Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp
Vườn đào giữa lòng thành phố công nghiệp Việt Trì trở thành điểm nhấn đặc biệt khi hơn 500 mét vuông đất hoang cằn cỗi được hồi sinh bởi Nguyễn Đức Phúc – một Đảng viên trẻ sinh năm 1986, say mê cây cảnh và khởi nghiệp nông nghiệp đô thị. Từ 450 gốc đào giống mới đến những bình hoa đào khổng lồ rực rỡ, Phúc không chỉ mang sắc xuân về phố phường mà còn mở ra hướng phát triển sinh vật cảnh bền vững, giảm phụ thuộc nguồn hoa nhập, tạo động lực cho thanh niên địa phương gắn bó với nông nghiệp.
![]() |
Hơn 500 mét vuông đất hoang hóa vốn cằn cỗi ven đường, từng bỏ mặc cho cỏ dại mọc um tùm, nay đã biến thành vườn đào đầy sức sống |
Hơn 500 mét vuông đất hoang hóa vốn cằn cỗi ven đường, từng bỏ mặc cho cỏ dại mọc um tùm, nay đã biến thành vườn đào đầy sức sống nhờ công sức và đam mê của một người trẻ – Nguyễn Đức Phúc, sinh năm 1986, một Đảng viên trẻ của Đội 7, phường Việt Trì. Không chỉ trồng thành công hai giống đào Bích và đào Phai do Học viện Nông nghiệp chuyển giao, anh còn táo bạo sáng tạo ra những bình hoa đào khổng lồ – sản phẩm trang trí Tết độc đáo, mang sắc xuân đậm hồn Việt đến giữa phố phường, góp phần làm nên một câu chuyện truyền cảm hứng về khởi nghiệp sinh vật cảnh giữa lòng thành phố công nghiệp.
Trước khi Việt Trì sáp nhập và mở rộng, thành phố này mỗi năm tiêu thụ hàng tỷ đồng cho hoa tươi, cây cảnh sinh thái dùng trang trí sân vườn, nhà cửa. Phần lớn hoa và cây cảnh được chở từ Mê Linh, Văn Giang, Đà Lạt, thậm chí nhập khẩu từ nước ngoài, khiến chi phí đội lên cao và chất lượng khó kiểm soát. Hội Sinh vật cảnh và Làm vườn Phú Thọ, với vai trò kết nối và định hướng phát triển ngành sinh vật cảnh của địa phương, luôn trăn trở làm thế nào để thành phố có thể tự chủ nguồn cung, vừa giảm giá thành, vừa nâng tầm chất lượng và thương hiệu cho hoa, cây cảnh phục vụ Tết. Chính trong bối cảnh ấy, câu chuyện của Nguyễn Đức Phúc đã trở thành một điểm sáng, vừa khẳng định sức trẻ, vừa gợi mở một hướng đi mới cho nông nghiệp đô thị.
Sinh ra và lớn lên tại Việt Trì, từ nhỏ Phúc đã say mê với cây cối, hoa lá, và niềm yêu thích đó dường như lớn lên cùng anh theo từng mùa hoa nở. Tốt nghiệp Cao đẳng Quân sự cơ sở, thay vì chọn con đường lập nghiệp xa xứ hay làm việc trong môi trường hành chính, Phúc trở về quê hương với mong muốn góp phần xây dựng nông thôn mới ở vùng ven và làm điều gì đó thiết thực cho phong trào sinh vật cảnh Phú Thọ. Anh tâm niệm rằng, nếu biết tận dụng tiềm năng, ngay cả những mảnh đất hoang ven đường cũng có thể biến thành giá trị, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa tạo nên cảnh quan xanh đẹp cho thành phố.
![]() |
Nguyễn Đức Phúc, sinh năm 1986, một Đảng viên trẻ của Đội 7, phường Việt Trì, trồng thành công hai giống đào Bích và đào Phai do Học viện Nông nghiệp chuyển giao |
Năm 2023, được sự hỗ trợ từ Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Phú Thọ và Hội Sinh vật cảnh và Làm vườn, Nguyễn Đức Phúc tham gia thực hiện đề tài khoa học “Kỹ thuật trồng – chăm sóc 3 loại hoa đào giống mới GL1, GL2, GL3”, là các giống đào Phai, đào Bích và đào Bạch do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyển giao trồng thử nghiệm. Đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách, bởi diện tích đất trồng tại địa phương hạn hẹp, trong khi ba giống đào mới đòi hỏi đất màu mỡ và kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ. Không lùi bước, Phúc đã mạnh dạn xin phép Ban quản lý Di tích Đền Vũ Thê Lang và Lăng Ba Vua để tận dụng những mảnh đất hoang hóa ven đường, nơi đất khô cằn và cỏ dại mọc rậm, bắt đầu hành trình cải tạo hơn 500 mét vuông đất. Anh cùng vài người bạn chặt bỏ cỏ dại, đào hố, mua đất phù sa, dùng phân vi sinh để tạo môi trường sống tốt nhất cho 450 gốc đào giống mới.
Những ngày đầu, công việc gần như kiệt sức. Cây giống non yếu, phải chống cọc để tránh đổ ngã, mùa hè nắng gắt có ngày phải tưới hai lần sáng – chiều, mồ hôi thấm đẫm lưng áo. Nhưng Phúc không nản. Hai tháng sau, những cây đào bắt đầu vươn lên mạnh mẽ, tán cành dần phủ kín mặt đất. Đến giai đoạn cắt tỉa lần đầu, một kỹ thuật quan trọng quyết định năng suất hoa năm sau, Phúc càng cẩn trọng. Nghe lời các nghệ nhân giàu kinh nghiệm, anh phải mạnh tay cắt bỏ nhiều cành già, chỉ giữ lại những đọt non khỏe để thúc chồi mới. Nếu ngần ngại không cắt, hoa năm tới chỉ ra ở những đầu cành yếu ớt phía ngoài, vừa ít vừa xấu. Để trau dồi kỹ năng, anh không ngần ngại cùng lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh tỉnh về Làng Hoa Đào Nhà Nít (xã Thanh Đình) tham quan, học hỏi trực tiếp cách tạo dáng, cắt tỉa, bón phân của các nghệ nhân, rồi trở về thực hành ngay trên vườn của mình.
Nhờ ý thức cầu thị và sự chịu khó, đến Tết Nhâm Thìn 2024, vườn đào của Nguyễn Đức Phúc đã cho thu hoạch gần 300 cành hoa Đào Bích và Đào Phai chất lượng cao, nở đúng dịp Tết Nguyên đán, được nhiều gia đình, cửa hàng và đơn vị trang trí sự kiện đặt mua. Riêng giống Đào Bạch, do chưa hợp thổ nhưỡng nên ra hoa muộn, chất lượng không như mong đợi và chưa được thị trường đón nhận, nhưng cũng giúp Phúc rút ra bài học quý về chọn giống và điều chỉnh quy trình chăm sóc. Đặc biệt, với lợi thế hoa đẹp, sắc thắm và đúng vụ, Phúc đã táo bạo phát triển ý tưởng trồng đào vào chậu, thiết kế khung sắt đan thân đào để tạo dáng thành những bình hoa đào khổng lồ, mang hình thức độc đáo chưa từng có ở Việt Trì, sẵn sàng phục vụ thị trường Tết với giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với bán cành truyền thống.
Không chỉ dừng lại ở vườn đào, những mảnh đất bỏ hoang quanh khu dân cư cũng được Nguyễn Đức Phúc tận dụng để trồng thêm mai vàng, cây sấu Tàu, và đu đủ lùn bonsai. Đặc biệt, những chậu đu đủ lùn trĩu quả, ửng vàng, được trồng tạo dáng trong chậu bonsai vào dịp Tết trở thành mặt hàng thu hút người chơi cây cảnh, vừa mang lại nguồn thu ổn định, vừa khẳng định rằng sự tận tụy và đam mê có thể biến bất cứ không gian nào thành điểm nhấn kinh tế và cảnh quan.
![]() |
Nguyễn Đức Phúc, nhiều người không chỉ biết đến anh như một Đảng viên trẻ mẫu mực, Trưởng khu dân cư năng động, mà còn như một tấm gương khởi nghiệp sáng tạo |
Ngày nay, đến Đội 7, phường Việt Trì, nhắc đến Nguyễn Đức Phúc, nhiều người không chỉ biết đến anh như một Đảng viên trẻ mẫu mực, Trưởng khu dân cư năng động, mà còn như một tấm gương khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực sinh vật cảnh. Câu chuyện vườn đào và những bình hoa đào khổng lồ của Phúc không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu hoa Tết tại địa phương, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập, mà còn mở ra cơ hội để phát triển kinh tế xanh gắn liền với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới trong đô thị.
Mô hình này nếu được nhân rộng sẽ giúp Việt Trì và các khu vực lân cận hình thành chuỗi cung ứng hoa, cây cảnh tại chỗ, vừa giảm chi phí, vừa nâng cao chất lượng, đồng thời tạo thêm việc làm và sinh kế cho thanh niên yêu thích nông nghiệp đô thị. Với những gì đã làm được, Nguyễn Đức Phúc không chỉ xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, mà còn chứng minh rằng, nếu có đam mê và sáng tạo, mọi mảnh đất, dù nhỏ bé hay cằn cỗi, cũng có thể trở thành một vườn xuân đầy sức sống, mang sắc hoa về giữa lòng thành phố công nghiệp.
Tin bài khác


Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

Quốc gia Bắc Phi 46 triệu dân cực chuộng “vàng đen” Việt: Đắk Lắk là vùng trồng chủ lực

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Vượt khó trên đất cằn, những người phụ nữ “gieo vàng” từ cây ổi

Lá đẹp như vẽ, sống khỏe như voi: Loại cây để trồng từ resort đến phòng khách đều hợp phong thủy

Trồng chanh dây trong nhà kính: Giải pháp nâng cao giá trị và ổn định đầu ra

Loài cá thơm như quế, bổ như nhân sâm, được săn lùng với giá 180.000 đồng/kg

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia
