Vợ chồng trẻ bỏ việc công chức đầu tư xưởng ba khía hiện đại nhất miền Tây, thu lãi cả tỉ đồng/năm
Nghỉ làm công chức về khởi nghiệp từ con ba khía
Cách trung tâm huyện Đầm Dơi hơn 7 km, cở sở sản xuất các sản phẩm từ ba khía rộng hơn 1.000 m2 của chị Xa nằm nổi bật trên con đường nông thôn ở xã Quách Phẩm Bắc. Xung quanh là khu vực nuôi tôm, cũng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đáng kể cho xưởng ba khía hiện đại nhất miền Tây do vợ chồng chị Xa gầy dựng.
Từ lâu, con ba khía đã trở thành một đặc sản quen thuộc của người dân miền Tây sông nước. Thế nhưng không nhiều người dám nghĩ tới việc biến nghề nuôi ba khía thành mô hình khởi nghiệp kinh doanh quy mô lớn. Với sự kiên trì, tâm huyết và tình yêu đối với quê hương, vợ chồng chị Xa đã chọn con ba khía làm hướng đi cho sự nghiệp của mình.
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp cử nhân văn, Trường ĐH Cần Thơ, chị Xa cùng chồng là anh Miên (kỹ sư thủy sản) tình nguyện về Đầm Dơi công tác theo đề án trí thức trẻ về nông thôn. Khi đề án kết thúc, hai vợ chồng mong muốn đóng góp sức trẻ cho quê hương bằng cách xây dựng thương hiệu cho con ba khía quê nhà. Năm 2017, cơ sở kinh doanh Ba khía Đầm Dơi (nay là HTX Ba khía Đầm Dơi) được hình thành.
“Trong 5 năm gắn bó với đề án trí thức trẻ về nông thôn. Đến khi đề án kết thúc, hai vợ chồng tôi nảy sinh ý tưởng lựa chọn sản vật quê hương để khởi nghiệp. Bởi thực tế, tuy có hàng trăm cơ sở sản xuất, nhưng chưa phát huy hết hiệu quả, cũng như tận dụng loài con đặc sản này để làm ra những sản phẩm mới mang tính đặc trưng của vùng. Hai vợ chồng đều mong muốn đưa thương hiệu ba khía quê nhà đi xa hơn, tạo công ăn việc làm cho lao động có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương”, anh Miên chia sẻ.
![]() |
Ba khía rất phổ biến ở miền Tây. |
Việc chọn nghề muối ba khía để khởi nghiệp vào thời điểm đó được xem là hướng đi liều lĩnh, đầy thủ thách. Bởi vì xưa nay khi nhắc đến ba khía người ta mặc định ngay ba khía Rạch Gốc. Ngoài ra, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 400 cơ sở làm ba khía muối, việc chọn con ba khía khởi nghiệp đúng là điều không tưởng. Bởi thế, muốn vượt qua được phải có hướng đi mới mẻ và phải có sự khác biệt, phải có quy trình sản xuất riêng.
Theo chị Xa, nếu sản xuất ba khía theo quy trình truyền thống, chủ yếu sử dụng nước sông, nước biển, muối đen để muối ba khía. Với cách làm này không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lượng vi sinh trong nước không được kiểm soát triệt để làm người tiêu dùng bị ảnh hưởng sức khỏe khi ăn. Từ đó, vợ chồng chị nghiên cứu sử dụng nước sạch đạt chuẩn để muối ba khía, dùng hạt muối trắng để ướp với mục tiêu tạo ra sản phẩm sạch, an toàn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, số lượng ba khía muối ra bị hư, hao hụt rất nhiều do chưa có công thức ướp chuẩn, khiến hai vợ chồng có lúc rơi vào cảnh trắng tay.
"Thời gian đầu, rất nhiều mẻ ba khía muối bị thất bại. Mỗi lần thất bại tôi lại tìm tòi làm lại từ đầu và nguồn vốn cũng cạn kiệt đi nhiều. Tuy khó khăn, nhưng đã đặt quyết tâm phải làm cho tới khi ra được mẻ ba khía ngon, chất lượng nhất”, chị Xa kể lại.
Sau nhiều lần thất bại và đúc rút kinh nghiệm, hai vợ chồng thành công tìm ra công thức ướp chuẩn nhất. “Cách muối ba khía thì vẫn giữ nguyên cách muối truyền thống trước giờ, chỉ cải tiến công thức để sản phẩm làm ra an toàn, hợp vệ sinh hơn”, chị Xa nói nói.
![]() |
Sau nhiều lần thất bại và đúc rút kinh nghiệm, hai vợ chồng chị Xa thành công tìm ra công thức ướp ba khía chuẩn nhất. |
![]() |
Năm 2020, sản phẩm ba khía đầm dơi đạt chuẩn OCOP 3 sao. |
Nhờ tận dụng tốt mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm, những đơn hàng ngày một nhiều hơn. Tích lũy được chút vốn, vợ chồng chị đầu tư máy móc hiện đại, thuê thêm nhân công… đảm bảo quy trình làm sạch sẽ, nghiêm ngặt, an toàn vệ sinh khi đến tay người tiêu dùng. Năm 2020, sản phẩm ba khía đầm dơi đạt chuẩn OCOP 3 sao. Sản phẩm chất lượng, tiếng lành đồn xa, thị trường mở rộng.
Theo chị Xa, ba khía được sơ chế và lựa chọn từ thiên nhiên là những con ba khía tươi sống, sống vùng đầm lầy phù sa ở Cà Mau, không có ba khía nơi nào sánh bằng. Từ một sản phẩm là ba khía muối, trong quá trình sản xuất, vợ chồng chị Xa không ngừng tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo để lần lượt trình làng những sản phẩm mới được chế biến từ con ba khía nhằm đa dạng sản phẩm, tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu đặc sản quê nhà.
Nhiều sản phẩm được vợ chồng anh chế biến từ con ba khía như: Ba khía muối, ba khía muối trộn sẵn, ba khía tươi cấp đông, ba khía cốm cấp đông… Đặc biệt, sản phẩm riêu ba khía đang được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm riêu ba khía lần đầu tiên xuất hiện ở huyện Đầm Dơi được coi là chuyện lạ nhất về ẩm thực Cà Mau, chỉ có vợ chồng chị Xa ở HTX ba khía Đầm Dơi mới làm được.
![]() |
Chị Xa (áo đen ở giữa) cùng chồng gây dựng nên cơ sở ba khía hiện đại nhất Cà Mau - (Ảnh: Ngọc Trinh) |
Đeo huy chương cho sản phẩm từ ba khía
Đến nay, các sản phẩm HTX ba khía Đầm Dơi có mặt nhiều nơi, từ bán sỉ nhỏ đến các nhà phân phối từ Cà Mau tới Hà Nội. Nhiều khách mua mang đi nước ngoài, trong đó đi Hàn, Mỹ, Đài Loan để làm quà biếu.
Quy trình chế biến ba khía phải trải qua nhiều công đoạn, ba khía được gây tê bằng nước đá trong 5 phút rồi rửa bằng hệ thống băng chuyền. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo vệ sinh cho nguyên liệu đầu vào, chị Xa đã chi khoảng 500 triệu đồng đầu tư hệ thống này. Ba khía được nhân công phân loại, sau đó đem đi ủ muối 4 ngày 4 đêm. Nước muối dùng muối ba khía được cơ sở pha theo tỷ lệ riêng, sau đó chưng cất ở nhiệt độ cao.
Sau hơn 7 năm khởi nghiệp, chị Xa cùng chồng thành lập hợp tác xã với 7 thành viên cùng hơn 250 hộ liên kết cung cấp nguyên liệu. Để phục vụ tốt nhất cho khách hàng, các sản phẩm được vợ chồng chị Xa chăm chút kỹ lưỡng với nhãn mác rõ ràng, định lượng đa dạng, hợp vệ sinh. Ngoài máy rửa, cơ sở còn đầu tư máy đóng gói, hút chân không, hệ thống kho lạnh... tổng giá trị hơn 3 tỉ đồng.
![]() |
Vợ chồng chị Xa đầu tư hơn 3 tỉ để làm xưởng ba khía hiện đại nhất miền Tây - (Anh: Ngọc Trinh). |
Bên cạnh việc bán hàng qua các kênh truyền thống, vợ chồng chị Xa còn nhanh nhạy trong việc bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, kênh mạng xã hội, tik tok… Nhờ đó, mỗi tháng xuất bán ra thị trường từ 3 - 4 tấn ba khía thành phẩm.
Hiện, tỉnh Cà Mau có hơn 400 cơ sở sản xuất ba khía muối. Trong đó, duy nhất cơ sở của vợ chồng chị Xa có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao (chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn). Từ sản phẩm ba khía muối ban đầu, dần dần với sự nỗ lực, vợ chồng chị Xa đã nâng tầm thương hiệu ba khía Đầm Dơi và "đeo huy chương" cho sản phẩm ba khía của mình như: hạng 1 cuộc thi Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL năm 2020; hạng nhất cuộc thi Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Cà Mau năm 2020; được cấp phép chứng nhận VSATTP và giấy phép kinh doanh…
Hiện cơ sở bán ba khía muối nguyên con giá 130.000 - 160.000 đồng/kg, ba khía muối nước mắm giá 220.000 đồng/kg, ba khía trộn sẵn giá 160.000 - 180.000 đồng/kg… Mỗi năm, cơ sở của vợ chồng chị bán ra thị trường khoảng 50 tấn sản phẩm từ ba khía, thu lãi hơn 1 tỉ đồng.
Theo chị Xa, các sản phẩm OCOP của HTX ba khía Ðầm Dơi không chỉ thâm nhập các chuỗi siêu thị mà còn đang được cung ứng cho một số cửa hàng đặc sản của người Việt ở Úc, Ðài Loan. Ðánh giá xuất khẩu là hướng phát triển khả quan nên HTX định hướng sẽ xây dựng sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cao hơn để nâng cao uy tín, thuận lợi cho việc xuất khẩu.
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Tăng trưởng kinh tế từ khai thác di sản: Những điểm sáng trong phát huy tiềm năng du lịch văn hóa dựa trên giá trị bản địa

Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình
Tin bài khác

Cà phê Xã – Không gian kiến trúc xanh cho ký ức cộng đồng

Cô gái khmer kiếm tiền tỉ nhờ xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu

Loài cây mọc dại sau hè, thơm dịu như ký ức tuổi thơ, khiến bệnh tiểu đường phải chào thua
Đọc nhiều

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Không gian xanh – Yếu tố cốt lõi trong thiết kế bệnh viện hiện đại

Chất lượng không khí xuống cấp: Đã đến lúc Hà Nội đầu tư mạnh cho không gian xanh

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Tưởng là rau phụ, ai ngờ xà lách lại thành "người hùng thầm lặng" giúp gan thải độc

Hải đường trắng: Loài cây từng "gây bão" đắt hơn vàng ròng, trồng vừa chơi vừa giúp chữa lành thiên nhiên

Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình

Cà phê Xã – Không gian kiến trúc xanh cho ký ức cộng đồng

Cô gái khmer kiếm tiền tỉ nhờ xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu

Loài cây mọc dại sau hè, thơm dịu như ký ức tuổi thơ, khiến bệnh tiểu đường phải chào thua

Hoa thanh xà can trường và khu vườn của cô gái trẻ trên cao nguyên Di Linh

Sa Đéc rực rỡ mùa hoa anh đào, hứa hẹn điểm check-in lý tưởng dịp lễ

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Hoa bún: Chút duyên lạ giữa lòng Hà Nội

Lan hồng lâu mộng: Ngôi sao mới của giới chơi lan Việt, nở hàng trăm bông, hút hồn người mệnh Thổ

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

'Cuộc chiến' hiếm hoi giữa cá sấu Mỹ và cá sấu châu Mỹ tại Florida

Vẹt đuôi dài – Những bộ óc thiên tài của thế giới loài chim

Lợi ích bất ngờ từ trào lưu ngắm chim hoang dã kết hợp du lịch sinh thái

5 loại cây siêu dễ sống, cực hợp với người bận rộn, hay quên

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Cây cũng có gu ăn uống: 5 loài cảnh nhiệt đới và khẩu vị phân bón riêng biệt

Hoa ly kép bền bỉ, kiêu sa và đầy mê hoặc trong không gian sống hiện đại

5 loài cảnh dưỡng khí, mỗi cây một “khẩu phần” phân bón riêng

Chạm tay vào mây: 100 nhà báo viết nên kỳ tích ở đỉnh Tà Xùa

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 sẽ diễn ra tại Vĩnh Long, quy tụ 350 gian hàng

Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025: Đột phá tư duy, hành động thực chất vì một Việt Nam xanh và bền vững

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Dĩ An sẵn sàng cho Festival sinh vật cảnh lần II – Quảng bá nông nghiệp đô thị xanh

Check-in vườn bonsai lá kim chuẩn Nhật Bản đẹp như tranh ở Pleiku

8X Bình Dương biến 3 sân thượng thành vườn rau xanh mướt, ai nhìn cũng mê

Nghìn năm di sản hội tụ tại lễ hội quà tặng của Thủ đô

Những vườn cây nghệ sĩ giữa lòng phố thị

Khai mạc Lễ hội hoa sưa năm 2025 - "rực rỡ sắc hoa vàng" tại Quảng Nam

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Nghệ nhân "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Từ hạt đạm đầu tiên đến thương hiệu quốc gia: PVFCCo và sứ mệnh vượt tầm châu lục

Hà Nội: Chợ hoa cây cảnh thị xã Sơn Tây - Nơi giao lưu mua bán những sản phẩm Sinh vật cảnh

Nhìn lại chặng đường leo núi "Bước chân trên mây" 2025 đầy ý nghĩa

Khám phá kiệt tác "Cửu Long Tọa Sơn" độc nhất vô nhị tại Triển lãm sinh vật cảnh Đền Đô 2025

Hơn 380 tác phẩm có mặt tại Triển lãm Sinh vật cảnh Đền Đô 2025
