Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa Dạ yến thảo
Dạ Yến Thảo (Petunia sp.) thuộc họ cà (Solanaceae), cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đây là một trong những loại hoa thảm, hoa trang trí phổ biến trên thế giới bởi chủng loại giống, màu sắc hoa rất đa dạng, dễ dàng nhân giống và sản xuất. Hiện nay có khoảng hơn 400 giống, kể cả dạng hoa đơn và kép được trồng và phát triển trên thị trường.
+ Nhóm giống hoa to (Petunia grandiflora): có cả dạng hoa đơn và kép, đường kính hoa lớn 8-12cm, chiều cao cây 50-60cm, đường kính tán có thể lên tới 90cm, thường được trồng trong chậu, chống chịu kém với điều kiện mưa và sương giá.
+ Nhóm giống hoa nhỏ (Petunia multiflora): dạng hoa nhỏ với đường kính 3-5cm, nhiều hoa và chống chịu tốt với điều kiện bất thuận.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Chọn cây giống
Sử dụng cây giống gieo từ hạt lai F1 hoặc cây giâm cành từ cây mẹ F1
Tiêu chuẩn cây giống:
+ Cây khỏe, sạch bệnh, đồng đều về kích cỡ
+ Đối với cây gieo từ hạt có từ 4-5 lá, chiều cao cây đạt từ 4 - 6 cm, đối với cây giâm cành có từ 6-7 lá, chiều cao cây đạt từ 7-8 cm
+ Lá xanh đậm, đảm bảo các đặc trưng hình thái của giống
2. Chuẩn bị giá thể
Giá thể phải tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước. Giá thể thích hợp cho Dạ Yến Thảo gồm: Đất phù sa 60% + Phân chuồng hoai mục 20% + Trấu hun hoặc mùn rác 20%.
Giá thể được trộn đều và xử lý nấm bệnh bằng thuốc Viben C 50 WP liều lượng 100g/50 lít nước/1 tấn giá thể, ủ trong 7-10 ngày.
3. Chuẩn bị chậu trồng
Nên dùng chậu nhựa dạng đứng hoặc treo có kích thước 30x23x21cm(đường kính miệng x chiều cao x đáy) đối với giống có tán rộng và thân rủ. Hoặc túi bầu nilon có kích thước 21x20x17cm đối với giống hoa nhỏ, thân đứng.
4. Thời vụ trồng
Đối với các tỉnh miền Bắc, có thể trồng được 2 vụ trong năm:
+ Vụ Xuân Hè gieo hạt tháng 1, trồng tháng 2, thu hoa tháng 4
+ Vụ Đông Xuân gieo hạt tháng 9, trồng tháng 10, thu hoa tháng 1
Đối với những vùng có khí hậu mát mẻ như Sơn La, Lào Cai… có thể trồng được quanh năm.
5. Mật độ trồng
Tùy vào đường kính tán của từng giống: đối với giống có đường kính tán từ 20-30cm để chậu với mật độ 7-9 chậu/ m2, giống có đường kính tán 50-60cm để chậu với mật độ 3-5 chậu/ m2.
6. Kỹ thuật trồng
Trước tiên đặt vài miếng gạch hoặc sỏi vào đáy chậu để cây thoát nước dễ dàng, rồi cho giá thể trồng vào chậu, sau đó đặt bầu cây vào chậu, lưu ý không để bị vỡ bầu, đặt bầu cây cao hơn mặt chậu từ 1-3cm để khi tưới nước bầu cây không bị lún sâu trong lòng chậu. Đặt cây xong, nên ấn chặt gốc và tưới nước ngay để rễ bám chặt vào giá thể. Chú ý đưa chậu cây mới trồng vào chỗ râm mát.
7. Chăm sóc
- Tưới nước: Tưới cây vào buổi sáng, tưới đẫm nước cho tới khi thấy nước chảy ra ở lỗ thoát nước. Những này nắng nóng nên tưới 2 lần/ngày. Luôn đảm bảo độ ẩm giá thể 65-70%.
- Tỉa lá, bấm ngọn: Khoảng 25-30 ngày sau trồng, cây đã phát triển khá mạnh, ngắt bỏ bớt lá già, héo. Khi cây cao khoảng 12-15cm thì tiến hành ngắt ngọn để cây phân nhánh nhiều hơn. Tỉa bỏ bớt các cành tăm, những nụ hoa con để tập trung dinh dưỡng cho cành và những nụ hoa chính phát triển.
Từ lần bấm ngọn cuối đến khi ra hoa khoảng 40-45 ngày
- Bón phân:
+ Sau trồng 10 ngày bắt đầu bón phân, sử dụng phân NPK có tỉ lệ 3:1:1 pha liều lượng 100g/100 lít/ 100 chậu, định kỳ tưới 10 ngày/lần.
+ Khi cây xuất hiện nụ hoa, sử dụng phân NPK có tỉ lệ 1:1:1 pha liều lượng 200g/100 lít/100 chậu, định kỳ tưới 10 ngày/lần.
+ Ngoài ra sử dụng chế phẩm dinh dưỡng B1 liều lượng 20ml/ 16 lít nước hoặc Rong biển 95% với liều lượng 10g/16 lít nước, định kỳ phun 7 ngày/lần
THU HOẠCH VÀ VẬN CHUYỂN
Khi nụ hoa bắt đầu xuất hiện màu thì có thể mang đi sử dụng. Nếu vận chuyển đi xa cần dùng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Bọc giấy báo xung quanh, xếp các chậu khít nhau để giảm va đập khi vận chuyển, có thể xếp vào thùng caton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 8-10oC.
Trong quá trình sử dụng, tùy thuộc vào thời tiết nhưng thông thường 1 ngày tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới 500ml/chậu. Chỉ tưới nước vào gốc cây, tránh tưới nước lên hoa để đảm bảo tuổi thọ của hoa và không làm thối nụ.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Bệnh thối thân (Phytopthora sp.)
+ Triệu chứng: Thân, lá xuất hiện các vết bệnh nâu, xám, gây gục thân. Trên vết bệnh xuất hiện các nấm trắng
+ Biện pháp phòng trừ: Phun phòng bệnh bằng Dupont Kocide 53.8DF liều lượng 15g/16 lít nước. Phun khi cây bị bệnh hoặc định kỳ 7 ngày/lần. Nhổ bỏ các cây bị bệnh, hạn chế tưới phun lên thân cây, lưu thông khí tốt, không che quá tối.
- Bệnh đốm lá (Cercospora salvia)
+ Triệu chứng: vết bệnh có dạng hình tròn hoặc bất định, màu nâu nhạt hoặc nâu đen rải rác ở mép lá, dọc gân lá, hoặc giữa phiến lá. Vết bệnh bị thối khi gặp thời tiết ẩm ướt, bệnh thường lan từ các lá gốc lên phía trên.
+ Biện pháp phòng trừ: tỉa bớt cành phụ, lá già và lá bệnh ở phần gốc, dùng Ziflo 76WG với liều lượng 90-100g/16lít nước hoặc Score 250EC với liều lượng 10ml/16 lít nước. Phun khi cây bị bệnh hoặc định kỳ 7 ngày/lần.
- Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
+ Triệu chứng: ở phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, rễ bị thối mềm, cành lá bị héo khô, khi nhổ cây lên rễ bị đứt gốc.
+ Biện pháp phòng trừ: xử lý đất trước khi trồng, có thể dùng Anvil 5SC với liều lượng 16-20ml/16 lít nước hoặc Dupont Kocide 53.8DF liều lượng 15g/16 lít nước. Phun khi cây bị bệnh hoặc định kỳ 7 ngày/lần.
2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ
- Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
+ Triệu chứng: Phá hại nặng trên lá, gây ra các đường ngoằn nghèo trên lá, làm lá không quang hợp được.
+ Biện pháp phòng trừ: Dùng Reasgant 3.6EC với liều lượng 10ml/16 lít nước hoặc Karate 2,5EC từ 10-14 ml/16 lít nước. Phun khi cây có sâu hại.
- Sâu xanh (Helicoverpa armigera)
+ Triệu chứng: Phá hại nặng trên các bộ phận non.
+ Biện pháp phòng trừ: sử dụng Pegasus 500SC từ 14-20 ml/16 lít nước hoặc Reasgant 3.6EC với liều lượng 10ml/16 lít nước. Phun khi cây có sâu hại.
ThS. Mai Thị Ngoan
Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh
Tin mới


Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững
Tin bài khác

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu
Đọc nhiều

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
