Đẩy mạnh học tập tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa Dân tộc trong kỷ nguyên mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam”. Đây là Sắc lệnh đầu tiên của chính thể mới về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đặt nền móng, kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa nước nhà.

Năm 2001, căn cứ Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã ban hành Luật Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó đến nay đã trãi qua 1 lần sửa đổi (năm 2009) và ban hành mới Luật Di sản văn hóa (2013) thay thế Luật Di sản năm 2001.
Xuất phát từ ý nghĩa lịch sử của Sắc lệnh số 65/SL, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg, lấy ngày 23/11 là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Kể từ đó, ngày 23/11 trở thành ngày truyền thống của ngành di sản văn hóa, ngày hội của những người hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa và những người tâm huyết với di sản văn hóa.
Sắc lệnh số 65/SL ra đời đến nay đã hơn 60 năm nhưng phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa...
Từ đó đến nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được kết quả tích cực. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được nghiên cứu, công nhận, bảo vệ và phát huy giá trị, qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và ý thức tham gia của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tu bổ, tôn tạo di sản không phải phá di tích nguyên gốc để xây dựng hoành tráng hơn
Bảo tồn, trùng tu một di tích lịch sử, văn hóa nào đó là công việc rất bình thường và vẫn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam. Việc bảo tồn mục đích kéo dài tuổi thọ của những di sản thế hệ trước để lại, cho các thế hệ sau có dịp chiêm ngưỡng, học hỏi…
Ngày 23/11/2024, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật số: 45/2024/QH15 (Luật Di sản văn hoá). Luật này quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước đó, ngày 01/11/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Tuy nhiên, theo ý kiến đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), các di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam phần lớn là các công trình kiến trúc với sự tác động của khí hậu, thời gian nên đa số đã xuống cấp, cần tu bổ, tôn tạo. Song không phải tất cả các di tích này đều cần tôn tạo, tu bổ, “nhất là các di tích khảo cổ”. Cùng với đó, nhiều năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương cũng đã rất chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo di tích nên nhiều di tích được tu bổ, tôn tạo và hàng năm vẫn dành nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích.

Do đó nếu đặt mục tiêu cụ thể như Mục tiêu 3 của Chương trình thì dễ dẫn đến việc tu bổ, tôn tạo triệt để, có thể dẫn đến việc di tích không cần tu bổ cũng tu bổ.
"Lợi bất cập hại ở chỗ có khi lại biến việc tu bổ, tôn tạo thành làm mới di tích như đã từng xảy ra. Việc phân bổ nguồn lực như vậy cũng rất dàn trải, không trọng tâm, trọng điểm”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga thảo luận.
Tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Ngày 27/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn số 3656/BVHTTDL-DSVH về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, tập trung thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và các quy định về đầu tư, xây dựng trong việc triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, các dự án đầu tư, công trình trong khu vực bảo vệ di tích. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đúng quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm và dứt điểm các sai phạm, vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích (nếu có); bảo đảm hài hoà giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Thời gian qua, Tạp chí Việt Nam Hương Sắc triển khai thực hiện khảo sát, thống kê số liệu để ghi nhận thực tế trong công tác quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhằm mục đích hiện thực hóa yêu cầu của Mục 6 theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Theo đó, “Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy định nêu gương. Khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu". Bên cạnh đó, Tạp chí đã và đang đồng hành cùng Cơ quan quản lý Nhà nước là Cục di sản – Bộ VHTTDL và UBND các tỉnh, thành phố trong việc tuyên truyền về đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và trong thực hiện chính sách bảo vệ, trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị di tích và phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, không gian xanh và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tránh sự xâm chiếm, vi phạm không gian di tích. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc ghi nhận kịp thời thông tin số liệu để phát huy được lợi thế về tính chuyên ngành, chuyên sâu, tính chính thống; làm tốt vai trò nghiên cứu, phản biện xã hội, cụ thể hóa các quan điểm chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, đời sống xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại tác động xấu gây ảnh hưởng xã hội. Theo ghi nhận khảo sát, thông tin, số liệu về công tác quản lý nhà công tác quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại một số dự án tại các địa phương có những thông tin, số liệu như sau:
Tại Hà Nội, Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Thanh Bình tham gia nhiều dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội trong đó có di tích đình Thù Lỗ. Theo chia sẻ một số người dân tại thôn Thù Lỗ cho biết, “Di tích đình Thù Lỗ được làm từ thời Covid, nhưng hiện tại vẫn chưa xong, còn phải làm tường bao và sân nữa, còn cái nhà đề đồ đã dọn đi hết vẫn còn để nguyên chưa tháo dỡ…”

Ghi nhận tại thực tế tại di tích đình Thù Lỗ, tường bao đoạn phá để làm lối đi được quây tôn chưa làm lại, trong sân đình cỏ mọc um tùm, các căn phòng đã được khóa lại…Vẫn chưa hoàn thiện để bàn giao.
Hay tại Di tích đình Thanh Hà - Số 10 Ngõ Gạch, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm có bề dày lịch sử, lưu giữ một khối lượng lớn những di vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu, và nhiều về số lượng như thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, cửa võng, chuông, đại tự, khánh văn bia, ngựa thờ, đồ gốm sứ, khi phóng viên đến khảo sát vào thời điểm đình đang làm lại móng....

Tại Thái Nguyên, việc phá dỡ nhiều hạng mục tại đền Đuổm, một di tích lịch sử quốc gia gần 850 năm tuổi, đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài tỉnh. Theo thông tin mới nhất, sáng 18/3, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra, có biện pháp xử lý việc phá dỡ, tu bổ đền Đuổm. Sở báo cáo kết quả kiểm tra và phương án giải quyết đến UBND tỉnh Thái Nguyên và Bộ trước ngày 20/3.. Câu chuyện này một lần nữa đặt ra vấn đề trách nhiệm trong công tác bảo tồn di sản: làm thế nào để vừa tu bổ, vừa giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử?
Việc tu bổ di tích luôn là một bài toán khó khi vừa phải đảm bảo giữ gìn yếu tố nguyên gốc, vừa đáp ứng nhu cầu bảo tồn lâu dài. Trường hợp tu bổ đền Đuổm tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đang thu hút sự quan tâm của dư luận bởi những thay đổi lớn, trong đó đáng chú ý là việc phá dỡ cổng tam quan. Đây không chỉ là một câu chuyện riêng của một di tích mà còn đặt ra vấn đề lớn hơn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong công tác bảo tồn di sản văn hóa.
Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh - người dân tộc Tày, là vị tướng tài ba của vương triều Lý, có công trong việc giành lại một phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vùng biên cương phía Bắc Đại Việt (bao gồm Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, một phần của Hà Nội và Bắc Giang). Ngoài ra, ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế giữ vững đoàn kết dân tộc nên được nhà Lý sắc phong “Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần” và được triều Lý gả 02 công chúa (năm 1127 được vua Lý Nhân Tông gả Công chúa Diên Bình và năm 1144 được vua Lý Anh Tông gả Công chúa Thiều Dung) được phong “Phò mã Đô uý”. Khi rời khỏi chức vụ Thủ lĩnh Phủ Phú Lương ông cùng 02 công chúa về Điểm Sơn sinh sống (tức núi Đuổm). Khi mất Nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công đức của ông. Tại đền Đuổm, trong một năm có 04 lệ: Mùng 6 tháng Giêng là ngày Đản sinh của Thánh, ngày 24 tháng Tư là Lễ hạ điền, mùng 7 tháng Bảy là Lễ Thượng điền, ngày 14 tháng Chạp là Lễ tất niên (Lễ quan trọng nhất là mùng 6 tháng Giêng).
Được xây dựng từ năm 1180 dưới triều vua Lý Cao Tông, đền mang giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc và tâm linh, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Thái Nguyên. Đến năm 1993, đền Đuổm được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của Việt Nam. Chính vì vậy, bất kỳ sự can thiệp nào vào di tích cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Những ngày qua, hình ảnh máy móc cỡ lớn tiến hành phá dỡ nhiều hạng mục của đền, đặc biệt là cổng tam quan và hàng rào, đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Với nhiều người dân địa phương, cổng tam quan không chỉ là lối vào di tích mà còn là biểu tượng văn hóa, chứng nhân lịch sử gắn bó với nhiều thế hệ. Việc tháo dỡ công trình này khiến không ít người tiếc nuối. Theo ý kiến của người dân sống gần đền Đuổm, chia sẻ với báo chí rằng phần cổng với lớp rêu phong cổ kính đã trở thành một phần ký ức của vùng đất này. Cũng theo ý kiến người dân, dù tu bổ là điều cần thiết, nhưng không phải lúc nào việc thay mới cũng đồng nghĩa với bảo tồn. Quan điểm này cũng đồng quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã chia sẻ trên báo chí, bởi giá trị di tích không chỉ nằm ở vật chất mà còn ở yếu tố tinh thần, sự gắn kết cộng đồng và tính nguyên bản của công trình.
Theo báo VNexpress, Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên giải thích trước khi thực hiện phá dỡ đã tiến hành khảo sát, xác định các hạng mục như đền Mẫu Thượng Ngàn, đền Thượng, đền Trung, phủ các vị công chúa, đình Niêng, lầu chuông, nhà đón khách, nhà công vụ cơ bản xuống cấp, sụt lún, rạn nứt, thấm dột, có nguy cơ sập, đổ. "Để bảo đảm an toàn cho nhân dân, du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh, đồng thời bảo quản các linh vật tại đền không bị hư hại, việc tu bổ, tôn tạo là bức thiết", lãnh đạo Sở nói.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không chỉ là việc xây mới mà là quy trình thực hiện công tác tu bổ. Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, đối với các di tích cấp quốc gia, mọi hoạt động tu bổ, tôn tạo đều phải có sự thẩm định, phê duyệt chặt chẽ từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến kiến trúc nguyên gốc đều phải được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo không làm mất đi giá trị lịch sử, mỹ thuật và văn hóa của di tích. Vậy trong trường hợp đền Đuổm, các cơ quan liên quan đã thực hiện đúng quy trình này hay chưa? Nếu việc tháo dỡ được tiến hành mà không có sự thẩm định đầy đủ, thì đây rõ ràng là một vấn đề nghiêm trọng.
Thực tế, không ít trường hợp tu bổ di tích ở Việt Nam trong những năm gần đây đã gây ra tranh cãi, thậm chí làm biến dạng hoặc mất đi giá trị gốc của công trình. Một số công trình sau khi được "trùng tu" đã trở nên xa lạ, không còn giữ được vẻ cổ kính vốn có. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thiếu sự giám sát chặt chẽ, quy trình thẩm định chưa được thực hiện đúng quy định và đặc biệt là cách tiếp cận thiếu hiểu biết về bảo tồn di sản. Nếu nhìn vào các công trình trùng tu thất bại trước đây, có thể thấy rằng sự vội vàng trong thi công, chạy theo yếu tố hoành tráng mà quên đi tinh thần của di tích là những bài học đắt giá.
Trong bối cảnh đó, vụ việc đền Đuổm đặt ra một yêu cầu cấp thiết: làm thế nào để công tác bảo tồn vừa giữ được giá trị nguyên bản của di tích, vừa đáp ứng nhu cầu sửa chữa, gia cố để bảo đảm sự bền vững? Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của bảo tồn di sản là “tu bổ nguyên trạng”, tức là hạn chế tối đa sự can thiệp làm thay đổi kiến trúc gốc. Các chuyên gia bảo tồn luôn nhấn mạnh rằng, việc thay mới chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng, khi các giải pháp gia cố hoặc phục dựng theo nguyên bản không thể thực hiện được.
Từ câu chuyện của đền Đuổm, có thể thấy rằng công tác quản lý nhà nước về bảo tồn di sản cần được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản hơn. Trước hết, các cơ quan quản lý cần có quy trình kiểm soát chặt chẽ từ khâu khảo sát, lập phương án tu bổ cho đến giám sát thi công. Việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia văn hóa, người dân địa phương cũng cần được coi trọng, bởi chính họ là những người hiểu rõ nhất về giá trị và ý nghĩa của di tích. Bên cạnh đó, cần có những chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm trong công tác trùng tu, tôn tạo, nhằm tránh tình trạng "bảo tồn kiểu phá hoại".
Vụ việc đền Đuổm không chỉ là câu chuyện riêng của Thái Nguyên mà còn là lời cảnh tỉnh cho nhiều địa phương khác trong công tác bảo tồn di tích. Nếu không có cách làm đúng đắn, chúng ta có thể vô tình đánh mất những giá trị lịch sử quý báu mà cha ông để lại. Di sản văn hóa không chỉ là những công trình vật chất, mà quan trọng hơn, đó là tinh thần, ký ức của cộng đồng. Vì vậy, trách nhiệm của các cơ quan quản lý không chỉ dừng lại ở việc tu bổ hay xây dựng lại, mà phải làm sao để mỗi di tích vẫn giữ được linh hồn, giá trị gốc trong dòng chảy thời gian.
Ghi chú
(1). https://phapluatplus.baophapluat.vn/cong-ty-thanh-binh-phan-than-nhan-su-chu-chot-trach-nhiem-cua-chu-dau-tu-o-dau-3888.html
Tin mới


Cây một lá - loài thực vật quý hiếm bậc nhất tại Việt Nam và trên thế giới, có giá trị dược liệu cao

Thị trường thú cưng Việt Nam: Phát triển đa dạng nhưng cần kiểm soát
Tin bài khác

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

5 loại cây cảnh phong thủy để bàn là "trợ thủ đắc lực" cho dân văn phòng thư giãn tinh thần, dễ chăm, hút lộc
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
