Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Hà Tĩnh Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững

06/05/2024

VNHS Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang được ví như “Viên ngọc xanh” bởi nơi đây không chỉ nhiều cảnh quan độc đáo, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà còn là nơi bảo tồn giá trị đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm cư trú.

Trung tâm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học

Được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang thành Vườn Quốc gia Vũ Quang theo quyết định 102/2002/QĐ-TTg ngày 30/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, rừng tự nhiên VQG Vũ Quang có diện tích 57.029,84ha, Vườn nằm trên địa bàn hành chính của 3 huyện miền núi là Hương Khê; Vũ Quang và Vũ Quang với 62 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào. VQG Vũ Quang được xác định là vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu có giá trị cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả Việt Nam và khu vực ASEAN, Nằm xen kẽ giữa Vườn Quốc gia Pù Mát ở phía Bắc và Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở phía Nam.

Bức tranh thủy mặc của VQG Vũ Quang

Vườn Quốc gia Vũ Quang là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm có giá trị cho công tác bảo tồn không chỉ ở tầm Quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu. Tại đây có mức độ đa dạng sinh học rất cao và còn tiềm ẩn nhiều giá trị khoa học và thực tiễn rất lớn, chưa được khám phá. Sự chia cắt về sinh cảnh cũng như các yếu tố đặc trưng của khu vực đã tạo nên sự đặc hữu và các loài sinh vật mới. Với những giá trị về đa dạng sinh học và tầm quan trọng trong công tác bảo tồn,  năm 2019 VQG Vũ Quang được hội đồng AHP công nhận là “Vườn Di Sản Đông Nam Á (ASEAN)”.

Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay tại Vườn Quốc gia Vũ Quang có 1828 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 813 chi với 217 họ, trong đó có 131 loài nguy cấp trong danh lục cần ưu tiên bảo tồn của Việt Nam và Thế giới; Khu hệ động vật có 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài Chim, 89 loài Lưỡng cư, Bò sát, 88 loài Cá xương, 316 loài Bướm, 73 loài Kiến và 28 loài Nhện. Trong đó, có 46 loài thú, 21 loài chim, 22 loài bò sát nằm trong danh sách loài nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn theo sách đỏ Việt Nam và Thế giới (IUCN).

Để thực hiện chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học, các Sở ngành liên quan đã chủ động xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về hành vi khai thác, lâm sản, bẫy bắt động vật rừng trái pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định.

Trong những năm qua, VQG Vũ Quang thường xuyên phối hợp với các tổ chức trong nước và  Quốc tế đến làm việc tại đơn vị trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học và học hỏi kinh nghiệm như: Nhật Bản, Trung Quốc, Italia, Đài Loan, Thụy Điển, Singapore, Mỹ, Lào..vn và xác định đây là nhiệm vụ xương sống nhằm tạo đà phát triển và vươn tầm cho VQG Vũ Quang trong tương lai. Hàng trăm mẫu thực vật, mẫu động vật được thu thập, bảo quản, trưng bày tại Nhà bảo tàng mẫu vật phục vụ công tác diễn giải môi trường, tham quan và học tập.

Bên cạnh đó, VQG Vũ Quang thường xuyên tiếp nhận chăm sóc, cứu hộ nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp và thông thường do người dân tự nguyện giao nộp và cơ quan chức năng thu giữ để chăm sóc và tái thả về môi trường tự nhiên sau khi đảm bảo sức khỏe. Đây là hoạt động rất thiết thực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng như thực hiện có hiệu quả luật bảo tồn đa dạng sinh học theo chỉ thị số  29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.

Giá trị đạ dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Theo định hướng công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong giai đoạn 2021 đến 2030, VQG Vũ Quang là khu bảo tồn cấp quốc gia theo Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Nhằm bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái, đặc biệt khu hệ động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó chú ý tới vùng sống của các loài quý hiếm như: Hổ, Sao la, Bò tót, Voi, Mang lớn, Công, Trĩ,… và tái sinh của một số loài thực vật quý hiếm, như Lim xanh, Giổi, Re hương,... Cấm tất cả những hoạt động khai thác gỗ, săn bắn và mọi hoạt động tác động vào tài nguyên rừng,... gây ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực.

Phát huy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững

Vũ Quang là vùng đầu nguồn quan trọng bậc nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Vườn Quốc gia Vũ Quang  như một “Bức tranh thủy mạc” hùng vĩ  với vô số cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và khu hệ động, thực vật hoang dã còn giữ nguyên sự hoang sơ chưa có sự tác động của con người và ngành công nghiệp hóa. Khu vực còn gắn liền lịch sử, cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của nghĩa quân Phan Đình Phùng vào cuối thế kỷ thứ XIX đang còn in dấu tích, Thành lũy và Miếu thờ và nghĩa quân nằm trọn trong diện tích của Vườn Quốc gia, đây là một tiềm năng và lợi thế rất lớn thu hút các nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn.

Lực lượng chức năng tiếp nhận chăm sóc động vật hoang dã và thả về môi trường tự nhiên.

Theo đó, tuyến du lịch từ trung tâm thị trấn Vũ Quang đến căn cứ địa chống Pháp của cụ Phan Đình Phùng. (thành Cụ Phan) dài 31 km (gồm 10 km đường bộ và 21 km đường thủy trên lòng hồ thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang). Dọc tuyến có tượng đài, nhà bia tưởng niệm Phan Đình Phùng và nghĩa quân. Thành Cụ Phan là di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang toàn bộ diện tích hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang nằm trọn trong rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia quản lý, bảo vệ. Điểm du lịch hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang - Thành cụ Phan được xem là một tiềm năng, lợi thế. Khách du lịch có thể trải nghiệm các hoạt động như du thuyền ngắm cảnh, tắm thác, suối, hoặc đi bộ khám phá rừng nguyên sinh trong khu vực.

Đây là mô hình du lịch sinh thái, nhằm tạo sinh kế, thu nhập cũng như nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cần tăng cường quảng bá hình ảnh của Vườn ở trong nước cũng như bạn bè quốc tế.

Điểm du lịch hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang nằm trong rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Vũ Quang quản lý.

Ông Nguyễn Danh Kỳ - Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang cho biết: “Nếu được đầu tư phát triển bài bản du lịch sinh thái, trải nghiệm sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho Vũ Quang nói riêng và Hà Tĩnh nói chung. Từng bước đưa địa phương phát triển nhanh trong tương lai, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân bản địa. Với điều kiện hạ tầng được đầu tư thỏa đáng, Vườn quốc gia Vũ Quang sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương trong các tour du lịch sinh thái, trải nghiệm và giáo dục môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn của Vườn quốc gia Vũ Quang”.

Xuân Bắc - Quốc Chung

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng