Cô gái khmer kiếm tiền tỉ nhờ xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu
Bỏ việc nghìn đô về quê khởi nghiệp
Tại H.Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh An Giang) có gần 70.000 cây thốt nốt, mỗi năm thu hoạch khoảng 8.000 tấn đường. Tuy nhiên, vẫn chưa có sản phẩm mang thương hiệu làm nên tên tuổi trên thị trường quốc tế. Từ thực tế đó, chị Dịu đã không ngừng nỗ lực để đưa thương hiệu mật thốt nốt bay xa.
Chị Dịu kể, từ nhỏ chị đã quá quen với hình ảnh cô dì, chú bác trong phum sóc nấu đường thốt nốt. Những lúc mót miếng mật đường thơm ngon cứ hằn sâu trong trong trí nhớ. Năm 2004, tốt nghiệp ngành tài chính kế toán, Đại học An Giang, chị Dịu xin vào làm ở ngân hàng. Khoảng 9 năm sau, chị chuyển sang làm công ty tài chính với thu nhập hơn 2.000 USD. Năm 2017, chị quyết tâm trở về quê nhà khởi nghiệp từ cây thốt nốt. Mong muốn tạo ra một sản phẩm đường thốt nốt chất lượng cao, nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống.
Chị Dịu mong muốn góp phần thực hiện trách nhiệm xã hội giúp bà con đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang tiếp tục giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống, giúp gia tăng thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, chị hy vọng phát triển sản phẩm mới, tạo ra nhiều lựa chọn, sự tiện dụng, mới lạ cho người tiêu dùng. “Điều làm tôi luôn suy nghĩ đó là chẳng còn mấy ai nấu mật thốt nốt theo phương thức tự nhiên như ngày xưa, với gỗ sến mà thay vào đó là phụ gia thực phẩm hoặc pha trộn thêm mật cát nên không còn nguyên chất. Chính vì vậy mà hương vị mật thốt nốt xưa thật khó để tìm lại nên tôi quyết tâm khởi nghiệp và tạo thương hiệu, chất lượng cho đặc sản quê nhà”, chị Dịu nói.
![]() |
Chị Dịu trở về quê nhà khởi nghiệp từ cây thốt nốt - (Ảnh: Ngọc Trinh) |
Đeo huy chương cho thốt nốt quê nhà
Sau một thời gian nghiên cứu cách làm mật thốt nốt, năm 2017, chị cùng hai người bạn hùn vốn mở Công ty cổ phần Palmania. Nhờ kiên trì, không ngại thử thách chị Dịu đã phát triển thành công các sản phẩm như mật thốt nốt dạng sệt, dạng bột và dạng hạt. Hiện chị sắp cho ra mắt thêm hai sản phẩm mới là siro và nước thốt nốt tươi đóng lon.
![]() |
Chị Dịu trình làng nhiều sản phẩm làm từ thốt nốt - (Ảnh: Ngọc Trinh) |
Công ty của chị Dịu mua mật thốt nốt sệt của người dân đem về nhà xưởng xử lý sấy khô bằng công nghệ hiện đại, đóng gói theo quy trình khép kín. Quy trình thu hoạch, chế biến đảm bảo, kỹ thuật chặt chẽ. “Mỗi ngày, bà con trèo cây lấy mật hoa hai lần, mỗi lần cách nhau không quá 8 giờ. Nước hoa sau khi thu được sẽ đem nấu ngay thành mật nước thốt nốt sệt. Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình làm mật phải đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, khử trùng thường xuyên”, chị Dịu cho biết.
Các sản phẩm hoàn toàn nguyên chất, tự nhiên, thơm lừng, thanh ngọt, không phụ gia, không sử dụng phương pháp li tâm tách mật và điều đặc biệt là giữ được trọn vẹn hương thơm, vị ngon đặc trưng và những đặc tính quý giá của mật thốt nốt.
![]() |
Các sản phẩm giữ được trọn vẹn hương thơm, vị ngon đặc trưng và những đặc tính quý giá của mật thốt nốt - (Ảnh: Ngọc Trinh) |
Năm 2020, chị Dịu đem mật thốt nốt tham dự cuộc thi Great Taste Awards tổ chức ở Anh và vinh dự nhận được giải 2 sao. Sau đó, chị đoạt hàng loạt giải thưởng như: giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang, giải ba cuộc thi khởi nghiệp Starup Wheel và cuộc thi khởi nghiệp vùng ĐBSCL. Tháng 4.2020, mật thốt nốt sệt Palmania được UBND tỉnh An Giang phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao…
Hiện chị Dịu hợp tác cùng 5 hộ dân sở hữu số lượng lớn cây thốt nốt để thu mua mật nguyên chất. Ngoài việc bao tiêu sản phẩm, chị còn sẵn sàng thu mua mật với giá gấp 2 lần thị trường, đầu tư và cải tiến lò nấu, công cụ cho người dân. Nhờ đó, mật thốt nốt làm ra đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn không phụ gia, không hóa chất…
“Tôi đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để sản xuất mật đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Công đoạn quy trình cũng được cải tiến, vẫn nấu mật theo phương thức truyền thống, nhưng tiết kiệm công lao động”, chị Dịu cho biết.
Mỗi năm công ty chỉ bắt đầu sản xuất từ tháng 11 kéo dài đến tháng 6, tháng 7. Vào mùa mưa, công ty sẽ ngưng sản xuất để cây thốt nốt phục hồi và đảm bảo an toàn cho người dân khi thu hoạch. “Mỗi cây một mùa sẽ cho thu hoạch được 100 kg mật. Cây hoa đực sẽ cho mật ít hơn hoa cái; cây lâu năm thì mật sẽ cho nhiều hơn”, chị Dịu cho biết.
Hiện sản phẩm đường thốt nốt của chị Dịu đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Đặc biệt, chị đã xuất khẩu mật thốt nốt sang tận châu Âu. Tuy xuất khẩu có những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe nhưng chị Dịu đã cố gắng hoàn thiện sản phẩm để mang lô hàng chính ngạch đầu tiên sang Phần Lan tháng 7.2021. Sau đó, thị trường mở rộng sang Thụy Điển, Hà Lan. Tháng 6.2023 tới chị sẽ tiếp tục mang sản phẩm tham dự Hội chợ quốc tế tại Nhật Bản.
Hiện mỗi năm, chị Dịu cung cấp cho thị trường khoảng 20 tấn đường mật các loại, phân phối tại hơn 60 cửa hàng an toàn thực phẩm sạch và siêu thị ở 20 tỉnh thành trong nước; xuất đi nước ngoài trung bình 700 kg. Doanh thu chị Dịu đạt hơn 2 tỉ đồng/năm. Ngoài việc bao tiêu sản phẩm cho người dân, chị Dịu còn tạo việc làm cho 14 người dân địa phương với mức lương ổn định. Định hướng sắp tới, chị Dịu cùng cộng sự còn ấp ủ dự định nâng tầm đặc sản quê hương cùng khát khao chinh phục thị trường thế giới, nhất là ở thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Âu.
“Hầu hết người tiêu dùng ở các nước chỉ biết đến sản phẩm mật thốt nốt chủ yếu ở Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… Rất ít biết ở Việt Nam có sản phẩm này. Bởi thế, từ nguồn nguyên liệu dồi dào và sản phẩm đã xuất bán sang thị trường quốc tế là tín hiệu rất đáng vui”, chị Dịu kỳ vọng.
Ông Võ Văn Mỹ, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn), cho biết trong quá trình khởi nghiệp, chị Dịu gặp rất nhiều khó khăn nhưng đến thời điểm này sản phẩm đã có chỗ đứng ổn định trên thị trườn. Điều đáng mừng chị Dịu làm được điều mà ít ai ở quê nhà làm được là xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu.
Tin mới


Thủ tục hợp quy phân bón: Các bước thực hiện theo quy định pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn
Tin bài khác

Minh bạch và đơn giản hóa thủ tục gây nuôi động vật rừng thông thường bằng Thông tư 27/2025/TT-BNNMT

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng: Những quyền lợi và trách nhiệm cần biết
Đọc nhiều

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
