Bỏ phố về quê nuôi ốc bươu đen, kỹ sư công nghệ bỏ túi nửa tỷ mỗi năm
Duyên khởi nghiệp từ… một bữa ốc
Tốt nghiệp ngành kỹ sư công nghệ thông tin, từng du học Nhật Bản và làm hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng với mức lương gần 30 triệu đồng/tháng, anh Cao Hữu Việt (SN 1990, trú xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có công việc mà nhiều người mơ ước.
Tuy nhiên, cuối năm 2019, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và ngành du lịch gần như tê liệt, anh Việt mất việc đúng lúc gia đình vừa chào đón thành viên mới, cuộc sống rơi vào cảnh bấp bênh.
Giữa lúc chưa biết xoay xở ra sao, anh bất chợt nhớ về lần dẫn khách tham quan Hội An, thưởng thức món ốc bươu đen đồng quê, món ăn vừa lạ miệng vừa khó tìm. Ý tưởng khởi nghiệp nảy mầm từ ký ức ấy.
![]() |
Hiện, anh Việt đang sở hữu diện tích nuôi ốc bươu đen lớn nhất tại Quảng Nam - (Ảnh: Mỹ An). |
Anh tận dụng khu vườn của cha mẹ, làm 8 ao lót bạt, mỗi ao rộng khoảng 8m². Ban đầu, anh nhập 4 kg trứng ốc giống từ Đồng Nai, ấp nở bằng phương pháp thủ công, nhưng tỷ lệ chỉ đạt khoảng 50%.
Do thiếu kinh nghiệm, lứa ốc đầu tiên chết sạch. Hai lần nuôi sau đó cũng không khá hơn. “Tôi từng thức trắng đêm nhìn ao nước mà chẳng biết sai ở đâu”, anh Việt nhớ lại.
Không nản lòng, anh tìm tòi sách báo, xem video, tự học kỹ thuật xử lý nước, kiểm soát độ pH, phòng bệnh cho ốc. Sau hơn một năm kiên trì, sản lượng dần ổn định, lứa ốc đầu tiên đã xuất bán thành công.
![]() |
Anh Việt chọn cách nuôi ốc trong bể lót bạt để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc nuôi. Ảnh: Mỹ An |
Từ vài ao nhỏ ban đầu, hiện anh Việt đã mở rộng lên hai trại: một trại sinh sản tại Quảng Nam với 22 ao bạt và một trại nuôi thương phẩm tại Đà Nẵng với 18 ao bạt cùng 3 hồ tự nhiên, tổng diện tích hơn 9.000m².
Anh áp dụng phương pháp nuôi gối vụ, đảm bảo quanh năm đều có sản phẩm gồm trứng ốc, ốc giống và ốc thịt phục vụ thị trường.
![]() |
Ốc bươu đen được anh Việt và mọi người ví như là "vàng đèn" của đồng ruộng - (Ảnh: Mỹ An). |
Cho ăn đồ rẻ lại đẻ ra “tiền”
Theo anh Việt, nuôi ốc bươu đen không đòi hỏi vốn lớn nhưng mang lại giá trị kinh tế tốt. Thức ăn của loài này chủ yếu là các loại cây cỏ sẵn có như mướp, xơ mít, lá môn, lá đu đủ, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.
Đặc biệt, chỉ cần đầu tư con giống ban đầu, những lứa sau ốc có thể tự sinh sản tại chỗ, giúp giảm đáng kể chi phí tái đàn.
![]() |
Ốc bươu đen sinh sản quanh năm - (Ảnh: Mỹ An). |
Ốc bươu đen có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh, nhưng người nuôi vẫn cần phòng ngừa các bệnh phổ biến như sưng vòi, bệnh đường ruột. Việc theo dõi nước ao, kiểm soát độ pH và thả bèo làm mát khi nắng nóng là yếu tố then chốt.
"Ốc rất nhạy cảm với môi trường nước. Nước bẩn hay thiếu ôxy, chúng sẽ bỏ ăn ngay. Nuôi ốc không cần sức nhiều, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và thấu hiểu từng thay đổi nhỏ trong ao nước", anh Việt chia sẻ.
Không chỉ bán ốc thương phẩm, Việt còn nuôi ốc sinh sản nhằm chủ động nguồn giống và cung ứng ra thị trường. Anh cho biết, ốc bươu đen có thể sinh sản quanh năm, tuy nhiên nếu để đẻ tự nhiên thì tỷ lệ trứng nở thường không cao. Để tăng hiệu quả, anh tạo các bờ đất quanh ao để ốc mẹ leo lên đẻ trứng. Trung bình, mỗi lần ốc mẹ có thể đẻ từ 70 - 150 trứng.
![]() |
Ốc bươu đẻ rất nhiều, trung bình mỗi lần ốc mẹ có thể đẻ 70 - 150 trứng - (Ảnh: Mỹ An). |
![]() |
Anh Việt "nhặt tiền" từ ao nuôi ốc mỗi buổi sáng - (Ảnh: Mỹ An). |
Trứng sau khi được đẻ sẽ được gom lại, ấp trong thùng xốp khoảng 15 ngày, đến khi chuyển từ màu trắng sang đen thì ốc sẽ nở. Ốc con được thả xuống bể ươm, nuôi thêm khoảng 20 ngày là có thể xuất bán giống hoặc tiếp tục nuôi thêm 2 - 3 tháng nữa để bán ốc thịt.
Vào mùa cao điểm, mỗi ngày anh Việt có thể thu 1,5 kg trứng, tương đương 1,5 triệu đồng doanh thu. Ốc thương phẩm được xuất theo đợt, mỗi lần từ 400 - 500 kg, giá bán dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh “bỏ túi” lợi nhuận khoảng 35 - 40 triệu đồng mỗi tháng.
Không dừng lại ở việc bán ốc giống và ốc thương phẩm, anh Việt đang lên kế hoạch chế biến sản phẩm ốc bươu đen đóng hộp nhằm đưa đặc sản quê nhà tiếp cận hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
![]() |
Trứng ốc sau khi đẻ sẽ được xếp vào thùng xốp để ấp - (Ảnh: Mỹ An). |
Hành trình từ kỹ sư công nghệ đến ông chủ trại ốc bươu đen của anh Cao Hữu Việt là minh chứng cho tinh thần dám nghĩ, dám làm của thế hệ trẻ. Trong khó khăn, thay vì gục ngã, anh chọn con đường mới – bắt đầu lại từ đầu và kiên trì theo đuổi đam mê.
“Thất nghiệp không phải thất bại. Chỉ cần dám đứng dậy và bắt đầu lại, con đường thành công sẽ luôn rộng mở”, anh Việt chia sẻ.
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
