Khai mạc Lễ hội hoa sưa năm 2025 - "rực rỡ sắc hoa vàng" tại Quảng Nam
Đây là sự kiện văn hóa - du lịch quan trọng, sự kiện du lịch thường niên đầu năm của thành phố trẻ nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh đất và người Tam Kỳ đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Sự kiện cũng là dịp tôn vinh, lan toả vẻ đẹp của loài hoa sưa vàng - loài hoa đặc trưng; loài cây di sản của vùng đất Tam Kỳ.
Ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết, với mục tiêu từng bước đưa Tam Kỳ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, là trung tâm du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Nam,…
Thời gian qua, chính quyền thành phố đã tập trung đầu tư hạ tầng; thu hút các nhà đầu tư; tập trung giải pháp phát triển du lịch xanh, du lịch cộng đồng, kết hợp với việc phát huy giá trị các di tích lịch sử của quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Di tích lịch sử Quốc gia Địa đạo Kỳ Anh, Văn thánh - Khổng Miếu; các công trình văn hóa, cảnh quan thiên nhiên như: Hồ Sông Đầm, không gian biển và Làng Nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao quy mô lớn. Trong đó, “Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa” là một trong số hoạt động góp phần hiện thực hóa mục tiêu đó.
![]() |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Tam Kỳ Nguyễn Minh Nam phát biểu tại khai mạc. |
Theo ông Nguyễn Minh Nam, Tam Kỳ là vùng đất được hội tụ và kết tinh bởi Ba Núi - Ba Sông và Công lao gầy dựng của bao thế hệ; nơi đây có chỉ dấu riêng có, cứ mỗi độ Tháng Ba về, cây Sưa vàng đồng loạt mãn khai, nở vàng trên các nẻo đường của thành phố.
Đặc biệt, tại Làng Hương Trà những hàng Sưa vàng cổ thụ hàng trăm năm tuổi trải dài, cùng nhau nở rộ, đua sắc vàng, tạo nên dải lụa vàng mịn màng in bóng trên dòng sông Tam Kỳ thơ mộng và xanh biết.
“Nhớ đến Tam Kỳ không những nhớ vùng đất của Ba núi, Ba sông và với con người hiền hoà, cởi mở, mến khách và nghĩa tình. Mà nay, còn nhớ tới cái tên thân thương ‘thành phố hoa sưa vàng’. Thật vậy, với vẻ đẹp, giá trị của hoa sưa; cùng với hình sông thế núi đã tạo nên biểu trưng - logo của thành phố Tam Kỳ. Hoa sưa đại diện của những đoá hoa tươi thắm, của những gì tốt đẹp nhất mà đất, nước và con người bao đời nay của vùng đất này đã dầy công vun đắp; nó còn tượng trưng cho tình yêu thương, biểu đạt cho tinh thần non nước nở hoa”, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ chia sẻ.
![]() |
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” tại đêm khai mạc Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025". |
Được biết, Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa Hoa Sưa năm 2025” diễn ra từ ngày 10/4 đến ngày 13/4 tại Làng Hương Trà, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc như: Lễ Tế Xuân-Khai hội Làng Hương Trà, Lễ hội hoa đăng “Lung linh sông nước Đêm Trăng Rằm”; Đồng diễn áo dài “Duyên dáng Hương Trà”; Giải đua thuyền truyền thống mở rộng sông Tam Kỳ; Lễ Phát động Ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân tỉnh Quảng Nam và Giải Marathon Khám phá Hương Trà; cùng với đó là các hoạt động trưng bày, triển lãm nghệ thuật, ẩm thực quê hương và sắp đặt Nghệ thuật nón lá, Ký hoạ Hương Trà,...
Trong 4 ngày diễn ra lễ hội, làng sinh thái Tam Kỳ ước tính sẽ tiếp đón khoảng hàng nghìn du khách trong, ngoài tỉnh và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm.
Đến với lễ hội, người dân và du khách không chỉ được thưởng ngoạn một không gian thoáng, đẹp, nên thơ với sắc hoa sưa vàng ruộm trải dài trên con đường ven sông Tam Kỳ thơ mộng mà còn được trải nghiệm nhiều hoạt động hết sức đặc sắc của con người hiếu khách Quảng Nam nói chung và làng Hương Trà nói riêng.
“Bạn bè và du khách chắc chắn sẽ nhớ đến Làng Hương Trà thơ mộng, xanh ngát, trù phú được ôm ấp bởi các dòng sông Tam Kỳ - Bàn Thạch - Kỳ Phú. Nơi có con đường làng rợp bóng cây xanh, có hàng sưa cổ thụ, có cánh đồng vàng óng mùa lúa chín; có hàng cau, cây rơm, bụi chuối,... Đó phải chăng chính là làng quê dấu yêu, là nơi chốn tìm về”, ông Nguyễn Minh Nam bộc bạch.
![]() |
Làng sưa Hương Trà nằm bên sông Tam Kỳ, thuộc phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ. |
Tại ngôi làng Hương Trà (TP Tam Kỳ) đang tồn tại quần thể cây sưa (giáng hương ấn) có tuổi đời trung bình hơn 100 năm. Trong đó có 12 cây cổ thụ với độ tuổi trên 200 năm nhờ công sức của người dân địa phương qua các thế hệ đã trồng, gìn giữ và phát triển.
Ngày 5/4/2024, quần thể 9 cây cây sưa tại làng Hương Trà (TP Tam Kỳ) đã đón nhận bằng công nhận cây Di sản Việt Nam.
Ông Lê Văn Thân (68 tuổi, trú làng Hương Trà) cho biết, hàng sưa vàng chính là niềm tự hào của người dân nơi đây. Chính trong quá trình lập đất, lập làng, để bảo vệ nhà cửa, làng mạc, để giữ gìn hệ thống giao thông các bậc tiền nhân đã lựa chọn cây sưa vàng để trồng trước nhà, trong vườn, dọc bờ đê làng... tạo không gian làng Hương Trà nổi bật với 2 hàng sưa xanh biếc trên con đường làng.
“Việc quần thể sưa làng Hương Trà được công nhận là cây Di sản Việt Nam là dấu mốc quan trọng đối với việc bảo tồn, giữ gìn, phát triển giá trị của quần thể cây sưa cổ thụ, tạo điểm đến cho du lịch sinh thái, góp phần bảo tồn giá trị tài nguyên bản địa và tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường”, ông Thân chia sẻ.
![]() |
Thành phố Tam Kỳ hướng đến xây dựng thương hiệu “Tam Kỳ - Thành phố hoa sưa vàng”. |
Nhận diện giá trị của loại cây bản địa này nên đến nay TP Tam Kỳ đã trồng trên các tuyến phố, không gian công cộng với khoảng gần 2.000 cây.
Tháng 4 hàng năm là dịp chính quyền địa phương tổ chức lễ hội "Tam Kỳ - Mùa hoa sưa" nhằm phát triển du lịch sinh thái làng Hương Trà nói riêng và TP Tam Kỳ nói chung.
Tin mới


Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hai cây vải tổ gần 200 tuổi: Di sản sống của vùng vải thiều Việt Nam
Tin bài khác

Ngỡ bê tông, hóa ra đá nguyên khối: Lâu đài đá 3.000m² chồng xây suốt 14 năm tặng vợ

Tre bonsai: Từ loại cây "quê mùa" đến tác phẩm đậm hồn dân tộc

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
