Hội nghị Ban chấp hành Hội Sinh vật cảnh Việt Nam lần thứ 3
Trong khuôn khổ các hoạt động của Triển lãm và Hội thi Sinh vật cảnh (SVC) khu vực miền Trung - Tây nguyên mở rộng năm 2023, chiều 19.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP Quy Nhơn), Hội SVC Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 3 (khóa VII), nhiệm kỳ 2022 - 2026 về sơ kết hoạt động Hội trong 8 tháng đầu năm, bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024.
Với vai trò, trách nhiệm là tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay, Hội SVC Việt Nam đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; bám sát các quy định Nhà nước về xây dựng, hoạt động Hội; thực hiện chức năng phản biện, giám định xã hội; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN cho hội SVC các tỉnh, thành phố trong hoạt động dạy nghề, sản xuất, kinh doanh SVC phù hợp với tiềm năng, lợi thế từng địa phương; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động vinh danh nghệ nhân, nhà vườn SVC tiêu biểu, cây cổ thụ có giá trị lịch sử, văn hóa…
Đồng thời, Hội SVC Việt Nam phối hợp với các Hội SVC tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức nhiều cuộc triển lãm, trưng bày, hội thi SVC với quy mô cấp huyện, tỉnh tại nhiều địa phương. Đặc biệt, phối hợp UBND tỉnh Bình Định, Hội SVC tỉnh Bình Định tổ chức Triển lãm và Hội thi SVC khu vực miền Trung - Tây nguyên mở rộng năm 2023 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ gần 20 hội SVC cấp tỉnh, nhiều CLB, nhà vườn, DN trên cả nước tham gia, với hàng nghìn tác phẩm, sản phẩm SVC chất lượng cao, đầy đủ chủng loại (cây, hoa, đá, cá, gà, chim) tham gia triển lãm và dự thi. Hội cũng đã tích cực hưởng ứng, trực tiếp tham gia các hoạt động của Hiệp hội Bonsai & Suiseki châu Á - Thái Bình Dương (ASPAC); tham gia Festival ASPAC lần thứ XVI tại Philippines; hiện Hội đang báo cáo các bộ, ngành chức năng về việc phối hợp xây dựng biên bản ghi nhớ về chương trình hợp tác giữa Hội SVC Việt Nam và Hiệp hội Bonsai và Quỹ phát triển cảnh quan môi trường Hàn Quốc…
4 tháng cuối năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024, Hội SVC Việt Nam tập trung thực hiện các giải pháp thực hiện Nghị định 52/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển kinh tế SVC; đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Quyết định 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 gắn với phát triển kinh tế SVC; nghiên cứu khả năng hợp tác với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản về xuất khẩu sản phẩm SVC và hợp tác, trao đổi hoạt động Hội. Tiếp tục kiện toàn tổ chức Văn phòng Hội và Tạp chí Việt Nam Hương sắc, các đơn vị trực thuộc Hội theo hướng tinh gọn, thực chất, hiệu quả…
Tại Hội nghị, Hội SVC Việt Nam giới thiệu, bầu bổ sung 7 ủy viên Ban chấp hành Hội khóa VII, nhiệm kỳ 2022 - 2026.
NGỌC NHUẬN - TRỌNG LỢI
Tin mới


Thứ trưởng Bộ NN&MT: Rà soát lại quy hoạch nông nghiệp, xác định cây - con chủ lực sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cấm hoàn toàn dùng kháng sinh để phòng bệnh trong chăn nuôi từ 01/01/2026
Tin bài khác

CLB Hoa Nhài Việt Nam kỷ niệm 2 năm thành lập: Xây nền vững – Dựng tầm cao

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm
