Hội tụ và tỏa sáng giá trị sinh vật cảnh
Với gần 3.000 tác phẩm, sản phẩm sinh vật cảnh góp mặt, Triển lãm và Hội thi sinh vật cảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên mở rộng năm 2023 đang diễn ra tại TP Quy Nhơn được đánh giá có quy mô khu vực lớn nhất từ trước đến nay, thu hút đông đảo người thưởng lãm.
Mãn nhãn với cây cảnh cổ - kỳ - mỹ
Khác với những cuộc triển lãm, hội chợ xuân, giá cây cảnh liên tục được “thổi lên tận trời”, tại Triển lãm lần này, các nghệ nhân gần như không nói về giá mà chỉ nói về vẻ đẹp, tâm huyết và độ “cổ - kỳ - mỹ” của cây cảnh, bonsai mình mang đến.
Ngoài tác phẩm cây sam núi bonsai “Vũ nữ chân dài” là một trong những “siêu cây” thu hút đông đảo người xem, nghệ nhân Phan Thanh Hải, ở phường Bình Định (TX An Nhơn) còn đưa đến Triển lãm 7 tác phẩm cây cảnh, bonsai tuyệt đẹp, chủ yếu là duối và me để trưng bày.
Anh Hải chia sẻ: Chưa có cuộc triển lãm sinh vật cảnh (SVC) nào ở tỉnh mình hoành tráng như lần này. Tôi công nhận là rất đẹp, nhiều tác phẩm độc đáo. Thú vị hơn nữa là mối bận tâm lớn nhất của các nghệ nhân là chia sẻ và giao lưu về kỹ thuật, cách chăm sóc cây cảnh. Cá nhân tôi không nghe thấy những câu chuyện về giá của tác phẩm, có lẽ nó chỉ tế nhị diễn ra ở những cuộc thảo luận có tính riêng tư.
Vượt chặng đường hơn 1.200 km, Công ty TNHH Dũng Tân (TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) mang đến Triển lãm tác phẩm cây tùng kim cương “Vũ điệu thiên nga” được xác lập Kỷ lục độc bản Việt Nam vào năm 2022 và 17 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật độc đáo khác, với các chủng loại, như: Si Đài Loan, thông đen Nhật Bản, tùng Đà Lạt, sơ ri Đài Loan, nguyệt quế Đồng Tháp… để công chúng thưởng lãm.
Tác phẩm cây trâm “Hồng trâm đại thụ” với giống trâm có trái màu hồng, tuổi đời rất lâu năm của nghệ nhân Nguyễn Văn Quý (nhà vườn Quý Thịnh, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) cũng thu hút nhiều người quan tâm. Theo anh Quý, Triển lãm lần này là sân chơi lớn tạo cơ hội để anh có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các nghệ nhân trong cả nước về hướng kinh doanh, phát triển kinh tế SVC”.
Cây “Hồng trâm đại thụ” của nghệ nhân Nguyễn Văn Quý (nhà vườn Quý Thịnh, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: N. NHUẬN
Động lực phát triển kinh tế sinh vật cảnh, du lịch
Là nhà tài trợ kim cương cho Triển lãm, ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Dũng Tân, cho hay: “Ngoài các tác phẩm cây cảnh trưng bày, Công ty còn bố trí 2 gian hàng tranh đá quý, đá cảnh, đá phong thủy để giao thương. Qua Triển lãm lần này, tôi hy vọng ngành nghề SVC ở Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung -Tây Nguyên nói chung sẽ có bước phát triển hơn nữa, gắn với kinh tế du lịch”.
Ấn tượng về công tác tổ chức Triển lãm, ông Nguyễn Văn Chấn, Ủy viên Thường vụ Hội SVC TP Đà Nẵng, chia sẻ: Đoàn SVC TP Đà Nẵng mang hơn 120 tác phẩm cây cảnh, bonsai nghệ thuật có dáng, thế độc, lạ vào dự Triển lãm; trong đó, có 11 tác phẩm dự thi (chủ yếu là cừa, mai chiếu thủy, sanh). Chúng tôi thấy rất yên tâm về vị trí và không gian được Ban tổ chức bố trí trưng bày - chỉ có thể nói là rất đẹp. Đặc biệt là điều kiện về điện, nước, ánh sáng và lực lượng bảo vệ ở đây luôn đảm bảo…
Triển lãm và Hội thi sinh vật cảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên mở rộng năm 2023 (tổ chức tại TP Quy Nhơn từ ngày 19 - 28.8) góp phần quảng bá tiềm năng phát triển kinh tế sinh vật cảnh gắn với du lịch. Ảnh: N. NHUẬN
Triển lãm cũng là dịp thu hút du khách tìm về Quy Nhơn. Vốn là người mê cây cảnh, khi hay tin có Triển lãm diễn ra, anh Phạm Ánh và bạn bè từ TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã đến Quy Nhơn để tham quan. Anh Ánh thổ lộ: Những cây bonsai đa dạng về kích thước, chủng loại và tạo hình trưng bày tại Triển lãm thật sự khiến người xem mãn nhãn. Đến đây tôi học hỏi thêm được nhiều kiến thức về nghệ thuật SVC, đặc biệt là có cơ hội sưu tầm thêm những tác phẩm đẹp, phù hợp.
Theo TS Nguyễn Hữu Vạn, Chủ tịch Hội SVC Việt Nam, Triển lãm là dịp để các nhà vườn, nghệ nhân các tỉnh, thành phố trong cả nước có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghệ thuật để tạo ra nhiều tác phẩm SVC có giá trị; góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh SVC, thúc đẩy KT-XH phát triển.
Cây cảnh mỗi năm mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho các nhà vườn, nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tại Triển lãm đợt này, Bình Định góp mặt hơn 400 tác phẩm hoa và cây cảnh, bonsai của các nghệ nhân, hội viên SVC. Do đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh kỳ vọng: “Triển lãm sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh kinh tế SVC địa phương, tạo động lực cho du lịch Bình Định đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du khách”.
TRỌNG LỢI - NGỌC NHUẬN
Tin mới

Ba kịch bản xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng đến 46%

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream
Tin bài khác

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Cảnh báo mưa lớn, lũ quét ở Bắc Bộ: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chủ động ứng phó
Đọc nhiều

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
