Hà Nội và những hàng cây xanh mơ ước
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực hoàn thiện dự thảo Quy định về quản lý cây xanh đô thị với hàng loạt công việc được đặt ra.
Đáng chú ý, dự thảo yêu cầu thay thế những cây bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây già cỗi, còi cọc, cong, nghiêng, không đạt yêu cầu thẩm mỹ và kém phát huy tác dụng cải thiện môi trường. Những loại cây thuộc danh mục cấm trồng trong đô thị cũng sẽ được thay thế.
Với bề dày lịch sử; với đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng, văn hóa…, cây xanh là một phần không thể thiếu trong việc định vị hình ảnh của đô thị trong lòng người dân và du khách khi nghĩ về Hà Nội. Vì vậy, việc đề ra những quy định để việc trồng, chăm sóc, quản lý cây xanh đi vào quy củ là hết sức cần thiết.
Bởi, cũng như nhiều người, tôi đã từng bị Hà Nội mê hoặc ngay từ lần đầu đặt chân đến ga Hàng Cỏ. Cùng với thời gian, tôi cũng quen dần với những con đường rợp bóng cây xanh của Hà Nội và yêu cái màu xanh như bất tận của thành phố bên sông Hồng này.
Tuy nhiên, từ những con đường ngang dọc, nhớ về những hàng cây cổ thụ ở các đô thị lớn, mới thấy có quá nhiều chuyện phải bàn về cây xanh ở thủ đô. Đó là những hàng xà cừ trên đường Lê Duẩn, Quang Trung, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương và nhiều tuyến phố khác nữa, sao mà nó cứ nghiêng ngả, cong vênh, cành nhánh lộn xộn từ gốc đến ngọn, vừa chật chội không gian, vừa lại rất dễ ngã đổ vì tán to, tán lệch. Cứ mỗi mùa mưa bão, lại nghe chỗ này chỗ nọ cây ngã đè bẹp ô tô, thậm chí là chết người.
Rồi chuyện trồng cây nhộm nhoạm đủ thứ trên phố. Đất Hà Nội trồng sao đen, dầu rái, chò... chỗ nào cây cũng lớn nhanh, vươn thẳng tắp. Vậy mà ra phố xem, long não, phượng vĩ, muồng, lát xoan, rồi cả đa, si, bồ đề… - rất nhiều loại cây được trồng trên các tuyến phố. Chỉ chưa đầy 1km đường Quang Trung, đếm sơ sơ đã có đến gần 30 loài cây khác nhau.
Công bằng mà nói, Hà Nội cũng đã có một hàng cây sao đen đáng để tự hào trên phố Lò Đúc được trồng từ thời Pháp. Nhưng những hàng cây giá trị như thế không nhiều. Trong khi điều ấy lại có rất nhiều ở các thành phố như Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku, TP.HCM… với những cây xà cừ, sao đen… được cắt tỉa thắng tắp, thân cao trên 6-7 mét mới cho xòe tán. Mà tán cũng vừa phải: đẹp đẽ, mát mẻ, xanh tươi mà vẫn gọn gàng, an toàn, không che chắn tầm nhìn, không gây vướng víu.
Cũng đã có nhiều người thắc mắc, là thành phố của cây xanh, hồ nước, sao bao năm rồi, không có lấy một phố hoa đào, một phố hoa ban, hay muồng hoàng yến... thậm chí là phố cây phong để đến mùa, phố phường rực màu lá đỏ cho trai gái đến đó mà chụp ảnh, khách du lịch ra về còn có cái mà nhớ thành phố này!
Có Quy định cụ thể về trồng, quản lý cây xanh, hy vọng Hà Nội sẽ khắc phục được tình trạng bạ cây gì trồng cây ấy trên đường phố. Những loài cây cấm trồng trong đô thị cũng sẽ bị loại bỏ; việc chăm sóc, thay thế cây già cỗi, sâu bệnh, cong vẹo sẽ được tính toán kỹ hơn, minh bạch hơn. Trồng cây gì, số lượng bao nhiêu, trồng chỗ nào… cũng đều nhằm làm cho thành phố đẹp hơn, văn minh, văn hóa hơn. Chứ không phải để đạt một mục tiêu nào đó mà bất chấp tất cả, rồi nhồi nhét số lượng, thậm chí là dưới gầm cầu vượt, đường sắt trên cao.
Thông tin mới nhất là Hà Nội đang tính di dời 80 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh để tránh mùi hương đậm đặc ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Dẫu biết rằng, hoa sữa từ lâu đã là một phần của văn hóa xứ Hà thành.
Không có những con đường rợp mát cây xanh, sẽ không có một Hà Nội yên ả, thanh bình và ấn tượng trong lòng du khách. Nhưng đó phải là những hàng cây mọc lên từ cái tâm và cái tầm văn hóa của người trồng.
Vân Thiêng https://vietnamnet.vn
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
