Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng
![]() |
Hình ảnh các đại biểu tham dự hội thảo |
Hội thảo do Hội sinh vật cảnh TP Hải Phòng; Viện nghiên cứu y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ Việt Nam; Trung tâm Văn hóa nghệ thuật dân ca Quan họ Việt Nam tổ chức, với mục tiêu định hướng phát triển cây cảnh dược liệu theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và mang lại giá trị kinh tế - y học - cảnh quan nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Tham dự hội thảo có TSKH. Hà Phúc Mịch - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam; ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam; Lương y - Bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng, Viện trưởng Viện nghiên cứu YHCT sản phẩm Hữu cơ Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam; ông Nguyễn Duy Tiếp - Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP Hải Phòng…
![]() |
Lương y - Bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng phát biểu và chia sẻ về vai trò, tác dụng quan trọng của cây thuốc nam. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Lương y - Bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng cho biết: “Từ ngàn đời nay, các cụ đã có câu ra ngõ là gặp cây thuốc. Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, chúng ta phải thực hiện phương châm “người Nam dùng thuốc Nam.
Với truyền thống dân tộc từ ngàn đời nay, nhà nào cũng muốn có cây cảnh để làm đẹp cho đời. Những cây cảnh ngoài việc làm đẹp thì 80 – 90% là các vị thuốc nam”.
Trong phần tham luận, Lương y - Bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng khẳng định rằng: "Ở đâu có cây thuốc quý, ở đâu có bài thuốc hay trong dân gian thì bất kể ngày đêm tôi cũng đến tận nơi để tìm hiểu".
Theo ông Trọng chia sẻ, khi giao lưu với Hội sinh vật cảnh TP Hải Phòng được giới thiệu loại cây thuốc quý chữa đau nhức răng rất hiệu quả với tên gọi dân gian là cây Tăm Răng, khi đau nhức răng chỉ cần nhai một nhúm lá là đỡ đau ngay.
Cây thuốc này được một người cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia phát hiện, dùng để chữa đau răng cho đồng đội. Sau khi về nước, cây thuốc này đến tay ông Nguyễn Duy Tiếp, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP Hải Phòng và được phổ biến rộng rãi, dùng nó chữa đau răng mang lại hiệu quả tốt.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam nhấn mạnh: “Trong cây thuốc Việt Nam, có khoảng hơn 100 cây cảnh và hoa cảnh cũng có nhiều giá trị làm thuốc, dược liệu, ví dụ như hoa trà… chúng tôi đều đồng tình, hưởng ứng để tới đây chúng ta làm mạnh hơn, vận động mở rộng hơn, giá trị của thuốc nam nhằm nâng cao giá trị của cây cảnh, hoa cảnh trong sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh….”.
Thời gian qua, trước tốc độ thị hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất đáng báo động. Con người chúng ta cần hai thứ để duy trì sự sống là thức ăn và không khí. Hiện nay thức ăn bị nhiễm chất độc hại thì ai cũng biết, nhưng còn việc hít thở không khí hàng ngày đang bị ô nhiễm thì lại không biết rõ nên mất cảnh giác.
Ô nhiễm không khí gây nên các bệnh lý hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bệnh tim mạch, gây đột quỵ, thậm chí có thể gây ung thư (ung thư phổi…). Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là cư dân sống trong đô thị, người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người bệnh mạn tính.
Ô nhiễm không khí bao gồm: Ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu là sinh hoạt trong căn hộ như đun nấu, các khí độc toát ra từ vật liệu xây dựng, trang thiết bị (benzen, formaldehyde, tricloroetylen, xylen và toluen, ammoniac…) đây là đối tượng chính mà ta có thể áp dụng các biện pháp như dùng máy lọc không khí và trồng cây xanh giúp hạn chế được. Nếu dùng máy lọc không khí thì ngoài tiền mua sắm máy móc còn phải thay bộ lọc vài tháng một lần khá phiền toái. Do đó, cây xanh là biện pháp rất thích hợp trong trường hợp này. Điều đáng ngạc nhiên là cây xanh có khả năng hấp thụ chất độc trong không khí và cải thiện không khí trong nhà lại ít người biết đến.
Thực vật ở Việt Nam rất phong phú với khoảng 12.000 loài, trong đó có một số cây cảnh đồng thời là cây thuốc Nam nằm trong danh sách cây cảnh mà NASA nghiên cứu. Cho đến nay chỉ có một ít công trình nghiên cứu ảnh hưởng của cây xanh đến chất lượng không khí trong nhà. NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) năm 1989 đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 02 năm trên khoảng một chục cây cảnh, sau đó được bổ sung bởi Tiến sĩ Bill Wolverton, thì có nhiều cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, có khả năng thanh lọc không khí. Một số cây đó cũng đồng thời là cây thuốc Nam, nếu trồng thì được lợi cả đôi đường: vừa là cây trang trí trong nhà, vừa là cây thuốc có ích khi cần dùng để chữa bệnh.
Năm 2024, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên. Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai đến từ Trường đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo về "Cơ hội và thách thức trong nghiên cứu thuốc từ cây thuốc Việt".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 80% dân số trên toàn thế giới sử dụng cây thuốc để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Xu hướng ngày càng tăng và điều này giúp thúc đẩy đổi mới y tế theo hướng duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật ngày càng trở nên quan trọng.
Việt Nam là một trong 15 quốc gia trên thế giới có tên trong bản đồ cây thuốc vì có nguồn gốc động thực vật đa dạng với nhiều cây thuốc đặc trị, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Những năm trở lại đây, biến đổi khí hậu và suy giảm hệ sinh thái do phát triển không bền vững tạo ra nhiều thách thức, đòi hỏi những cách tiếp cận khoa học hơn cho việc phát triển cây thuốc và các sản phẩm từ thiên nhiên ở Việt Nam.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Nam - Chuyên viên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng chia sẻ về giá trị nghệ thuật và giá trị sức khỏe tinh thần của hoa lan. |
Bên lề hội thảo, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, cảnh quan và du lịch sinh thái cũng tham gia kết nối, tìm hiểu cơ hội hợp tác sản xuất và phân phối cây dược liệu dưới dạng bonsai, cây văn phòng, và sản phẩm thảo mộc chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Nam - Chuyên viên Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng chia sẻ về giá trị nghệ thuật và giá trị sức khỏe tinh thần của hoa lan: “Hoa lan được ưa chuộng làm cây cảnh, hoa cắm bình, quà tặng. Một số loài hoa lan dùng trong đông y để chữa bệnh. Trong đó phải kể đến loài Lan gấm đất cao (Địa lan) có vị ngọt, nhạt tính bình, có tác dụng khu phỏng trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng, lợi niệu, khu phong thấp; Lan giáng hương, giáng xuân (Lan bì sinh) có công dụng dùng sắc nước cho trẻ em gầy yếu, suy dịnh dưỡng uống, thanh nhiệt, lá hơ nóng ép lấy nước nhỏ vào tai chữa nhọt trong tai; Lan hạc đính dùng để thanh nhiệt, trừ ho, tiêu đờm từ thân củ; lá dùng làm thuốc tiêu mụn nhọt, sát trùng, trừ chất độc…”.
Ông Nguyễn Duy Thông – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Kiến Thụy chia sẻ về tác dụng trà hoa vàng: “Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trà”. Không chỉ là loài cây cảnh quý hiếm mà còn là dược liệu có giá trị cao, đặc biệt phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Quảng Ninh, Yên Bái, Bắc Giang. Trà hoa vàng chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, EGCG, vitamin E và C, giúp ức chế gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời hỗ trợ giảm nám, sạm da và tăng cường độ đàn hồi cho da. Các hợp chất tự nhiên trong trà như polyphenol và polysaccharide có khả năng điều hòa mỡ máu, hỗ trợ lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ ung thư, làm mát gan, thanh lọc cơ thể. Ngoài tác dụng làm thuốc, trà hoa vàng còn dùng để trang trí sân vườn, làm tiểu cảnh, cây bonsai có giá trị kinh tế cao…”.
![]() |
Ông Nguyễn Duy Tiếp - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Hải Phòng phát biểu tổng kết hội thảo. |
Kết thúc hội thảo, Ban Tổ chức đã công bố kế hoạch xây dựng “Vườn mẫu cây cảnh dược liệu” tại Hải Phòng, làm điểm trình diễn, nghiên cứu và giao lưu nghệ thuật sinh vật cảnh gắn với y học cổ truyền. Đồng thời, Hội Sinh vật cảnh thành phố cũng đề xuất tổ chức thường niên các sự kiện tương tự nhằm thúc đẩy phong trào chơi cây cảnh có giá trị y học và gìn giữ những giống cây bản địa quý hiếm.
Hội thảo khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của cây cảnh dược liệu trong đời sống hiện đại, không chỉ là yếu tố làm đẹp không gian mà còn góp phần chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp đô thị và tạo sinh kế cho người dân.
![]() |
Biểu diễn văn nghệ tại hội thảo |
Cũng trong khuôn khổ chương trình, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật dân ca Quan họ Việt Nam đã tổ chức công bố quyết định thành lập, ra mắt Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật dân ca TP Hải Phòng, CLB Ca múa nhạc Hội Sinh vật cảnh TP Hải Phòng.
Tin mới


Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu
Tin bài khác

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025

Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh

Cách chăm sóc bonsai tại nhà đúng kỹ thuật cho người mới bắt đầu
Đọc nhiều

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Thực hành ESG không còn là xu hướng mà là trách nhiệm của doanh nghiệp thời hội nhập

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh thúc đẩy tiêu thụ 100 tấn vải thiều vào các khu công nghiệp

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Công viên cây xanh TP HCM: Trúng nhiều gói thầu trăm tỷ, lãi ròng hàng năm chỉ vài tỷ đồng

Từ thất bại khởi nghiệp đến thu trăm triệu mỗi tháng nhờ nhân giống chó Shiba Inu

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
