Kiểm soát và xử lý các loài sinh vật ngoại lai tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
VNHS – Các loài sinh vật ngoại lai là mối đe dọa cân bằng đa dạng sinh học cũng như môi trường, lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh, gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
Được biết, tổng diện tích rừng trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã bị cây Bìm bôi hoa vàng (tên khoa học là Merremia boisiana) và cây mai Dương (Mimosa pigra) xâm lấn lên tới hơn 4.000ha. Đặc biệt, là cây bìm bôi hoa vàng thuộc họ dây leo, là loài thực vật ngoại lai gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của rừng.
Hiện nay, tuy chưa có tài liệu khẳng định thời gian cây bìm bôi xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng khoảng vài chục năm trước, phân bố từ Lạng Sơn đến Đà Nẵng. Cây xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường như hạt giống trôi theo dòng nước, qua loài chim di cư hoặc có người thấy hoa đẹp mang về trồng. Những năm gần đây, cây bìm bôi hoa vàng xâm lấn và gây hại tới sự phát triển của rừng, trong đó có ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phân bố ở độ cao dưới 300 m, trên diện tích lớn, khả năng thích nghi được với nhiều sinh cảnh khác nhau như sông suối, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
Trước lo ngại các loài ngoại lai xâm hại đến sinh thái môi trường hệ thực vật của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng như cây bìm bôi hoa vàng. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có kế hoạch tiêu diệt loài này, với các biện pháp thử nghiệm trên 100ha rừng thuộc phân khu dịch vụ hành chính trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Để hạn chế, phòng ngừa và xử lý các loài ngoại lai xâm hại này, Ủy ban Di sản thế giới, UBND tỉnh chỉ đạo, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ chủ trì và phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu quy định pháp lý trong nước, quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ, quản lý di sản thế giới để tham mưu ban hành hoặc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lý di sản thế giới theo quy định, thực hiện dự án diệt trừ loài cây này đang sinh sôi và xâm lấn mạnh ở vườn… Đồng thời vườn phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng cho cộng Ngoài khai thác tài nguyên từ di sản để phát triển, tỉnh Quảng Bình cũng đặt công tác bảo tồn di sản này lên hàng đầu nhằm giữ gìn cho tỉnh, Việt Nam và thế giới một di sản quý hiếm về mọi mặt…
Theo đó kể từ tháng 4/2024 Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và huyện Bố Trạch cùng các đơn vị, ngành trong toàn tỉnh thực hiện việc bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng theo các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới.
Vừa qua, Ủy ban Di sản thế giới có Quyết định số 45.COM/7B.90 về công tác quản lý, bảo tồn Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong đó có khuyến nghị về biện pháp phòng ngừa và xử lý các loài ngoại lai xâm hại tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là như loài Bìm bôi hoa vàng, chăn thả rong gia súc, các hoạt động xâm hại rừng
UBND các huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh chỉ đạo các xã vùng đệm gia tăng quản lý người dân về hoạt động chăn thả gia súc trong khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đảm bảo không ảnh hưởng đến các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới theo khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới. Nhằm giảm thiểu các áp lực lên Di sản thiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Xuân Bắc – Khắc Bằng
Tin mới


Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu
Tin bài khác

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp và môi trường
Đọc nhiều

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Đạm Hà Bắc bao giờ sạch lỗ lũy kế?

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
