Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại học lâm nghiệp - Chào tân sinh viên khóa 39 Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Những bàn tay vàng của làng Gốm sứ Bát Tràng

01/08/2023

Bát Tràng là làng nghề gốm truyền thống, nổi tiếng lừng danh tại Hà Nội. Nhờ có bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân đã cho ra đời những kiệt tác gốm sứ sinh động, tinh túy. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng hiện nay.

1. Nghệ nhân Trần Độ

Ông được mệnh danh là “Vua Men gốm”, xuất thân từ hàng nghề gốm bát Tràng. Trần Độ ngay từ năm 10 tuổi đã theo cha đến lò gốm để tìm tòi, khám phá và học hỏi. Ông cũng là nghệ nhân nhân dân duy nhất của làng Bát Tràng được Nhà nước phong tặng danh hiệu.

Nghệ nhân Trần Độ đã tạo ra nhiều sản phẩm men quý hiếm với 12 công thức pha chế men ngọc, 70 loại men cổ. Bên cạnh đó, ông còn chế tác ra nhiều sản phẩm gốm từ men nâu trầm vô cùng nổi tiếng.

2. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

Ông là người đã gắn bó hơn 40 năm với nghề làm gốm và gắn liền với sản phẩm ấm Tử Sa. Điều làm nên sự nổi bật ở các sản phẩm của nghệ nhân Mạnh Tuấn là ở khâu tìm kiếm chất liệu mới alf đất.

Do đó, sản phẩm ấm Tử Sa có độ dẻo, dai và độ bền lâu. Ông cũng là nghệ nhân có tuổi đời còn rất trẻ hiện nay tại Bát Tràng.

3. Nghệ nhân Tô Thanh Sơn

Tô Thanh Sơn cũng là một trong những nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng hiện nay. Ông được ví như thu cả vũ trụ vào một cái chén nhỏ. Và là một trong bốn cái trụ gốm của làng Bát Tràng.

4. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

Ông là con trai của nghệ nhân Nguyễn Văn Cổn – một trong số ít các nghệ nhân của Bát Tràng ngày xưa. Nổi tiếng với thiên tài vẽ, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã cho ra đời những tác phẩm gốm đẹp, độc đáo và mang tinh hoa dân tộc.

5. Nghệ nhân Lê Minh Châu

Lê Minh Châu là một trong những nghệ nhân Bát Tràng chuyên sâu về những bình lọ hoa những cỡ. Đặt biệt, sau này con trai của ông là Lê Minh Ngọc đã cho thành lập chiếc độc bình cao nhất Việt Nam với chiều cao 3.2m. Dòng bình này đã được tham gia trưng bày ở nhiều triển lãm gốm và ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.

6. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng

Đây cũng là một trong những nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng. Ông có hơn 40 năm gắn bó với nghề gốm. Luôn sáng tạo, tìm tòi các kỹ thuật làm nghề mới để mang đến các sản phẩm ấn tượng, đậm bản sắc riêng.

Tài năng nổi bật nhất của cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng là kỹ thuật khắc chìm, đắp nổi trên gốm. Cùng Với đó là kỹ thuật phủ men chồng màu.

7. Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu

Đây là trường hợp duy nhất ở làng gốm Bát Tràng có cả hai vợ chồng đều được phong làm nghệ nhân. Cả hai ông bà đều tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các sản phẩm gốm sứ qua bàn tay của hai nghệ nhân này đều mang tính nghệ thuật cao.

8. Nghệ nhân Trần Hợp

Nếu nhắc đến các nghệ nhân ở Bát Tràng mà không nhắc đến Trần Hợp thì quả là một thiếu sót lớn. Ông nổi tiếng với hai nước men là Huyết dụ và Kết tinh, người sáng tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp, đầy tính thẩm mỹ.

9. Nghệ nhân Nguyễn Khang

Nghệ nhân Nguyễn Khang chuyên sau về các sản phẩm tranh gốm và tranh sứ. Ông đã thành lập nên thương hiệu Khang Oanh – một thương hiệu nổi tiếng tại thị trường tranh gốm sứ ở làng Bát Tràng.

10. Nghệ nhân Đào Văn Cam

Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương xưa, bằng tay nghề, kinh nghiệm và niềm đam mê, Đào Văn Cam đã không ngừng học hỏi và cho ra đời các tác phẩm gốm sứ có tính nghệ thuật cao. Ông cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân.

11. Nghệ nhân Nguyễn Ánh Dương

Nghệ nhân Nguyễn Ánh Dương chuyên sâu về men giả đồng. Ông cũng được đánh giá là một trong những nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng và có nhiều đóng góp lớn đối với làng nghề gốm truyền thống hiện nay.

12. Nghệ nhân Lê Quang Quẻ Chiến

Ông là họa sỹ, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” do sở Văn hóa và thông tin Hà Nội tặng thưởng. Ngoài ra, nghệ nhân Lê Quang Quẻ Chiến còn được trao bằng công nhận phê chuẩn các cuộc thi.

Trên đây là tổng hợp danh sách 12 nghệ nhân Bát Tràng nổi tiếng. Chính những đóng góp của các nghệ nhân đã giúp giữ gìn và phát huy một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời tại Việt Nam.

Nghệ nhân là gì?

Nghệ nhân được hiểu là những người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc nghề thủ công mỹ nghệ có trình độ cao, tay nghề khéo léo.

Nghệ nhân Bát Tràng là những người chuyên về thủ công mĩ nghệ đến từ làng gốm Bát Tràng thuộc địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội. Có thể gọi họ là nghệ nhân Bát Tràng hoặc nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

 

Những điều kiện để được nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân

Nghệ nhân ưu tú

  • Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
  • Là người thợ tiêu biểu được các đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được ít nhất 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
  • Là người có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho hơn 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Cũng là Nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, người trong xã hội mến mộ, kính trọng.
  • Sở hữu tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, đạt giải thưởng (vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.

Nghệ nhân nhân dân

Danh hiệu này được được xét tặng cho cá nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và phải đạt đủ các tiêu chuẩn dưới đây:

  • Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo.
  • Là người thợ giỏi xuất sắc được các đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 20 năm; đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú từ 5 năm trở lên; có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật.
  • Là người có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho hơn 150 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Tiếp tục duy trì và phát huy ảnh hưởng của Nghệ nhân ưu tú. Là “Nghệ nhân ưu tú” tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, mến mộ, kính trọng.
  • Đạt giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế kể từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Khánh Huyền ghi

 

 

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng