Hội SVCVN: Phát động phong trào thi đua năm 2025
VNHS - Đây không chỉ là một hoạt động mang tính nội bộ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế sinh vật cảnh Việt Nam, góp phần thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng như tạo động lực cho các nghệ nhân, nhà vườn, doanh nhân trong lĩnh vực này.
Ngày 04/3/2025, TS. Nguyễn Hữu Vạn Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (Hội SVCVN) ban hành Quyết định số 24 /HSVCVN về việc Phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Đổi mới toàn diện hoạt động Hội, xây dựng ngành kinh tế sinh vật cảnh gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn”
Theo đó, năm 2025 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đất nước, khi Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều sự kiện trọng đại như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 80 năm thành lập nước. Trong bối cảnh đó, Hội SVCVN xác định phải đổi mới toàn diện, nâng cao vị thế của Hội cũng như thúc đẩy ngành kinh tế sinh vật cảnh phát triển bền vững.
Trọng tâm của phong trào thi đua năm nay chính là đổi mới công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của hội viên, doanh nhân, nghệ nhân và cộng đồng về vai trò, giá trị của sinh vật cảnh. Các kênh truyền thông hiện đại, mạng xã hội, website chính thức của Hội cùng với báo chí sẽ được sử dụng hiệu quả để phổ biến thông tin, quảng bá hoạt động và truyền cảm hứng cho các hội viên tham gia phong trào. Đặc biệt, Tạp chí Việt Nam Hương Sắc – cơ quan ngôn luận của Hội – sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc tuyên truyền, phản ánh các điển hình tiên tiến, mô hình sáng tạo trong phong trào thi đua.
Bên cạnh công tác truyền thông, Hội SVCVN cũng đặt mục tiêu kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động. Hội sẽ tiếp tục củng cố hệ thống từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố có Hội Sinh vật cảnh hoạt động hiệu quả, góp phần tạo nên một mạng lưới sinh vật cảnh thống nhất và bền vững. Đồng thời, Hội khuyến khích phát triển hội viên trực tiếp, thu hút thêm nghệ nhân, nhà vườn, doanh nhân tham gia để tăng cường sự gắn kết và chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng sinh vật cảnh.
Phát triển kinh tế sinh vật cảnh là một nội dung trọng tâm của phong trào thi đua năm 2025. Hội SVCVN đặt mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sinh vật cảnh có giá trị cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho hội viên và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Các sản phẩm chủ lực như cây cảnh nghệ thuật, bonsai, hoa lan, cây thế, đá cảnh, non bộ, chim cảnh… sẽ được quan tâm đặc biệt, hướng đến xây dựng thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trong năm 2025, Hội sẽ tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như triển lãm sinh vật cảnh, hội chợ, hội thi cây cảnh nghệ thuật nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nhà vườn giao lưu, học hỏi và mở rộng thị trường. Việc hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học để nâng cao chất lượng giống cây cảnh, ứng dụng công nghệ số trong chăm sóc, quản lý sinh vật cảnh cũng là một hướng đi quan trọng. Đồng thời, Hội sẽ thúc đẩy các mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa nghệ nhân, nhà vườn với doanh nghiệp và thị trường quốc tế, giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu sản phẩm sinh vật cảnh ra nước ngoài.
Một điểm sáng trong phong trào thi đua năm nay là sự kết hợp giữa ngành sinh vật cảnh với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đây được xem là một hướng đi mới đầy tiềm năng, giúp tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Các vườn cây cảnh, làng nghề truyền thống, trang trại sinh thái sẽ được quy hoạch để trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Hội SVCVN sẽ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch xanh, bền vững, tạo thêm thu nhập cho người dân và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Để ghi nhận những đóng góp tiêu biểu, Hội SVCVN đã xây dựng bộ tiêu chí thi đua chặt chẽ, minh bạch. Các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sẽ được khen thưởng xứng đáng. Đối với tập thể, các tiêu chí đánh giá bao gồm hiệu quả công tác truyền thông, sự đổi mới trong tổ chức phong trào, mức độ thực hiện tốt các nghị quyết của Hội. Đối với cá nhân, những hội viên có sản phẩm sinh vật cảnh có giá trị cao, đạt giải thưởng trong các cuộc thi, triển lãm sẽ được vinh danh. Các hình thức khen thưởng bao gồm Bằng khen của Hội, Cờ thi đua, cũng như đề nghị khen thưởng từ các cơ quan cấp cao hơn.
Phong trào thi đua năm 2025 sẽ được triển khai sâu rộng đến các tỉnh, thành phố, đơn vị trực thuộc Hội SVCVN. Các cấp Hội địa phương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức các hoạt động phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên tham gia và phát huy năng lực. Văn phòng Hội SVCVN sẽ đảm nhận vai trò theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và giám sát để đảm bảo phong trào thi đua đạt hiệu quả cao nhất.
Một điểm nhấn quan trọng trong đợt phát động thi đua lần này là việc Hội SVCVN đã ban hành Quyết định số 25/QĐ-HSVCVN về kiện toàn các Cụm thi đua trực thuộc và phân công nhiệm vụ Trưởng Cụm thi đua năm 2025. Đây là một bước đi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi đua – khen thưởng, giúp các địa phương có thêm động lực để phát triển phong trào sinh vật cảnh.
Trong thời gian tới, Hội SVCVN sẽ tiếp tục đồng hành cùng hội viên trên cả nước, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động Hội và phát triển kinh tế sinh vật cảnh gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, Hội SVCVN kỳ vọng phong trào thi đua năm 2025 sẽ tạo ra những bước tiến quan trọng, giúp ngành sinh vật cảnh Việt Nam khẳng định vị thế, vươn tầm khu vực và quốc tế.
Chủ tịch Hội SVCVN m kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nghệ nhân, doanh nhân và những người yêu thích sinh vật cảnh trên cả nước cùng chung tay hưởng ứng phong trào thi đua, góp phần đưa ngành sinh vật cảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Phạm Hùng
Tin mới


Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua
Tin bài khác

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
