóc, tạo thành hoa văn truyền thống trên các sản phẩm như hoa lá, linh vật, biểu tượng văn hóa. Quá trình làm việc đòi hỏi đôi tay khéo léo, con mắt thẩm mỹ và đặc biệt là cảm nhận nhiệt độ cực kỳ chính xác khi đậu bạc, bởi chỉ cần quá nhiệt, sản phẩm có thể hỏng hoàn toàn.
Sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Tuấn Anh cho biết việc cảm nhận độ nóng của ngọn lửa là kỹ năng khó nhất, chỉ có thể tích lũy qua thời gian.
“Không có máy móc nào thay thế được cảm nhận của người thợ. Quá nóng sẽ khiến bạc chảy, còn chưa đủ nhiệt thì không kết dính được các chi tiết,” anh chia sẻ.
![]() |
![]() |
Theo nghệ nhân Quách Tuấn Anh, cảm nhận độ nóng của ngọn lửa là kỹ năng khó nhất. Ảnh: TTXVN. |
Các sản phẩm đậu bạc hiện nay vẫn giữ nguyên hình thức truyền thống, nhiều sản phẩm mang biểu tượng văn hóa như tháp Rùa, trống đồng, hoa sen. Một số sản phẩm lớn có thể cấu thành từ hàng nghìn chi tiết nhỏ, cần nhiều tuần để hoàn thiện.
Dưới mái đền tổ của làng nghề, nghệ nhân Quách Tuấn Anh cùng một số ít thợ bạc vẫn ngày ngày làm việc. Anh mong muốn có thêm những người trẻ học nghề để không làm mai một truyền thống của làng Định Công.
![]() |
![]() |
![]() |
Những kiệt tác đậu bạc của nghệ nhân Quách Tuấn Anh. Ảnh: TTXVN. |
Làng nghề đậu bạc Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) được các nguồn sử liệu và truyền thống dân gian công nhận đã tồn tại hơn 1.500 năm, xuất phát từ thời kỳ Tiền Lý (thế kỷ VI), khởi sắc nhờ ba anh em họ Trần là Trần Điện, Trần Điền và Trần Hòa. Những người này không chỉ truyền nghề, mà còn cải tiến kỹ thuật, biến ngôi làng nhỏ bên bờ sông Tô Lịch thành trung tâm chế tác vàng bạc tinh xảo – góp phần làm nên thương hiệu “Phố Hàng Bạc” ở kinh thành Thăng Long. Đậu bạc tại làng nghề Định Công phát triển cùng bốn kỹ thuật cơ bản: trơn, đấu, chạm và đậu – trong đó đậu bạc là kỹ thuật cao cấp nhất, đòi hỏi người thợ kéo bạc chảy thành những sợi chỉ mảnh như sợi tóc, rồi se và gắn thành hoa văn tinh xảo trên sản phẩm thủ công như nhẫn, vòng, châm cài. Mỗi sản phẩm phức tạp có thể mất hàng chục ngày đến cả tháng để hoàn thiện, và quá trình ấy hoàn toàn dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay và óc thẩm mỹ của người thợ Nghề đậu bạc từng đứng trước nguy cơ mai một khi nhiều hộ gia đình từ bỏ nghề. Từ những năm 1990, nhờ nghệ nhân Quách Văn Trường khơi lại lửa nghề và truyền dạy cho thế hệ sau, nghề đậu bạc ở Định Công dần được khôi phục. Năm 2024, nghề được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội. |
Tin bài khác


Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Ngỡ bê tông, hóa ra đá nguyên khối: Lâu đài đá 3.000m² chồng xây suốt 14 năm tặng vợ

Nhà cổ 125 năm tuổi mang kiến trúc "tam gian nhị hạ" giữa TP HCM

Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Cách tưới hoa dạ yến thảo đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa nở bền

EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

Khởi nghiệp từ chim chào mào đột biến, thanh niên miền Tây thu tiền tỷ mỗi năm

Loại rau tháng 7 vừa rẻ vừa bổ, giàu dưỡng chất gấp chục lần trái cây

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Vượt khó trên đất cằn, những người phụ nữ “gieo vàng” từ cây ổi

Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Phòng tắm luôn sạch thơm nhờ một chậu cây ít ai ngờ tới

Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia
