Xây dựng không gian xanh góp phần nâng cao sức khỏe, tinh thần cho bênh nhân và đội ngũ nhân viên y tế
![]() |
Trụ sở Bệnh viện Bưu điện (ảnh Vũ Thành) |
Bộ y tế triển khai tổ chức cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp”
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương đã xác định việc phát triển không gian xanh tại các cơ sở y tế là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững ngành y tế. Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ về nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giai đoạn 2020–2025 đã nhấn mạnh yêu cầu cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, trong đó có yếu tố môi trường sinh thái, nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân.
Ngày 04/7/2024, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 823/KH-BYT tổ chức Cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ I áp dụng theo Bộ tiêu chí cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp theo Quyết định số 5959/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 do Bộ Y tế ban hành. Theo Quyết định này “Bộ tiêu chí cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp” bao gồm 32 tiêu chí về cảnh quan, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong cơ sở y tế, được chia thành 3 phần: Phần A: Xanh (02 tiêu chí); Phần B: Sạch (24 tiêu chí); Phần C: Đẹp (06 tiêu chí). Trong mỗi phần A, B, C có các tiêu chí và nhóm tiêu chí.
![]() |
Ban lãnh đạo Bệnh viện Bưu điện (ảnh chụp màn hình tại https://benhvienbuudien.vn/) |
“Bộ tiêu chí cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp” áp dụng là tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược (gọi tắt là cơ sở y tế “CSYT”).
Trong đó phần Xanh có 2 tiêu chí gồm: Cây xanh – tỷ lệ cây xanh, công viên hoặc vườn hoa, hoặc bãi cỏ/tổng diện tích khuôn viên CSYT; Năng lượng xanh - Quy định tiết kiệm điện; Sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện; Sử dụng thiết bị điều hòa tiết kiệm điện; Sử dụng thiết bị điện có cảm ứng; Sử dụng năng lượng tự nhiên….
Bệnh viện Bưu điện là Bệnh viện đa khoa hạng I, hiện nay, Bệnh viện có 03 cơ sở (2 cơ sở khám chữa bệnh tại Thành phố Hà Nội và Trung tâm Điều dưỡng & Chăm sóc sức khỏe Bưu điện tại Đồ Sơn – Hải Phòng). Mặc dù mặt bằng của Bệnh viện với diện tích không rộng, nhưng cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện đã được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư thuộc loại hiện đại nhất, của các hãng trang thiết bị Y tế hàng đầu thế giới. Các phòng bệnh trong Bệnh viện đều được trang bị điều hòa, nhà vệ sinh khép kín, giường tủ tiện nghi. Mỗi năm Bệnh viện thực hiện gần 142 nghìn lượt khám bệnh, điều trị nội trú cho gần 27 nghìn bệnh nhân, thực hiện hơn 13 nghìn ca phẫu thuật (trong đó có 55% là phẫu thuật loại đặc biệt và loại I), trên 24 nghìn 500 lượt khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay, Ban giám đốc Bệnh viện Bưu điện gồm có ông Trần Hùng Mạnh – Bí thư Đảng Ủy làm Giám đốc và các phó Giám đốc Lê Mạnh Đức – Phó Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch Công đoàn; bà Phạm Thị Thanh Tú và ông Phạm Trường Giang,… |
Nhiều bệnh viện ngập tràn màu xanh
Hiện nay, nhiều bệnh viện trên cả nước đang phát triển và nhân rộng mô hình không gian xanh nhằm mang lại sức khỏe, tinh thần cho các bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân cùng đội ngũ nhân viên, y tế.
Theo cổng thông tin Bộ Y tế https://moh.gov.vn/ ngày 8/12/2024 cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định 5959 của Bộ Y tế về xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp. Đến nay, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Quảng Ninh là 2 địa phương dẫn đầu miền Bắc về kết quả thực hiện 32 tiêu chí cải tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong các cơ sở y tế.
Tại Phú Thọ, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn là hai đơn vị tiên phong, nổi bật trong việc xây dựng môi trường khám chữa bệnh an toàn, thân thiện và bền vững.
![]() |
Không gian xanh trong cơ sở y tế tại Phú Thọ. Ảnh Tuấn Dũng (https://moh.gov.vn/) |
Không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu cho bệnh nhân và người nhà khi đến thăm khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) - đơn vị y tế hạng II, với quy mô 500 giường bệnh. Hệ thống cây xanh, tiểu cảnh được bố trí khắp nơi, giúp bệnh nhân có không gian nghỉ ngơi.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, các khoa, phòng trong bệnh viện đều có hệ thống cây xanh và được sắp xếp phù hợp, vườn hoa, cây cảnh trong khuôn viên được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên tạo không gian làm việc xanh mát cho các y bác sỹ và cảm giác dễ chịu đối với người bệnh.
Theo ông Bùi Trọng Quỳnh - Phó Giám đốc bệnh viện, với tổng diện tích xây dựng 7.909,7m2, bệnh viện đã dành hơn 17,4 nghìn m2 cho diện tích cây xanh, sân vườn.
Các giải pháp nhằm duy trì môi trường trong lành, sạch sẽ tại bệnh viện được thực hiện hàng ngày, quán triệt đến từng cán bộ, nhân viên và mỗi người bệnh, người nhà người bệnh để hoạt động này thực sự có chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy xây dựng cơ sở y tế đạt chuẩn xanh, bền vững.
Đáng chú ý khi bệnh viện đầu tư, sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời ngay từ khi thiết kế và đi vào hoạt động. Hệ thống này thường xuyên được duy tu bảo trì.
![]() |
Màu xanh tràn ngập khuôn viên BVĐK tỉnh Quảng Ninh. Ảnh Hương Giang (https://moh.gov.vn/) |
Tại Quảng Ninh, Bệnh viện đa khoa tỉnh là đơn vị nổi bật với các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong bệnh viện.
BS Nguyễn Thị Hải Thanh - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện đa khoa chia sẻ: Hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa triển khai trong sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân.
"Chúng tôi giảm sử dụng đồ dùng 1 lần từ nhựa hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh nhân. Đối với nhân viên y tế, chúng tôi thay thế chai đựng nước thủy tinh tái sử dụng, thay cho chai nước nhựa dùng một lần. Dùng cốc giấy, cốc thủy tinh uống nước thay cho sử dụng cốc nhựa dùng một lần".
Theo BS Thanh, nếu bệnh viện không thực hiện các biện pháp sử dụng các vật liệu thay thế, không tái sử dụng chất thải nhựa, không phân loại thu gom chất thải tái chế triệt để, thì sẽ phải chi phí nhiều tiền để xử lý chất thải.
Sau khi triển khai các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa, bệnh viện đã tiết kiệm được nhiều kinh phí cho khoản tiền vận chuyển, xử lý chất thải, với tổng số tiền tiết kiệm 1 năm khoảng 1 tỉ đồng.
Bác sĩ Phan Thị Lý, Trưởng phòng Quản lý Môi trường Y tế, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho hay trong bối cảnh ngành y tế không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phong trào “Bệnh viện xanh - sạch - đẹp” đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước.
Tỉnh Phú Thọ và tỉnh Quảng Ninh là hai tỉnh tiên phong, nổi bật trong việc xây dựng môi trường khám chữa bệnh an toàn, thân thiện và bền vững. Trong tương lai, hy vọng trên cả nước các mô hình bệnh viện xanh sạch đẹp có thể được nhân rộng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sức khỏe toàn diện cho người dân.
Không gian bên trong Bệnh viện Bưu điện (ảnh Vũ Thành)
Để có thông tin đa chiều, khách quan trong quá trình triển khai theo kế hoạch số 823/KH-BYT tổ chức Cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ I áp dụng theo Bộ tiêu chí cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp theo Quyết định số 5959/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 do Bộ Y tế ban hành.
Ngày 14/5, chúng tôi đã đến liên hệ đặt lịch làm việc với Bệnh viện Bưu điện, tuy nhiên, bệnh viện không trao đổi thông tin.
Theo chia sẻ của một bệnh nhân tại đây, mặc dù diện tích mặt bằng không rộng nhưng cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện đều được đầu tư hiện đại và phía Bệnh viện vẫn có không gian xanh trong khuôn viên của bệnh viện…
Kế hoạch và giải pháp xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp
Để triển khai mô hình bệnh viện có không gian xanh, sạch đẹp nhiều lãnh đạo và các chuyên gia nghiên cứu cũng đã nhiều lần chia sẻ trên các phương tiện truyền thông cần phải có như:
Lồng ghép tiêu chí xanh vào quy hoạch thiết kế: Khi thiết kế bệnh viện mới cần có quy hoạch rõ ràng về tỷ lệ không gian xanh theo tiêu chuẩn (thường là từ 20–30% diện tích); Xây dựng các vườn thiền, tiểu cảnh, và hành lang xanh cho người bệnh nghỉ ngơi…
Sử dụng cây trồng phù hợp: Ưu tiên cây lọc không khí tốt như lưỡi hổ, trầu bà, nha đam, dương xỉ, tre cảnh, ngọc lan…;Trồng cây bóng mát trong khuôn viên và cây hoa nhẹ hương để tránh gây dị ứng cho bệnh nhân…
Ứng dụng công nghệ xanh: Dùng hệ thống tái sử dụng nước mưa, năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên để tiết kiệm điện năng; Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, chống nóng, chống ẩm…
Tăng cường truyền thông nội bộ: Đào tạo cán bộ y tế, nhân viên và người nhà về ý thức bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác thải đúng cách...
Bệnh viện xanh không chỉ là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu của hệ thống y tế hiện đại – nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải hệ thống y tế và mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Việc đầu tư đúng mức cho không gian xanh sẽ mang lại lợi ích lâu dài cả về môi trường, sức khỏe và hiệu quả vận hành bệnh viện.
Tạp chí Việt Nam hương sắc là cơ quan ngôn luận của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, đồng thời là diễn đàn chuyên sâu về sinh vật cảnh, kiến trúc cảnh quan và không gian sống xanh. Với sứ mệnh lan tỏa các giá trị sinh thái – văn hóa – thẩm mỹ, Tạp chí đang từng bước trở thành cầu nối hiệu quả giữa các chủ đầu tư, cộng đồng yêu thiên nhiên và những mô hình sinh thái bền vững cũng như hỗ trợ tư vấn thiết kế, thi công mảng không gian xanh, cung cấp cây cảnh, hoa tươi, giống cây phù hợp cho các bệnh viện…. theo hướng xã hội hóa và tài trợ cây xanh, sân vườn từ các tổ chức thiện nguyện, doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Tạp chí hướng đến mở rộng kết nối với hệ thống các bệnh viện, trung tâm y tế để cùng lan tỏa mô hình “không gian xanh bệnh viện” – nơi cây xanh và cảnh quan thiên nhiên trở thành một phần không thể thiếu trong công tác khám chữa bệnh, góp phần cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh. Chúng tôi kỳ vọng sẽ trở thành đối tác truyền thông chiến lược, đồng hành cùng các bệnh viện, doanh nghiệp y tế và nhà đầu tư trong việc xây dựng môi trường điều trị nhân văn, sinh thái, góp phần nâng cao chất lượng sống và chất lượng chăm sóc y tế tại Việt Nam. |
Các ý kiến đóng góp liên quan đến bài viết xin gửi về địa chỉ gmail: vuthanh.vietnamhuongsac@gmail.com
Tin mới


Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam
Tin bài khác

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quốc gia Bắc Phi 46 triệu dân cực chuộng “vàng đen” Việt: Đắk Lắk là vùng trồng chủ lực

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Campuchia bắt đầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, thị phần Việt Nam chịu sức ép

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
