Căn nhà xưa
Mọi thứ được định hình rõ khi ta bắt đầu biết đến ý niệm của những gì thân thuộc, là khi học xong, về đó. Là khi đi ra đồng, về đó. Là khi đi bất cứ nơi đâu, về đó. Có thể sau này khi khuất núi, cũng về đó...
Tóm lại, nhà là nơi để về.
Một nơi để trọ giữa cái nhân gian bao la này, hạn hữu nhưng gắn kết, đó là nhà.
Nhà của ta, thơ ấu của ta, những thân thuộc của ta, những yêu thương của ta, cũng có thể là những đau buồn của ta, và hạnh phúc của ta.
Ừ thì ta lớn để mà đi, nên cứ mỗi lần đi mỗi lần về, lại thêm một lần xa cách. Rồi ai cũng tách ra, để lại có những ngôi nhà riêng của mình. Để lại thêm một vòng cuộc đời để chờ đợi những lứa người mới đi để mà về.
Nhưng nhà trong ký ức, thì chỉ là một. Đó là nguồn cội. Là người Việt, hai chữ nguồn cội sâu thẳm lắm. Nhiều khi được khơi gợi ở một khoảnh khắc bất ngờ nghe lại một câu ru đâu đó; được gọi về chỉ vì sống lại một ký ức nào đó. Nhất là mỗi dịp Tết đến.
-----------------
Căn nhà xưa này trước đây bố tôi làm ra nó. Đó là căn nhà gỗ 3 gian, bằng gỗ lim. Những năm 80, căn nhà đó đã là lớn lắm. Anh em chúng tôi hay trèo lên cột, viết một số sự kiện quan trọng đáng nhớ của gia đình lên kèo.
Chúng tôi lớn lên, căn nhà dần bé lại. Rồi cuộc sống thay đổi, nhà cao cửa rộng, căn nhà của bố nhỏ và cũ đi giữa muôn vàn nhà lầu nhà to của cuộc sống nông thôn đương đại.
Nhưng, căn nhà với tuổi thơ tôi quá vừa vặn. Nơi đó, bố cho tôi một ô cửa đón gió mỗi trưa hè, ngắm mưa những chiều muộn và ngắm trăng những đêm rằm. Chính ô cửa ấy đã mở ra những áng văn đầu tiên của tôi, để rồi áng văn ấy dẫn tôi đi qua nao nẻo đường xa, đến tận bây giờ.
Ngày bố vào bệnh viện, ông nhớ đau đáu căn nhà ấy. Ông đòi được về, nếu có phải chết cũng chết trong căn nhà mà ông đã làm ra. Cuối cùng thì ông về đó, nhìn lại những đạo lý con người một lần nữa trong những tháng ngày trọng bệnh rồi chào tạm biệt tất cả, đúng vào một ngày miền Trung trở lạnh.
Khi bố đi, trong một lần mơ, tôi mơ thấy bố đang đục đẽo trước căn nhà ấy nhưng tất cả đều được chỉnh trang lại bằng gỗ. Vâng, giấc mơ của tôi nhưng cũng là ước mơ của đời bố: phải có một căn nhà to, rộng...
********
Bố mất 5 năm, tôi chỉnh trang lại căn nhà xưa. Tôi không làm ra một căn nhà mới hoàn toàn, mà chỉnh trang lại từ căn nhà gỗ của bố: nối mái, nối kèo, nối cột, đẩy căn nhà lên cao, kéo rộng thành 5 gian và xây lại theo lối kiến trúc cổ Bắc Bộ.
Xưa bố từng nói, chúng tôi con cháu nhà quan, có cốt cách hàn sĩ, nên nơi ăn chốn ở phải có một không gian đẹp đẽ uy nghiêm cho tổ tiên. Chỉ tiếc những khi bố còn sống, tôi chưa thực hiện được khát vọng ấy. Khi mình có điều kiện để làm, thì bố đã khuất núi mất rồi...
Cuốn thư ở gian thờ tổ tông, tôi lấy chữ “Tiên trù, cựu đức” (Đất cũ, đức xưa). Cặp câu đối tôi lấy chữ: Hữu khai tất tiên, minh đức giả viễn hỹ/ Khắc xương quyết hậu, kế tự kỳ hoàng chi (Lớp trước mở mang, đức sáng lưu truyền vĩnh viễn/ Đời sau tiếp nối, phúc cao thừa kế huy hoàng)
Không biết lớp con cháu sau có hiểu không, nhưng tôi hiểu, trong thẳm sâu tiên tổ, cha ông sẽ hiểu những gì tôi dâng kính.
Căn nhà xưa được làm lại, to rộng, có không gian linh tự cho tổ tiên. Bố cũng ở đó, gần gũi, thân thương nhìn cháu con sum vầy mỗi dịp. Phía trước có chỗ để mẹ tôi ngồi ngắm khu vườn đầy mộc hương ngát từ mùa Thu và lửa lựu lập loè đơm bông rực rỡ vào mùa hè.
********
Căn nhà xưa cũng là chốn đi về của tôi. Ở đó, tôi có một không gian riêng sống với ấu thơ, có mảnh vườn nhỏ rực vàng hoa cải; có giếng nước trong tôi đã tắm gội suốt những tháng ngày khờ dại; có cả một vườn hoa từ nhỏ đã khát khao trồng.
Tôi về ghép những mảnh ký ức lại thành một đời sống vô hình, cất giữ sâu trong tim và nhói lên những lúc nào hình ảnh người đàn ông mặc áo dạ dài đạp xe đi trong mưa phùn ngày giáp Tết.
Nhà đã nhiều năm, tôi đứng vọng trước hiên mưa Xuân thì thầm vào không gian: "Bố ơi, về ăn Tết với con nhé". Thương bố, cả cuộc đời dành dụm rồi vo tròn những được mất đời người cần kiệm như ngôi nhà chỉ to được có từng đấy. Để rồi đi khi con cái bắt đầu chớm nở những niềm vui mới trong sự nghiệp.
Tôi không biết gọi tên nơi tôi được sinh ra là gì ngoài hai chữ “cố hương”, không biết gọi tên nơi mình có một ký ức không đủ đầy ở đó là gì ngoài ba chữ “căn nhà xưa”. Ở đó, có những quãng đời buồn nhiều hơn vui, nhưng buồn cũng đã qua.
Khi yêu thương cất tiếng, tất cả mọi thứ đều ấm áp. Căn nhà xưa là thế!
Tin mới


Cây phong thủy nên đặt ở phòng khách: Vừa hút tài lộc, vừa làm đẹp không gian

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà
Tin bài khác

Vì sao người xưa thường trồng cây lựu trong sân nhà?

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Thú chơi cá cảnh: Hành trình từ biểu tượng xa xỉ đến thú vui bình dân
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
