Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng
Giữa non xanh nước biếc miền Tây Bắc, có một trang trại nhỏ nhưng đầy sức sống nằm lọt thỏm bên những triền đồi đá dăm, nơi hoa cải nở sát ao cá, nơi những luống rau sạch được nâng niu mỗi ngày như báu vật. Đó là “mảnh đất hồi sinh” của vợ chồng trẻ Hà Văn Sáng (SN 1997) và Quàng Thị Vy (SN 2001), người Mường ở xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Họ những người dám từ bỏ công việc ổn định nơi phố thị để trở về làm nông, khởi nghiệp từ chính quê hương.
![]() |
Cặp vợ chồng Vy - Sáng bỏ phố về quê, cùng nhau lập nghiệp. |
Bỏ phố về quê với hai bàn tay trắng
Từng là công nhân ở Hưng Yên với mức lương chỉ 6-7 triệu đồng mỗi tháng, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ Hà Văn Sáng - Quàng Thị Vy khi ấy không có gì hơn ngoài guồng quay đi làm kiếm tiền và chỉ đủ chi phí sinh hoạt, chẳng có dư giả bao nhiêu. “Làm cũng chỉ đủ ăn, chẳng tiết kiệm được bao nhiêu. Chúng tôi đều thấy cuộc sống như vậy thì mãi không có tương lai,” Vy nhớ lại.
Cuộc sống quá nhiều áp lực, nhìn cảnh bao người đi làm cả chục năm cũng không thể ổn định, chưa thể mua nhà Hà Nội, Sáng và Vy bàn nhau kế hoạch về quê. Đầu năm 2020, họ chính thức bỏ phố về quê mặc dù không ai trong gia đình ủng hộ. “Bố mẹ hai bên phản đối lắm. Ở quê quanh năm chỉ trông vào ngô với sắn, thu hoạch mỗi năm một lần. Không có thu nhập hàng tháng như đi làm công ty nên ai cũng bảo về rồi lại phải quay lại phố thôi,” Vy kể.
Thời gian đầu, Sáng thường xuyên bị bố mắng vì “bỏ việc, không chí thú làm ăn”. Nhưng điều đáng quý là Hà Văn Sáng không bỏ cuộc. Không xin được việc bên ngoài, chàng trai sinh năm 1997 đành về nhà tập trung làm nương, vào rừng tìm các loại thảo dược, hoa trái đem bán để có chút tiền trang trải qua ngày. Ngày gần sinh con gái, vợ chồng Vy phải dùng tiền chị chồng cho vay song số tiền đó chỉ đủ để mua đồ sơ sinh. Chị Vy nhớ lại: "Lúc đó, chúng tôi vẫn phải trông chờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ chồng. Ông bà phải bán thóc lấy tiền để đưa cho tôi đi sinh”.
![]() |
Dù cuộc sống ban đầu còn nhiều khó khăn nhưng Hà Văn Sáng chưa bao giờ từ bỏ hi vọng. |
![]() |
Quàng Thị Vy cũng chăm chỉ làm mọi việc. |
![]() |
Cứ thế 2 vợ chồng cùng làm, cùng động viên nhau cố gắng. |
![]() |
Họ tin rằng, với sức trẻ và cố gắng thì sẽ có ngày tìm được hướng đi cho mình. |
![]() |
Vườn rau 2 vợ chồng chăm sóc. |
![]() |
Họ chăn nuôi gà vịt lấy trứng. |
![]() |
Dù làm gì, hai vợ chồng đều sát cánh cùng nhau. |
![]() |
Cuộc sống khó khăn nhưng vẫn tràn đầy niềm vui. |
Từ làm nương, chăn nuôi lợn gà đến… làm YouTube
Hồi mới về quê, Sáng và Vy chăn nuôi nhỏ, làm thêm nương ngô, nương sắn phụ bố mẹ để giảm áp lực. Dù vất vả nhưng Sáng và Vy chưa bao giờ nản chí, hai vợ chồng vẫn động viên nhau: "Chúng mình còn trẻ, có sức, có đất đai, tại sao không thử". Họ nuôi 2 con lợn nái, chăm từng bữa ăn, từng tấm bạt. Một năm sau, đàn lợn đẻ được 24 con. Nhưng đúng lúc ấy, dịch Covid-19 ập đến. Cả bản bị cách ly, lợn không bán được, đành phải chấp nhận bán lỗ cả đàn.
“Sau đó tụi tôi chuyển sang nuôi gà, đào ao thả cá. Và chính thời gian đó, chồng tôi nảy ra ý tưởng quay lại cuộc sống hàng ngày, chia sẻ lên mạng xã hội. Lúc đầu chỉ quay bằng máy ảnh cũ, dựng bằng điện thoại thôi,” Vy kể.
Ban đầu, bố mẹ Vy lo lắng, phản đối gay gắt vì sợ con bị lừa đảo trên mạng. Nhưng dần dần, thấy những thước phim chân thật, người xem ngày càng nhiều, bố Vy không chỉ bớt phản đối mà còn… trở thành “cố vấn sản xuất nội dung” cho con gái.
Từ những video đầu tiên, dần dần vợ chồng Vy đã tạo được thu nhập ổn định từ nội dung số. Họ đầu tư mở rộng mô hình theo hướng “farmstay” - trang trại trải nghiệm gắn với nông nghiệp sạch.
![]() |
“Chúng tôi bán nông sản cho các xã lân cận, còn thu nhập chính hiện nay vẫn đến từ YouTube. Mỗi tháng có thể đạt từ 80 đến 100 triệu đồng". |
![]() |
Trang trại của vợ chồng Vy - Sáng hiện có 2 ao cá với hơn 5.000 con, khu chăn nuôi gà, vịt, dê, và các loại rau củ theo mùa như dưa hấu, dưa chuột. |
![]() |
Giờ đây, vợ chồng Vy - Sáng đã mạnh dạn đầu tư theo mô hình farmstay. |
![]() |
Trang trại trải nghiệm gắn với nông nghiệp sạch đang thu hút nhiều người ghé thăm. |
Hiện tại, trang trại của họ có 2 ao cá với hơn 5.000 con, khu chăn nuôi gà, vịt, dê, và các loại rau củ theo mùa như dưa hấu, dưa chuột… Tất cả đều do hai vợ chồng tự tay chăm sóc. “Chúng tôi bán nông sản cho các xã lân cận, còn thu nhập chính hiện nay vẫn đến từ YouTube. Mỗi tháng có thể đạt từ 80 đến 100 triệu đồng,” Vy thành thật chia sẻ.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, cặp vợ chồng trẻ còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng. Hà Văn Sáng từng đạt Giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số năm 2023” của tỉnh đoàn Sơn La, được UBND xã khen tặng là “Thanh niên tiêu biểu”. Vy thì giúp nhiều bạn trẻ lập kênh, làm nội dung chia sẻ về làm vườn, xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp tại quê nhà: "Điều tôi tự hào nhất không chỉ là thu nhập mà là quê tôi có tiềm năng lắm. Chỉ cần người trẻ tin tưởng và dám bắt đầu, thì đất nào cũng nở hoa".
Giờ đây, gia đình nhỏ của Vy và Sáng đã mua được ô tô, có mái nhà xinh đón khách ghé thăm, có không gian xanh mướt như một khu vườn cổ tích. Khi được hỏi muốn nhắn nhủ gì tới những người trẻ đang băn khoăn giữa lựa chọn rời quê hay lập nghiệp tại quê, Vy chỉ mỉm cười: “Nếu các bạn có ước mơ, hãy dùng sức trẻ, sự sáng tạo, thêm sự cần cù, kiên trì… Tôi tin các bạn sẽ làm được. Như vợ chồng tôi đã làm được.”
Tin mới


Thủ tục hợp quy phân bón: Các bước thực hiện theo quy định pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn
Tin bài khác

Minh bạch và đơn giản hóa thủ tục gây nuôi động vật rừng thông thường bằng Thông tư 27/2025/TT-BNNMT

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng: Những quyền lợi và trách nhiệm cần biết
Đọc nhiều

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
