Loại cây được NASA khuyên trồng: 'Chiến binh xanh' hút sạch chất độc gây ung thư
"Chiến binh xanh" tí hon trong nhà: Cây dây nhện – lọc sạch độc tố, kể cả chất gây ung thư
Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), cây dây nhện – còn được biết đến với các tên gọi như cỏ lan chi, lục thảo trổ, hay cây lục thảo – có tên khoa học là Chlorophytum comosum, thuộc họ Măng tây (Asparagaceae) và có nguồn gốc từ Nam Phi.
Với hình dáng mềm mại, sắc xanh dịu mát và khả năng sống tốt trong điều kiện thiếu sáng, cây dây nhện từ lâu đã trở thành lựa chọn yêu thích để trang trí bàn làm việc, phòng khách hoặc các không gian kín. Nhưng vẻ đẹp thanh nhã chỉ là một phần – ẩn sau ngoại hình mảnh mai ấy là một “cỗ máy lọc không khí” thầm lặng, hiệu quả bất ngờ.
![]() |
Với hình dáng mềm mại, sắc xanh dịu mát và khả năng sống tốt trong điều kiện thiếu sáng, cây dây nhện từ lâu đã trở thành lựa chọn yêu thích để trang trí bàn làm việc, phòng khách hoặc các không gian kín. (Ảnh Sưu tầm) |
Ông Sáng cho biết, theo nghiên cứu của NASA, cây dây nhện có khả năng hấp thụ mạnh các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như formaldehyde và xylene – những chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó formaldehyde là một tác nhân gây ung thư phổ biến trong không khí đô thị. Đáng chú ý, cây có thể chuyển hóa formaldehyde thành đường và amino acid, giúp làm sạch không khí một cách tự nhiên và an toàn.
Formaldehyde thường phát sinh từ các nguồn quen thuộc trong nhà như gỗ ép, sơn, keo dán, nội thất mới, rèm, thảm, đệm, giấy dán tường, quần áo chống nhăn, mỹ phẩm chứa formalin, khói thuốc và bếp gas.
Khi tồn tại trong không khí, formaldehyde dễ gây kích ứng mắt, mũi, họng và tăng nguy cơ ung thư nếu tiếp xúc lâu dài – đặc biệt trong môi trường kín, ít thông gió.
Một nghiên cứu của NASA chỉ ra rằng, chỉ với một chậu cây dây nhện dung tích 3,8 lít, lượng formaldehyde trong không khí có thể giảm từ 31.220 đến 62.440 microgam trong vòng 6 giờ. Để lọc không khí hiệu quả trong một không gian sống tiêu chuẩn, chuyên gia khuyến nghị nên trồng từ 8 đến 15 cây có kích thước tương đương.
![]() |
Không chỉ dừng lại ở formaldehyde, dây nhện còn được NASA ghi nhận có khả năng hấp thụ thêm cả carbon monoxide (CO) và nitrogen dioxide (NO₂) – hai khí độc phổ biến trong nhà đô thị. (Ảnh Sưu tầm) |
Không chỉ dừng lại ở formaldehyde, dây nhện còn được NASA ghi nhận có khả năng hấp thụ thêm cả carbon monoxide (CO) và nitrogen dioxide (NO₂) – hai khí độc phổ biến trong nhà đô thị. Trung bình, một cây có thể loại bỏ khoảng 3.300 microgam CO và 8.500 microgam NO₂ mỗi giờ.
Không dừng lại ở hiệu quả tức thì, dây nhện còn thể hiện khả năng tái tạo sinh lý vượt trội. Một nghiên cứu công bố trên hệ thống PubMed cho thấy cây vẫn duy trì khả năng lọc độc sau khi tiếp xúc lâu dài với khí formaldehyde.
Các chỉ số sinh lý của lá cây được phục hồi hoàn toàn chỉ sau 15 ngày – chứng minh tính bền vững của cơ chế “tự chữa lành” và duy trì chức năng lọc không khí.
![]() |
Không dừng lại ở hiệu quả tức thì, dây nhện còn thể hiện khả năng tái tạo sinh lý vượt trội. (Ảnh Sưu tầm) |
Cây dây nhện – "bác sĩ xanh" trong mọi không gian sống
Không rực rỡ sắc màu, cũng chẳng tỏa hương quyến rũ, cây dây nhện lại âm thầm chinh phục hàng triệu gia đình nhờ những công dụng bất ngờ mà ít ai ngờ tới. Vượt qua vai trò của một chậu cây cảnh thông thường, loài cây nhỏ bé này đang được ví như một “trợ lý sức khỏe” hiệu quả ngay trong chính ngôi nhà của bạn.
Thanh lọc không khí
Cây dây nhện có khả năng hấp thụ CO₂ và các hợp chất độc hại như formaldehyde, benzen, phenylethylene – thường phát sinh từ máy photocopy, máy in, sơn tường, thảm, hoặc khói thuốc lá. Không chỉ loại bỏ khí độc, cây còn tạo ra oxy, góp phần làm cho bầu không khí trong nhà trở nên trong lành và dễ chịu hơn.
Bảo vệ sức khỏe trước bức xạ
Một công dụng ít người biết của cây dây nhện là khả năng hấp thụ bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop… Nhờ đó, cây rất thích hợp để đặt trên bàn làm việc, đầu giường hoặc những nơi có nhiều thiết bị điện tử.
![]() |
Một công dụng ít người biết của cây dây nhện là khả năng hấp thụ bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop. (Ảnh Sưu tầm) |
Hỗ trợ tăng trí nhớ, nâng cao hiệu suất
Theo nghiên cứu của NASA, màu xanh tự nhiên của cây có tác dụng tăng 20% khả năng ghi nhớ và cải thiện 10% hiệu suất công việc. Không chỉ làm dịu mắt, sắc xanh còn giúp con người giảm căng thẳng và giữ tinh thần tỉnh táo hơn trong quá trình làm việc hoặc học tập.
Ứng dụng trong y học dân gian
Không chỉ có lợi cho môi trường sống, các bộ phận của cây dây nhện cũng được sử dụng trong y học dân gian. Phần rễ hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, trong khi thân cây có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm. Một chậu cây trong nhà còn được cho là giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và ngăn ngừa trầm cảm.
Không cần quá cầu kỳ hay chăm sóc kỹ lưỡng, một chậu cây dây nhện nhỏ nhắn cũng đủ mang đến không gian sống trong lành, tinh thần sảng khoái và cảm giác thư thái mỗi ngày.
Tin mới


Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ
Tin bài khác

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Hoa cho ban công ít nắng: 7 loài bền đẹp cho hướng Bắc khuất sáng
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
