Kỹ thuật nuôi chim Cu Gáy sinh sản
Tùy thuộc vào giống loài và điều kiện nuôi, mỗi chú chim cu gáy sẽ có thời điểm khác nhau để sẵn sàng sinh sản. Để xác định rõ thời gian chim non nuôi đủ tuổi để sinh sản là một vấn đề khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, môi trường sống,…
Tuy nhiên, thông thường, chim non nuôi từ 10 tháng đến 1,5 năm đã có thể sinh sản được. Tốt nhất là để chim non trưởng thành ít nhất 1 tuổi trước khi tiến hành giao phối, vì đó được coi là thời điểm tối ưu và hiệu quả nhất.
Làm chuồng
Để đảm bảo chim mẹ và chim bố yên tâm phối giống và chăm sóc con non từ giai đoạn ấp trứng, bạn cần xây dựng một chiếc chuồng vững chắc và phù hợp. Có hai điểm lưu ý quan trọng khi thiết kế chuồng nuôi chim cu gáy sinh sản là độ lớn và độ cao của chuồng.
Để chim cu gáy có không gian sống thoải mái, chuồng cần được thiết kế vừa rộng vừa cao, mỗi ngăn của chuồng chỉ nên nuôi một cặp mà không nên trộn lẫn. Chim cu gáy khá nhạy cảm và nhút nhát nên cần phải đề phòng sự tấn công từ chuột, mèo và một số loài vật khác bằng cách sử dụng lưới kẽm gai chắc chắn và nâng chuồng cao ít nhất 1m so với mặt đất. Khi cu gáy bị lũ mèo làm phiền sẽ có thể khiến chim mái không đẻ được, từ đó dẫn đến vô sinh.
Cần xây dựng một chiếc chuồng vững chắc để chim trống và chim mái yên tâm phối giống. Kích thước chuồng cần phải có chiều rộng tối thiểu từ 50 x 70 x 80 cm nhằm giúp chim được tự do vận động và làm tổ.
Chim cu gáy thích những tổ càng cao, và nếu bạn đặt tổ ở nơi đủ cao, cặp đôi cu gáy sẽ vô cùng thích thú và lanh lợi hơn, còn nếu đặt lồng thấp sẽ dễ khiến chúng e ngại với xung quanh.
Thức ăn cho chim cu gáy sinh sản
Trong thời kỳ sinh sản, chim cu gáy thường ưa thích ăn thóc, đó cũng là thức ăn chính của chúng. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe, nên bổ sung cho chim mái các loại thức ăn khác như vừng, lạc, hạt cải ngọt,…
Trong cả quá trình sinh sản chim cu gáy sẽ mất đi nhiều khoáng chất, do đó ngoài bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng, cũng có thể thêm muối vào đồ uống để bổ sung các loại khoáng chất cần thiết.
Kinh nghiệm một số chủ chim cu gáy nuôi chim sinh sản là cho ăn thêm cỏ thái - một loại hạt kê nhập khẩu từ Thái Lan. Loại cỏ này chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như đường, omega, canxi, và protein, không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, bệnh dịch và cảm cúm, giúp chim cu gáy tránh được tình trạng suy yếu sau quá trình sinh sản và có bộ lông mượt mà hơn.
Ghép đôi cho chim Cu Gáy
Tiến trình ghép đôi cho chúng rất quan trọng. Thông thường, chim non sau khi được nuôi từ 10 – 18 tháng đã sẵn sàng tham gia vào quá trình phối giống. Ban đầu, việc làm quen giữa hai con chim nên được thực hiện một cách dần dần trước khi tiến hành giao phối.
Bạn có thể nhốt chúng ở hai lồng khác nhau trong một khoảng thời gian, sau đó chuyển chúng vào cùng một lồng để tránh tình trạng chim đánh nhau. Khi thấy chim trống và mái đến gần và có dấu hiệu ve vãn nhau, thì lúc này bạn có thể thực hiện nhốt chúng vào chung một chuồng.
Chú ý nếu sau khi nhốt chung mà chúng đánh nhau hoặc không thể hoà thuận, hãy tách chúng ra và tiếp tục nhốt riêng và tiếp tục quan sát tình hình. Đôi lúc tiến trình ghép đôi sẽ gặp khó khăn và cần quan sát kĩ lưỡng, kiên nhẫn để giúp chim có môi trường và điều kiện tốt nhất để phối giống và sinh sản, tiến trình ghép đôi này rất quan trọng.
Chọn giống cu gáy
Chọn giống không tốt sẽ dẫn đến những con chim thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật, hoặc có bộ lông không đẹp, đều màu và không bóng mượt. Nếu chọn giống không tốt có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, ví dụ như con mái có thể gặp khó khăn trong quá trình sinh sản hoặc đẻ trứng không đều. Đối với con trống, nếu chọn giống không tốt có thể dẫn đến tình trạng trứng không nở hoặc trứng trống.
Ghép đôi cu gáy
Cu gáy là loài chim nhạy cảm và chúng không dễ dàng chấp nhận đối tác sinh sản của mình. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát và chăm sóc một cách cẩn thận, đặc biệt là để ngăn chặn các tình trạng đá nhau giữa chim trống và mái.
Trong trường hợp xảy ra xung đột, bạn cần tiến hành chia tách chúng ngay lập tức và cho chúng làm quen lại từ đầu. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mà việc ghép đôi không thành công, như ghép đôi cận huyết (chim trống và mái cùng một cha mẹ), hoặc trường hợp chim không ưa nhau hoặc không chấp nhận lẫn nhau.
Trong tình huống này, cần cân nhắc phối ghép một cặp chim khác để tránh lãng phí thời gian và nguy cơ xảy ra tai nạn cho hai chú chim.
Giai đoạn ấp trứng
Sau khi đẻ từ 1 đến 2 trứng, chim bố và chim mái sẽ bắt đầu thay phiên nhau ấp trứng. Thời gian ấp trứng của chim cu gáy thường kéo dài trong khoảng từ 15 đến 17 ngày sau khi chim mái bắt đầu đẻ trứng, sau khi đã giao phối từ 5 đến 7 ngày. Phần lớn thời gian, trách nhiệm ấp trứng sẽ do chim mái thực hiện, tuy nhiên, chim trống sẽ thay phiên vào ấp khi chim mái rời tổ để tìm thức ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các chim trống đều sẵn lòng phụ giúp người bạn đời của mình. Vì vậy, cần thường xuyên quan sát và chú ý để xử lý kịp thời.
Trong quá trình ấp trứng, nếu chuồng thường xuyên gặp nhiều sự quấy rối từ bên ngoài như chuột, mèo, có thể làm cho chim mái bỏ tổ và không tiếp tục việc ấp trứng. Vì vậy, việc xây dựng chuồng kiên cố và cao hơn, cần phải thực hiện các biện pháp bắt và đuổi chuột, côn trùng khác để bảo vệ tổ và trứng của chim cu gáy.
Cần chú ý đến môi trường xung quanh và điều chỉnh nhiệt độ chuồng ấp sao cho không quá nóng cũng như không quá lạnh, nhiệt độ thất thường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng. Để giữ nhiệt độ ổn định, có thể sử dụng đèn sưởi ấm cho cả trứng và chim bố mẹ, vì cu gáy thường sợ lạnh.
Nếu có dấu hiệu trứng không nở hoặc chim không ấp, lúc này cần kiểm tra kỹ lưỡng để xem trứng có vấn đề gì không hoặc lồng có bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đến chim mái không.
Thời gian trứng nở
Thông thường, khoảng 15 ngày trứng cu gáy nở, và sau đó, chim mẹ sẽ bắt đầu đẻ lứa tiếp theo trong khoảng 1,5 – 2 tháng. Để tránh gián đoạn chu trình đẻ của cu gáy, cần chú ý tách chúng ra khỏi con để bắt đầu quy trình đẻ mới.
Một mẹo nhỏ mà nhiều người nuôi chim cu gáy sinh sản thường áp dụng là nuôi thêm một số chim cu gáy Nhật để chúng phụ trách việc ấp trứng và nuôi con non. Áp dụng đúng chu trình này có thể tăng năng suất của chim cu gáy lên gấp 3 lần mỗi tháng.
Cho chim cu gáy non ăn
Chim non lúc đầu chưa biết tự mở miệng, bởi vậy bạn cần phải có cách tập cho chúng biết cách ăn và tạo ra phản xạ sau này.
Đầu tiên, bạn có thể dùng 2 lọ nhựa (kiểu dáng tương tự lọ thuốc nhỏ mắt) sạch hoặc một chiếc bơm tiêm mới (nếu đã qua sử dụng phải rửa thật sạch ống tiêm). Mục đích là để bón thức ăn và nước uống vào miệng của chim cu gáy non.
Về thức ăn, có thể dùng cám chim đặc chủng cho cu gáy hoặc cám cho chim non, pha thêm nước ấm và trộn thành hỗn hợp sền sệt. Để cho cám nguội bớt, chỉ còn hơi ấm một chút thì cho vào lọ hoặc bơm tiêm.
Nếu chim cu gáy non chưa biết mở miệng, bạn cần dùng tay bóp nhẹ hai bên má để chim mở miệng, bóp bơm tiêm hoặc lọ một cách thật nhẹ nhàng để cho chim ăn từng chút một. Tránh làm chim non ăn quá nhiều một lúc, dễ dàng bị sặc. Cách cho chim uống nước cũng tương tự.
Sau vài lần, chim cu gáy non sẽ quen dần và tập thành phản xạ há miệng khi ăn, lúc đó bạn không cần bóp miệng chim nữa. Bạn có thể cho chim ăn thành nhiều bữa nhỏ, một ngày cho ăn khoảng 4 lần, khi sờ diều thấy diều chim hơi căng căng là có thể. Không ép chim ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
Chúc các bạn thành công
Khánh Huyền
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Quả sấu Việt Nam gây sốt ở Trung Quốc với giá cao gấp 5 lần trong nước

Sầu riêng Kanyao giá 1,2 tỷ đồng/trái: Vì sao lại đắt đỏ đến vậy?
Tin bài khác

7 loại rau họ cải quen mà quý: Không ăn thì tiếc, ăn đều thì khỏe mạnh, ít bệnh vặt

7 loại thực phẩm dân dã càng ăn nhiều càng trẻ lâu

Đà Nẵng không chỉ có biển mà còn cả 'vựa trái cây' xịn sò ít ai biết!
Đọc nhiều

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

6 cá thể Sếu đầu đỏ hoàn tất cách ly, chuẩn bị hồi hương về Vườn Quốc gia Tràm Chim

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ
