Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Cách chăm sóc hoa lan tươi lâu và đẹp

20/12/2022

Trong bài này chỉ cách chăm sóc lan Hồ điệp, lan Hoàng Thảo, và Lan Vanda… Lan là loại hoa quý lại rất khó tính, vì vậy để có được một giỏ lan đẹp, tươi lâu và bền màu cần có quy trình chăm sóc đúng phương pháp. Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đưa ra lời khuyên cho việc chăm sóc một số giống lan phổ biến như sau:

LAN HOÀNG THẢO

Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15 – 25 độ C. Không được để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước.

  • Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.
  • Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
  • Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng 1 thìa cà phê). Lưu ý: Phải tưới nước trước khi tưới phân.
  • Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30-10-10 dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20-10-10 dùng cho cây trưởng thành; phân 10-30-10 dùng cho cây lan khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu. Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.

LAN HỒ ĐIỆP

Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh sáng chỉ cần khoảng 30 – 40% và phải che bằng lưới nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 30 độ C, độ ẩm 60 – 80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:

  • Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân 30-10-10 để dưỡng cây. Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chơi hoa thì cắt cành hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.
  • Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy định, cây sẽ vàng lá và chết.
  • Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn hoặc che cho cây.
  • Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng cách che nilông hoặc tôn nhựa.

LAN VANDA

Giống lan này chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng lan trong chậu hơi cao từ 20 – 25 cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc to, cao khoảng 70 – 80 cm để buộc các ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xơ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5 – 10 cm, rồi cho than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng chung 3 – 4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng, khi cây phát triển tốt mới tháo ra.
  • Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng trực tiếp. Trồng 2 – 3 ngọn trong một chậu, cuốn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than củi vào từ từ.
  • Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần ánh sáng cao hơn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hơn lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ phục hồi thì tăng ánh sáng lên.

Cách tưới nước và bón phân như trên nhưng khác ở giai đoạn cây trưởng thành là phân 20-20-20.

ST

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng