Hà Nội khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới
VNHS - Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới khi hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng trong Chương trình 04-CTr/TU. Hội nghị tổng kết không chỉ đánh giá những thành tựu nổi bật mà còn đề ra định hướng phát triển bền vững cho giai đoạn tiếp theo.
Chiều ngày 12/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” đã tổ chức Hội nghị tổng kết.
Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Thành phố và Trung ương, bao gồm: Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 04; Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội...
Báo cáo tổng kết cho thấy, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU. Các cấp chính quyền đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch cụ thể và chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng vào cuộc. Nhờ đó, chương trình đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở.
Chương trình đề ra 32 chỉ tiêu, trong đó có 21 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch, 11 chỉ tiêu còn lại đang được tập trung hoàn thành trong năm nay. Về xây dựng nông thôn mới, đến nay, 100% xã trên địa bàn Thành phố đã đạt chuẩn nông thôn mới. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 229 xã, chiếm 60% tổng số xã, vượt 47% so với mục tiêu đề ra. Thành phố có 109 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 36% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, 18/18 huyện, thị xã đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó 5 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai.
Một trong những điểm sáng của chương trình là sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm). Đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 3.317 sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao và 1.571 sản phẩm 4 sao. Thành phố hiện có 1.574 trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, cùng 337/1.350 làng nghề được công nhận. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 73,8 triệu đồng/năm, tăng 18,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2020. Đáng chú ý, Hà Nội đã không còn hộ nghèo, an sinh xã hội được đảm bảo.
Việc huy động nguồn lực cho chương trình cũng đạt kết quả tích cực. Trong 4 năm qua, toàn Thành phố đã huy động được hơn 86.800 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch đề ra. Đặc biệt, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước lên đến hơn 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Thành phố còn ủy thác 800 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chúc mừng ba huyện Hoài Đức, Đông Anh và Thanh Oai vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ông cũng biểu dương sự nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội xác định phát triển hoa, cây cảnh là một ngành kinh tế trọng điểm trong xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp. Thành phố hiện có hơn 8.100 ha trồng hoa, cây cảnh, đạt giá trị sản xuất khoảng 7.000 tỷ đồng/năm. Một số quận, huyện tập trung diện tích trồng hoa lớn như Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác bảo tồn và phát triển nghề Sinh Vật Cảnh, lĩnh vực được xác định là một trong 7 ngành nghề nông thôn theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Trong nhiều năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã rất quan tâm đến công tác phát triển ngành nghề nông thôn cũng như bảo tồn, phát triển làng nghề. Giai đoạn 2019-2020, Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm khôi phục, duy trì và phát triển làng nghề, tiêu biểu như Văn bản số 4627/UBND-KT ngày 01/10/2018 về triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP; Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề; Quyết định số 4268/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 về quy trình công nhận làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống; Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 về định mức hỗ trợ kinh phí khi công nhận danh hiệu này.
Thành phố đã quy hoạch 47 vùng sản xuất hoa tập trung với tổng diện tích hơn 1.800 ha. Một số loại hoa chất lượng cao như cúc, ly, lan đã được xuất khẩu. Đặc biệt, Hà Nội có 14 làng nghề hoa, cây cảnh được công nhận, cùng 36 sản phẩm hoa, cây cảnh đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.
Với những thành quả đã đạt được, Hà Nội đang từng bước xây dựng một miền quê đáng sống, nơi nông thôn không chỉ có điều kiện sống tốt hơn mà còn mang bản sắc riêng, phát triển bền vững và hài hòa với thiên nhiên. Trồng hoa, cây cảnh không chỉ là ngành kinh tế tiềm năng mà còn trở thành một điểm nhấn trong mô hình nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành sinh vật cảnh, giai đoạn 2022 - 2030, Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất khoảng 10%/năm, với giá trị sản xuất hoa, cây cảnh đạt 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 15.000 - 20.000 tỷ đồng vào năm 2030. Thành phố cũng chú trọng nghiên cứu, lai tạo giống mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hà Nội tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới, đưa Thủ đô trở thành hình mẫu về phát triển nông thôn bền vững, hiện đại và đáng sống.
Phạm Hùng
Tin mới


Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

“Nuôi” thú cưng không cần cho ăn, không rụng lông, không lo bị cắn, kiếm tiền triệu mỗi ngày
Tin bài khác

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi đề nghị giữ tên gọi cũ sau khi sáp nhập Kon Tum

Ra mắt Tạp chí An ninh mạng Việt Nam

Chán bon chen phố thị, người trẻ Trung Quốc về quê nuôi gà kiếm vài trăm triệu mỗi lứa
Đọc nhiều

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
